Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn)

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ppt (Trang 49 - 128)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn)

Như đã biết, để cấu thành một cuộc thoại bao giờ cũng phải có sự tham gia của các nhân vật giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong

ngôn) thì các nhân vật giao tiếp cũng sử dụng một số lượng lớn các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn). Ở đây đã có sự “thoả thuận” ngầm giữa các nhân vật hội thoại. Cách xưng hô này được chia thành hai dạng: xưng hô hàm ngôn chủ quan và xưng hô hàm ngôn khách quan. Xưng hô hàm ngôn chủ quan là “dạng xưng hô không được thể hiện bằng những yếu tố xưng hô do ý

muốn của người xưng gọi” [10, 63]. Xưng hô hàm ngôn khách quan là “dạng xưng hô không được thể hiện bằng những yếu tố xưng hô thành lời do đặc trưng cấu trúc của ngôn ngữ giao tiếp hội thoại quy định: tình huống giao tiếp khách quan và các hiện tượng tiền giả định chi phối”. [10, 63]

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi phân chia các yếu tố xưng hô phi lời trong cuộc thoại thành hai loại: 1lượt lời (cặp thoại hẫng) và từ hai lượt lời trở lên.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thì có tới 62 cuộc thoại sử dụng các yếu tố xưng hô phi lời. Cụ thể như sau: các yếu tố xưng hô ở dạng hàm ngôn gồm ≥ 2 lượt lời chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số các yếu tố xưng hô phi lời (14/62 cuộc thoại, tương đương 22,58%). Cặp thoại hẫng chiếm vị trí đa số (48/62 cuộc thoại), tương đương 77,42% tổng số cuộc thoại ở dạng này.

- Các yếu tố xưng hô phi lời gồm ≥ 2 lượt lời chủ yếu thuộc dạng xưng hô hàm ngôn chủ quan.

Ví dụ: (Cuối ngày giỗ, vợ Cấn phát hiện ra bị mất chiếc nhẫn vàng. Cấn nghi ngờ bạn Khảm ăn cắp. Hai anh em vác búa đi đòi. Đoạn đối thoại giữa các con trai và lão Kiền):

- Chắc ăn đòn hả?

- Nhà ấy nuôi hai con chó béc giê không sao vào được. - Cho chết, ai bắt chưa chi đã giở thói côn đồ.

- Vợ mày giấu trong cạp quần chứ đâu. - Đồ khốn nạn! [27, 41]

Trong câu chuyện này, chúng ta xác định được mối quan hệ anh/em, cha/con giữa các nhân vật nhưng không hề thấy sự xuất hiện của yếu tố xưng hô nào để chứng tỏ mối quan hệ đó. Rõ ràng đây chính là do ý muốn chủ quan của các nhân vật khi tham gia giao tiếp.

- Các yếu tố xưng hô phi lời gồm 1 lượt lời chủ yếu thuộc dạng xưng hô hàm ngôn khách quan, với những nội dung chính sau:

+ Mang nội dung nhận định, thông báo.

Ví dụ: (Khiêm làm việc ở lò mổ nên thường phải để chuông báo thức dậy sớm. Đoài bị mất ngủ, càu nhàu):

- Thật là giờ làm việc của quân đạo tặc. [27, 44]

+ Độc thoại nội tâm. Các yếu tố xưng hô ở dạng này thuộc xưng hô hàm ngôn chủ quan. Do nhân vật tự đối diện với mình nên việc lược bỏ từ xưng hô sẽ bớt rườm rà và tăng tính tự nhiên trong suy nghĩ.

Ví dụ:

Hạnh lẩm bẩm: - Nhất định trúng, chiếc vé trúng giải độc đắc mất thôi! Một sự thành kính đến thế, những chi phí lớn như thế… Bao nhiêu lễ vật! Liệu thánh thần nào có thể vô tình. [27, 237]

+ Mệnh lệnh, yêu cầu.

Ví dụ: (ông Thuấn muốn về thăm đơn vị cũ, Thuỷ (con dâu) định cho đồ vào túi du lịch). Ông bảo: - Cho vào ba lô. [27, 27]

+ Hỏi

Ví dụ: (Phong muốn đưa thằng Phúc lên thành phố học, đang chuẩn bị đi thì trời đổ mưa). Phúc: - Đợi hết mưa thì đến bao giờ? [27, 268]

+ Phán đoán.

Ví dụ: (Anh Bường bảo):

2.2. Các phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ

Là một nhà văn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong lòng bạn đọc. Truyện của chị dung dị, đời thường và gần gũi như chính con người của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. Do đó, nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của tác giả này cũng chính là việc tái hiện lời ăn tiếng nói của bà con dân quê chất phác, mộc mạc nơi đã sinh thành ra chị.

Khảo sát tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được tổng số 228 cuộc thoại. Phân chia dưới hai dạng hiển ngôn và hàm ngôn các yếu tố dùng để xưng hô, chúng tôi có được kết quả sau:

- Các yếu tố xưng hô bằng lời giữ vị trí ưu thế trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận”, chiếm 191/228 cuộc thoại, tương đương 83,77%.

