IV. Giải pháp gì cho Việt Nam trước sự tác động mạnh mẽ của Biên giới mềm
3. Trong lĩnh vực văn hóa
Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Nó là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Như các lĩnh vực khác, văn hóa là một đối tượng tác động của biên giới mềm. Với tầm quan trọng của văn hóa trong sinh tồn của dân tộc và sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng toàn cầu hóa, của biên giới mềm thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tàn” là 2 yếu tố để đảm bảo cho sự trường tồn của nền văn hóa dân tộc nói riêng và của cả một dân tộc nói chung. Vậy thì Việt Nam phải có những động thái gì để bảo vệ và phát huy tốt nền văn hóa của mình trước sự tác động mạnh mẽ của biên giới mềm. Đó
là câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay cần phải trả lời và nhanh chóng hành động hóa câu trả lời đó.
Như đã trình bày ở trên, nhóm chúng tôi đã nêu ra hai yếu tố mang tính chất tất yếu cho sự phát triển bền vững của nền văn hóa Việt Nam trước sự tác động của biên giới mềm. Và chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp trên nền tảng của 2 yếu tố này:
** Thứ nhất, vấn đề bảo tồn bản sắc dân tộc:
- Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước có bề dày truyền thống văn hóa trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử ghi nhận được sự quật cường và tự tôn dân tộc của Việt nam, điều đó được chứng minh hùng hồn trong lịch sử: Có một dân tộc nhỏ bé những đã bảo vệ được nền văn hóa dân tộc mình trước chính sách đồng hóa mạnh mẽ của một siêu cường thế giới lúc bấy giờ trong suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, mà chưa kể đến những giai đoạn đô hộ suốt vài thập kỷ mang tính gian đoạn của mưu đồ bành trướng Trung Quốc…Chỉ một dẫn chứng lịch sử thế thôi, cũng đã chứng minh được tinh thần quật cường dân tộc và sự bền bỉ của nền văn hóa Việt Nam là đến mức nào. Đó là đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Và đó cũng là yếu tố chúng ta cần phát huy trong thời đại ngày nay, thời đại của toàn cầu hóa, thời đại biên giới mềm. Chính vì thế cần xây dựng và củng cố tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ truyền thống dân tộc mình trong mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ - một thế hệ được sinh ra trong sự giao lưu mạnh mẽ về mặt văn hóa. Làm được điều đó đòi hỏi việc giáo dục ý thức dân tộc, bảo vệ văn hóa nước nhà phải được thực hiện mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Trước mắt là thông qua sự giáo dục của gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông hiện đại như phim ảnh, các phương tiện giải trí…. Việc giáo dục sẽ trở nên hiệu quả với sự tác động dần trong ý thức mỗi người, tác động thông qua những gì gần gũi nhất.
- Tiếp theo là việc giữ gìn những giá trị truyền thống.
Như chúng ta đã biết, nền văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng mà mang đậm dấu ấn Việt. Và trong nền văn hóa ấy có vô vàn những giá trị quý báu từ nhân cách con người Việt, cách ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày, các loại hình nghệ thuật đặc sắc, các công trình kiến trúc, yếu tố tâm linh, và rất rất nhiều những giá trị khác. Việc bảo tồn và cách tân những giá trị này là việc thật sự cần thiết phải thực hiện. Mà cụ thể là:
+ Đối với nhân cách con người Việt: Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam
đã rèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sự hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấy nhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng nhà – làng – nước; trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù, khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con người và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là như thế đó, nhân cách đó đã hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử, nó khó có thể mất đi nhưng cũng không thể trường tồn nếu chúng ta không bảo vệ. Trước lối sống tiêu dùng, thực dụng làm thái hóa đi nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Việc nhìn nhận đánh giá lại là điều cần thiết. Việt Nam phải tiến hành cuộc vận động xã hội để đánh giá lại văn hóa, con người của mình. Sự đánh giá này cần rộng đường cho một tư duy phê phán và cũng không một cá nhân, một nhóm người hoặc một tổ chức nào làm được mà nó phải là một phong trào với các diễn đàn thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong đó có vai trò của trí thức. Sự chà sát này là đau đớn nhưng sau một thời gian sẽ giúp mọi người nhận thức rõ hơn: phải tinh tuyển, cải biến cái mới từ văn hóa bên ngoài như thế nào và bảo vệ, phát triển cái gì là giá trị đích thực của truyền thống ra sao.
