CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Biến số, chỉ số và cách đánh giá
Các thuật ngữ và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu này được áp dụng theo Ủy ban quốc tế về theo dõi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và tổ chức y tế thế giới (The International Committee for Mornitoring Assited Reproductive Technology (ICMART) and WHO)122.
2.6.1. Thơng tin chung
- Tuổi: tính bằng năm (theo ngày tháng năm sinh dương lịch) - Địa chỉ: Hà Nội, tỉnh khác
- Trọng lượng cơ thể: tính bằng kilogram (kg) - Chiều cao: tính bằng centimet (cm)
- BMI: tính bằng cân nặng (kg)/chiều cao2 (m), được phân thành các nhóm: < 18,5 (thấp cân); 18,5 – 22,9 (bình thường); 23 – 24,9 (thừa cân); ≥ 25 (béo phì).
- Tiền sử phẫu thuật tiểu khung: phẫu thuật tại buồng trứng, phẫu thuật chửa ngồi tử cung, phẫu thuật khác, khơng có tiền sử phẫu thuật.
- Thời gian vơ sinh: tính bằng năm và được phân thành các nhóm: 1 – 5 năm, 6 – 10 năm, > 10 năm.
2.6.2. Dự trữ buồng trứng
- Nồng độ FSH đầu kỳ kinh: nồng độ FSH trong máu xét nghiệm vào ngày 2 – ngày 4 của chu kỳ kinh, tính bằng IU/L.
- Nồng độ LH đầu kỳ kinh: nồng độ LH trong máu xét nghiệm vào ngày 2 – ngày 4 của chu kỳ kinh, tính bằng IU/l.
- Nồng độ estradiol đầu kỳ kinh: nồng độ estradiol trong máu xét nghiệm vào ngày 2 – ngày 4 của chu kỳ kinh, tính bằng pg/mL.
- Nồng độ AMH: nồng độ AMH trong máu xét nghiệm vào ngày bất kỳ của chu kỳ kinh, tính bằng ng/mL.
- Số nang thứ cấp: tổng số nang có đường kính từ 2 – 9mm ở hai buồng trứng đếm vào ngày 2 của chu kỳ kinh trên siêu âm qua đường âm đạo.
2.6.3. Biến số liên quan đến chu kỳ KTBT
- Thời gian kích thích buồng trứng: số ngày tiêm FSH.
- Tổng liều FSH: tổng số đơn vị thuốc FSH tiêm để kích thích buồng trứng.
- Nồng độ E2 huyết thanh vào ngày tiêm hCG gây phóng nỗn: tính bằng pg/mL.
- Độ dày niêm mạc tử cung ngày tiêm hCG: được đo trên mặt phẳng siêu âm theo trục dọc giữa của tử cung, đo từ chỗ tiếp giáp của lớp niêm mạc tử cung với cơ tử cung của 1 bên đối xứng qua bên kia, tính bằng mm.
2.6.4. Biến số liên quan đến kết quả chu kỳ TTTON
- Tổng số noãn chọc hút được: số noãn sau chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm đầu dò âm đạo.
- Số noãn MII, số noãn MI, số nỗn GV, số nỗn thối hóa - Số nỗn thụ tinh
- Số phơi thu được
- Chất lượng phôi: số phôi tốt, số phôi trung bình, số phơi xấu - Số phơi chuyển
- Số phôi đông lạnh
- Tỷ lệ thụ tinh: tính bằng tổng số noãn thụ tinh/tổng số noãn được làm ICSI.
- Tỷ lệ có thai: tính bằng số trường hợp có thai/tổng số chu kỳ chuyển phơi. - Tỷ lệ làm tổ: tính bằng tổng số túi thai/tổng số phôi chuyển vào
buồng tử cung.
- Tỷ lệ thai lâm sàng: tính bằng số trường hợp có thai lâm sàng/tổng số chu kỳ chuyển phơi.
- Tỷ lệ đa thai: tính bằng số trường hợp ≥ 2 thai có hoạt động tim thai/số trường hợp có thai lâm sàng có hoạt động tim thai.
- Thai lưu: được xác định bằng siêu âm khi có túi thai nhưng khơng có hoạt động tim thai ở tuổi thai 8 tuần hoặc đã có hoạt động của tim thai sau đó khơng cịn hoạt động của tim thai nữa.
- Tỷ lệ thai tiến triển: tính bằng số trường hợp có thai tiến triển/tổng số chu kỳ chuyển phơi.
- Tỷ lệ hủy chu kỳ: số chu kỳ kích buồng trứng phải hủy/tổng số chu kỳ KTBT.