- Các yếu tố xưng hô phi lời chỉ chiếm 62/365 cuộc thoại, tương đương 16,99%.

2.2.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn)

Qua khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô (dạng hiển ngôn) trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được kết quả theo bảng sau:

STT

Sự phân bố Các đơn vị từ vựng

làm phương tiện xưng hô

Số lượng xuất hiện

Tần số sử dụng

1 Danh từ thân tộc 42 48,28 263 49,53 2 Danh từ chỉ tên riêng 19 21,84 42 7,91 3 Đại từ nhân xưng 15 17,24 198 37,29 4 Kiểu loại xưng hô khác 10 11,49 27 5,08 5 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 1 1,15 1 0,19

Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy tổng số các phương tiện dùng để xưng hô và tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong các đơn vị từ vựng là tương đối tương ứng với nhau. Cụ thể:

+ Xét về tổng số các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có:

- Cao nhất là danh từ thân tộc, với số lượng 42/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 48,28% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô.

- Thứ 2 là danh từ chỉ tên riêng, với số lượng 19/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 21,84% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô.

- Thứ 3 là đại từ nhân xưng, với số lượng 15/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 17,24% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô.

- Thứ 4 là nhóm kiểu loại xưng hô khác, với số lượng 10/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 11,49% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô.

- Thấp nhất là danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, với số lượng 1/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 1,15% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô.

+ Xét về tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có:

- Cao nhất là danh từ thân tộc với 263/531 lượt sử dụng, chiếm 49,53% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thứ 2 là đại từ nhân xưng với 198/531 lượt sử dụng, chiếm 37,29% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thứ 4 là nhóm kiểu loại xưng hô khác với 27/531 lượt sử dụng, chiếm 5,08% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thấp nhất là nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ với 1/531 lượt sử dụng, chiếm 0,19% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

Như vậy, xét về tổng số các phương tiện và tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô thì chỉ có sự chuyển đổi vị trí ở nhóm đại từ nhân xưng và nhóm danh từ chỉ tên riêng, các nhóm khác vẫn giữ nguyên vị trí của mình.

Các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô trong tập truyện ngắn này có những cách cấu tạo khác nhau, ngoài việc làm phong phú thêm các từ ngữ xưng hô mang tính chất phương ngữ… nó còn thể hiện được phong cách sáng tác của nữ văn sĩ trẻ này.

Đi sâu tìm hiểu cụ thể từng đơn vị từ vựng được dùng làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm rõ hơn phong cách của nhà văn này.

2.2.1.1. Đại từ nhân xưng

Đơn vị từ vựng này đứng thứ 3 (15/87 tương đương với 17,24%) trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô; và đứng thứ 2 (198/531) tương đương với 37,29% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô… trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.

STT Đại từ nhân xưng Số lượng Truyện ngắn %

1 tôi 54 8 27,27

2 tao 30 7 15,15

3 qua 30 1 15,15

4 mầy 23 8 11,62

7 bây 12 5 6,06 8 tụi tui 4 1 2,02 9 mày 3 2 1,51 10 tụi bây 3 3 1,51 11 tụi tôi 2 2 1,01 12 tụi mình 2 1 1,01

13 hai đứa bây 1 1 0,51

14 chúng mày 1 1 0,51

15 mậy 1 1 0,51

Tổng số 198

Về cấu tạo, chúng ta có thể chia đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như sau:

Sự phân bố

Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện

Tần số sử dụng Số ít 8 53,33 173 87,37 Số nhiều 1 hình vị 1 6,67 12 6,06 ≥ 2 hình vị Kết hợp với danh từ đơn vị 5 33,33 12 6,06 Kết hợp với số từ 1 6,67 1 0,51 Tổng số 15 100% 178 100% Căn cứ vào bảng trên chúng ta thấy số lượng xuất hiện của đại từ nhân xưng số ít và số nhiều gần như ngang bằng nhau trong tập truyện ngắn “Cánh

đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, căn cứ vào tần số dụng của

các đại từ này trong văn bản thì có sự chênh lệch lớn.

+ Các đại từ nhân xưng số ít chiếm 173/178 lượt sử dụng, tương đương với 87,37% trong tổng số các đại từ nhân xưng đi vào hoạt động trong văn bản. Trong đó các đại từ được sử dụng nhiều nhất là: tôi (54 lượt sử dụng),

+ Các đại từ nhân xưng số nhiều tuy số lượng xuất hiện gần ngang bằng đại từ nhân xưng số ít nhưng tần số đi vào sử dụng của chúng khá thấp, chỉ chiếm 25/178 lượt sử dụng, tương đương với 12,63%. Trong đó, các đại từ nhân xưng được sử dụng nhiều nhất là: bây (12 lượt sử dụng), tụi tui (4 lượt sử dụng), tụi bây (3 lượt sử dụng).