Trung quốc những năm 90 tiếp liền sau cải cách kinh tế và cải cách hành chính đã thấy ra vai trò động lực và mục tiêu của văn hóa trong phát triển kinh tế, đã sớm tiến hành cuộc đánh giá mang tính xã hội này đối với văn hóa để phát triển văn hóa phù hợp với thời đại. Thời điểm đó, ở Việt Nam cũng đã dịch và xuất bản một cuốn sách nghiên cứu có tên gọi là ”Người Trung quốc xấu xí” mà ai đọc vào cũng chỉ thấy toàn những thói xấu, chỉ muốn thay đổi. Trung quốc cũng đưa ra tuyên bố rõ ràng là: Trung quốc phải chuyển từ “văn hóa duy tình” sang “văn hóa khế ước”- văn hóa dựa trên sự cam kết về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.
Bao giờ Việt Nam đánh giá lại văn hóa của mình trước yêu cầu phát triển? Thói quen: tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại; xấu đều còn hơn tốt lỏi, trọng lời nói hơn việc làm ..đang là rào cản trong việc tiếp nhận kiến thức và kỹ năng quản lý mới vốn đòi hỏi phải làm tốt khâu giám sát,
khâu đánh giá với tư duy phê phán để điều chỉnh, để sửa đổi. Làm được điều này thì nhân cách con người Việt mới có thể bảo tồn trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện nay.
+ Bảo vệ các giá trị truyền thống khác:
Về cách ăn mặc: Nên bảo vệ và tôn vinh giá trị của những chiếc áo dài truyền thống
dịu dàng, tinh khiết; những chiếc áo tứ thân cùng chiếc nón quai thao mang đậm chất của người con gái Bắc; chiếc áo bà ba thướt tha cùng chiếc nón lá đơn sơ nhưng thật thiết tha trên sông nước miền nam…. Nhiều và rất nhiều những giá trị cao quý biểu hiện qua những trang phục truyền thống đó. Việc bảo tồn và cách tân nó là điều thật cần thiết. Chúng ta nên cần có những chính sách rõ ràng để bảo vệ giá trị này bằng những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động người dân mặc những trang phục truyền thống này vào những ngày lễ hội, khi làm việc tại công sở, và đặc biệt là đối với những lĩnh vực như ngoại giao, du lịch và những hoạt động giao lưu quốc tế thì trang phục truyền thống cần phải được hiện diện trước mắt bạn bè quốc tế để quảng bá hình ảnh của dân tộc mình. Không những thế, việc bảo vệ những giá trị của gia đình Việt cũng là điều rất cần thiết. Có thể nói, bữa cơm gia đình là nét đặc sắc của gia đình Việt. Trước lối sống hội nhập, xô bồ một bộ phận giới trẻ đã làm quen với lối sống công nghiệp mà quên mất giá trị của những bữa cơm gia đình – nơi đông đầy tình cảm, nơi ý nghĩa để tình cảm gia đình thêm thắt chặt. Vì vậy, việc giáo dục cho giới trẻ biết tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và trong đó có ý nghĩa của những bữa cơm gia đình.
Về các công trình kiến trúc lịch sử: Cần bảo vệ trùng tu và phát triển nó thành
những điểm tham quan của các du khách để ngày càng nhiều người biết đến nó. Điều này rất tích cực cho việc giáo dục lịch sử truyền thống. Cần có những chính sách hợp lý để quản lý những khu di tích, các công trình kiến trúc cổ, tránh để cho chúng bị xuống cấp hay bị lợi dụng vào những mục đích khác, tuyệt đối không để mất những giá trị được gọi là truyền thống của từng công trình. Và cũng cần đánh giá lại giá trị của từng công trình để có những sự công nhận hợp lý những giá trị của từng công trình như công nhận là di tích quốc gia, di sản thế giới như chúng ta đã và đang làm…
Về các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống: Trước sự du nhập mạnh mẽ
của vô số các giá trị văn hóa hiện đại, một bộ phận lớn giới trẻ Việt Nam đã quên mất đi những tinh hoa văn hóa trong các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. Còn
được bao nhiêu thanh niên nhớ đến cải lương, chèo tuồng, quan họ, hát sẩm, những câu hò và điệu lý… ? Đây là những câu hỏi mà khi trả lời xem ra làm cho chúng ta phải trăn trở. Để giải quyết được vấn đề này không phải là việc đơn giản và một sớm một chiều. Vì vậy, việc đầu tiên là nhà nước cần bảo tồn những loại hình nghệ thuật của từng vùng miền bằng những chính sách ưu đãi, đầu tư thích đáng để những nghệ nhân có điều kiện tiếp tục hoạt động với nghề, để những loại hình này có được đất diễn. Phải quy định thời lượng thích hợp của sự xuất hiện thường xuyên đều đặn của các loại hình nghệ thuật này trên các phương tiện thông tin đại chúng và các dịch vụ công cộng. Đồng thời, cần nhân rộng chính sách giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, tuyên truyền những giá trị đích thực của nó để từ đó từng người dân Việt Nam nhận thấy lại được những giá trị nghệ thuật ẩn đằng sau những loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Việc bảo tồn những giá trị truyền thống, bổ khuyết những thiếu hụt trong hệ giá trị văn hóa của mình là việc tất yếu phải làm để có thể vững vàng trong quá trình hội nhập và chống lại sự xâm lăng của biên giới mềm.
*** Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới lạ của thế giới:
Trước hết, phải nhận thức văn hóa là đối thoại, là sự xâm nhập, đan xen, trao đổi, tác động qua lại và có chút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bản thân khái niệm văn hóa dù theo nghĩa này hay nghĩa khác, cũng đều thể hiện quan hệ với mình, với người, với sự việc, giữa dân tộc và nhân loại. Văn hóa là biết cách xử sự, xử thế. Các nền văn hóa luôn tiếp nhận lấy nhau, vay mượn của nhau. Mọi nền văn hóa đều thuộc về di sản chung của nhân loại. Văn hóa của giai đoạn sau thường là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy ở các giai đoạn trước. Không có nền văn hóa nào trên thế giới lại tuyệt đối đơn lẻ, thuần khiết và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hóa nào khác. Điều này đúng với mọi thời đại. Đời sống của một con người, một cộng đồng, một dân tộc hay xã hội, tự bản thân nó là không ngừng phát triển, tự tái tạo và biến đổi không ngừng trong tiến hóa của lịch sử. Sự trao đổi và phát triển đó bị ngưng trệ – dù vô thức hay hữu thức – đều làm tổn thương và xói mòn các giá trị của đời sống, là điều tồi tệ nhất. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm như thế nào để những giá trị dân tộc không bị xói mòn mà còn bồi đắp phong phú thêm giá trị cho đời sống văn hóa Việt. Điều này đòi hỏi việc hội nhập phải luôn tuân theo nguyên tắc: “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Hòa nhập là để nhân lên sức mạnh
của bản thân dân tộc dựa vào sức mạnh chung của cộng đồng quốc tế; “không hòa tan” là đảm bảo không mất đi bản sắc riêng, làm đa dạng phong phú thêm những giá trị văn hóa nhân loại bằng chính văn hóa của dân tộc mình. Việt Nam đang đối mặt với một cuộc chiến tranh vô hình: đấu tranh để khẳng định cái riêng của mình để xây dựng cái chung của nhân loại. Và để chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó, Việt Nam cần có những hành động:
- Không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hóa, không "dị ứng" với mọi biểu hiện của văn hóa nhân loại. Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hóa với tư duy đa dạng văn hóa là một tất yếu của giao lưu, hợp tác. Muốn vậy phải trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm gốc. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc giữ gìn, phát huy cốt cách văn hóa dân tộc mới đi tới được văn hóa nhân loại.
- Kinh tế và có kiến thiết kinh tế rồi thì văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được. Ngược lại, văn hóa phải đứng trong kinh tế và chính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Như vậy, trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với phát triển kinh tế vẫn phải có niềm tin và biện pháp tích cực để phát triển văn hóa tinh thần, không theo kiểu dàn hàng ngang để tiến, mà bằng tư duy "lấy tinh thần chiến thắng vật chất", "đem văn minh (đồng nghĩa với văn hóa) thắng bạo tàn".
- Cần chuẩn bị cho mọi người Việt Nam tư thế sẳn sàng hội nhập: tức mỗi người dân phải hình thành ý thức tự trang bị cho mình kiến thức, trình độ để đủ bản lĩnh đối diện với những trào lưu văn hóa đang du nhập, tràn sang biên giới văn hóa của Việt Nam. Trên cở sở hiểu rõ về phạm vi biên giới văn hóa của đất nước, thấm nhuần những giá trị văn hóa trong nó, để từ đó lấy văn hóa nước mình làm gỗ, lấy tiêu chí sự phù hợp với dân tộc làm bộ lọc, tiếp thu những giá trị văn hóa trên toàn nhân loại, lấy những cái tiên tiến của người mà phù hợp dân tộc mình để bổ sung những thiếu hụt, khiếm khuyết của dân tộc chúng ta nhằm từng bước đưa văn hóa Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, phong phú hơn, đa dạng hơn và tất nhiên là phải tiên tiến hơn.
- Tiếp thu nhưng có chọn lọc và đào thải. Trong thời đại thế giới phẳng, toàn cầu hóa thì biên giới văn hóa của các nước không ngừng mở rộng, vươn xa nên chúng ta cần tận dụng điều đó một cách hợp lý. Khi tiếp thu một giá trị văn hóa mới cần tiến hành soi chiếu vào trong đặc điểm của xã hội, con người Việt Nam để tạo nên một tiêu chí thống nhất mà làm một bộ lọc