Khái niệm pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 42)

- Điều kiện về hình thức

1.4.2. Khái niệm pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự

vơ hiu

Giao dịch dân sự vơ hiệu nhìn chung khơng phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn, kỳ vọng. Đây là nguyên lý chung mà pháp luật Việt Nam và các nước đều ghi nhận. Ví dụ: Điều 113 BLDS 2015 và Điều 54 Luật thương mại Thái Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bị vơ hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức"

Ở Việt Nam để xác định giao dịch vô hiệu phải căn cứ vào quy định tại Điều 117 BLDS và Điều 122 BLDS (giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của BLDS là vô hiệu). Các điều kiện theo quy định tại Điều 117 là: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện; hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi xác định giao dịch dân sự vô hiệu, cần phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch dân sự vô hiệu với giao dịch dân sự mất hiệu lực. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực ở ngay thời điểm giao kết, còn giao dịch dân sự bị mất hiệu lực là giao dịch có hiệu lực tại thời điểm ký kết nhưng giao dịch bị chấm dứt hiệu lực là do rơi vào tình trạng khơng thể thực hiện được. Tình trạng mất hiệu lực của giao dịch dân sự có thể do một bên vi phạm, dẫn đến bên bị vi phạm yêu cầu hủy giao dịch hoặc các bên tự thỏa thuận với nhau chấm dứt

37

hiệu lực của giao dịch hoặc do một trở ngại khách quan nào khác [96, tr. 27-28 Bình Luận khoa hoc Bộ luật dân sự]. Ví d: hai bên ký kết một hợp đồng mua bán gỗ pơmu, thời điểm này Nhà nước không cấm mua bán đối với loại mặt hàng này, nhưng trong khi hai bên đang thực hiện hợp đồng, Nhà nước lại có quyết định cấm khai thác và mua bán gỗpơmu, dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được và mất hiệu lực.

Như vậy, có thể hiểu pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu chính là các quy phạm chỉ dẫn cho các bên tham gia giao dịch hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp cách xác định dấu hiệu nhận biết sự vô hiệu của giao dịch cùng cách thức xử lý quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao dịch được xem là vơ hiệu (cũng có nghĩa là giao dịch dân sự được xem là chưa từng diễn ra, chưa từng tồn tại).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)