Trong đại từ nhân xưng số nhiều, số lượng đại từ nhân xưng gồm 1 hình vị chỉ chiếm 1/7, tương đương với 14,29% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều. Khả năng hoạt động của chúng trong văn bản chiếm tới 12/25 lượt sử dụng, tương đương với 48% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều làm phương tiện xưng hô và chiếm 6,06% trong tổng số các đại từ nhân xưng.

Các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm đại từ nhân xưng (số nhiều) kết hợp với từ công cụ: chiếm tới 5/6, tương đương với 74,42% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên, và chiếm 33,33% trong tổng số số lượng xuất hiện của các đại từ nhân xưng.

- Nhóm đại từ nhân xưng (số nhiều) + số từ: chiếm số lượng thấp 1/6, tương đương 6,67% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên. Khả năng hành chức của chúng trong văn bản rất thấp chỉ chiếm 1/25 lượt sử dụng, tương đương với 4% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên làm phương tiện xưng hô và chiếm 0,51% trong tổng số các đại từ nhân xưng. Ví dụ: hai đứa bây.

Các đại từ nhân xưng trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của

Nguyễn Ngọc Tư bao gồm cả sắc thái xưng hô của phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam. Ví dụ: tao, tôi, mình, chúng mày, mầy, mậy, bây, tui, qua,

2.2.1.2. Danh từ thân tộc

Danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn “Cánh

đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư đứng ở vị trí cao nhất cả về tổng số các

phương tiện dùng để xưng hô (42/87, tương đương 48,28%) và tổng số lượt sử dụng của chúng (263/531, tương đương 49,53%).

STT Danh từ thân tộc Số lượng Truyện ngắn %

1 em 42 10 15,97 2 con 34 9 12,93 3 anh 24 11 9,13 4 ba 21 4 7,99 5 chị 20 3 7,61 6 má 19 6 7,22 7 cô 13 4 4,95 8 chú em 10 1 3,80 9 anh Hai 9 1 3,42 10 tía 6 2 2,28 11 ông 6 4 2,28 12 cô Út 6 1 2,28 13 chế (= chị) 5 1 1,90 14 cô Hai 4 2 1,52 15 chú 3 2 1,14 16 ngoại 3 2 1,14 17 cha 3 1 1,14 18 mấy anh 3 1 1,14 19 con Hai 3 1 1,14 20 chú mầy 3 1 1,14 21 anh Chín 2 1 0,76 22 cha nội 2 2 0,76 23 bác 2 1 0,76 24 bà (= vợ) 2 2 0,76 25 mẹ 1 1 0,38

26 cậu 1 1 0,38 27 bà con 1 1 0,38 28 mấy chú 1 1 0,38 29 mấy ông 1 1 0,38 30 cô Ba 1 1 0,38 31 bác Sáu 1 1 0,38 32 hai anh 1 `1 0,38 33 anh Tám 1 `1 0,38 34 các anh 1 1 0,38 35 chú Chín 1 1 0,38 36 thằng Mười 1 1 0,38 37 tụi em 1 1 0,38 38 tía Năm 1 1 0,38 39 anh Chín 1 1 0,38 40 con Út nhỏ 1 1 0,38 41 Út nhỏ 1 1 0,38 42 anh Năm 1 1 0,38 Tổng số 263

Xét về cấu tạo, chúng ta có bảng sau: Sự phân bố Đặc điểm cấu tạo

Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng 1 hình vị 17 42,25 205 77,95 ≥ 2 hình vị Kết hợp các danh từ thân tộc 3 7,5 13 4,94

Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị 5 12,5 7 2,66 Danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc

điểm, tính chất

15 32,5 34 12,93

Danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng 1 2,5 3 1,14 Danh từ thân tộc + số từ 1 2,5 1 0,38

Ở đây, nhóm danh từ thân tộc gồm 1 hình vị chiếm gần 1/2 số lượng danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô, tương đương 42,5%. Khả năng đi vào sử dụng của chúng rất cao, chiếm tới 205/261 lượt sử dụng, tương đương 78,54%. Các danh từ thân tộc được sử dụng làm phương tiện xưng hô nhiều nhất là: em (42 lượt sử dụng), con (34 lượt sử dụng), anh (24 lượt sử dụng),…

Nhóm danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị có các cách cấu tạo sau:

- Danh từ thân tộc + đặc điểm, tính chất: chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (chiếm 15/25, tương đương 60%), chiếm 35,71% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng là 34/263, tương đương 12,93% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Các danh từ thân tộc được sử dụng nhiều nhất ở nhóm này là: anh Hai (9 lượt sử dụng), cô Út (6 lượt sử dụng),

cô Hai (4 lượt sử dụng),…

- Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị: chiếm 5/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (20%) và chiếm 11,91 % trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 7/263, chiếm 2,66% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc.

- Kết hợp các danh từ thân tộc: chiếm 3/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (12%) và chiếm 7,14% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 13/263, chiếm 4,94% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc.

- Danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng: chiếm 1/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (4,35%) và chiếm 2,5% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 3/261, chiếm 1,15% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ppt (Trang 49 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)