Tình hình hoạt động tín dụng tại VIB giai đoạn 2007 2009

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam pptx (Trang 66 - 103)

6. Bố cục của đề tài:

2.4. Tình hình hoạt động tín dụng tại VIB giai đoạn 2007 2009

2.4.1. Danh mục khoản vay và cơ cấu dƣ nợ tín dụng:

Việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung không chỉ giúp VIB kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức thấp so với bình quân của hệ thống ngân hàng mà còn giúp VIB kiểm soát việc mở rộng danh mục các khoản cho vay và tăng trưởng dư nợ tín dụng. Cụ thể tổng dư nợ tại ngày 31/12/2009 là 27,352,682 triệu đồng, tăng 38.32 % so với cùng kỳ năm 2008, cuối năm 2008 là 19,774,510 triệu đồng tăng 14,67% so với cuối năm 2007 (17,244,250 triệu đồng). Các số liệu chi tiết về hoạt động tín dụng của VIB qua các năm 2007, 2008 và 2009 sau đây có thể giúp đưa ra những đánh giá, nhận định về ảnh hưởng của mô hình quản trị tín dụng

của VIB đối với hoạt động tín dụng (được tác giả nêu ở mục 2.4.2.4.3 trang 69). Đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung trong hoạt động tín dụng của VIB:

2.4.1.1. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ:

(Dựa theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của VIB các năm 2007 – 2009

đơn vị: tỷ đồng.

Tiêu chí

Dƣ nợ tại ngày 31/12

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Nhóm 1 16,915 98.09% 19,130 96.74% 26,899 98.34% Nhóm 2 121 0.70% 280 1.42% 105 0.38% Nhóm 3 54 0.32% 112 0.56% 30 0.11% Nhóm 4 45 0.26% 110 0.56% 97 0.35% Nhóm 5 109 0.63% 143 0.72% 222 0.82% Tổng 17,244 100% 19,775 100% 27,353 100% Nợ quá hạn 329 1.91% 645 3.26% 454 1.66% Nợ xấu 208 1.21% 365 1.84% 349 1.28%

(nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tài chính của VIB)

2.4.1.2. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của VIB các năm 2007 – 2009

đơn vị: tỷ đồng.

Tiêu chí

Dƣ nợ tại ngày 31/12

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

VND 11,806 68.46% 14,803 74.86% 23,115 84.51% USD 5,389 31.26% 4,908 24.82% 4,178 15.27%

Ngoại tệ khác 49 0.28% 64 0.32% 60 0.22%

Tổng 17,244 100% 19,775 100% 27,353 100%

2.4.1.3. Cơ cấu dư nợ phân theo ngành hàng:

Tại thời điểm 31/12/2009, Ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là Ngành Thép (15.13%), Bất động sản cá nhân (12.60%), Ngành Lương thực thực phẩm (8.93%).

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng của VIB năm 2009

đơn vị: triệu đồng.

STT NGÀNH HÀNG/SẢN PHẨM Dƣ nợ Tỷ lệ

1 Ngành Thép, các sản phẩm từ sắt, kim loại màu

và kim loại quý 4,137,803 15.13%

2 Nhóm sản phẩm Nhà đất 3,445,540 12.60%

3 Ngành Lương thực thực phẩm 2,443,669 8.93% 4 Ngành Dịch vụ giao nhận (ngoại trừ hoạt động

sản xuất kinh doanh phương tiện vận tải) 2,091,183 7.65% 5 Ngành kinh doanh Bất động sản (bao gồm dư

nợ của Doanh nghiệp và cá nhân) 828,578 3.03% 6 Ngành Công nghiệp khai khoáng 828,322 3.03%

7 Ngành hóa chất 1,068,055 3.90%

8 Ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh các

phương tiện giao thông vận tải 1,071,601 3.92%

9 Ngành Xây dựng 1,570,678 5.74%

10 Vật liệu xây dựng (trừ nhôm ,inox, thép và các

sản phẩm từ sắt) 1,695,194 6.20%

11 Dệt may 776,518 2.84%

12 Ngành Công nghiệp sản xuất, phân phối điện

và năng lượng 1,265,126 4.63%

13 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng 817,841 2.99% 14 Ngành công nghệ thông tin và truyền thông 780,080 2.85%

15 Các ngành khác 4,532,496 16.57%

Tổng 27,352,682 100%

2.4.1.4. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng:

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo loại khách hàng của VIB các năm 2007- 2009 đơn vị: tỷ đồng.

Tiêu chí

Dƣ nợ tại ngày 31/12

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

Khách hàng cá nhân 4,654 26.99% 4,573 23.12% 8,003 29.26% Khách hàng doanh

nghiệp 12,590 73.01% 15,202 76.88% 19,350 70.74%

Tổng 17,244 100% 19,775 100% 27,353 100%

(nguồn: tổng hợp từ các báo cáo quản trị của VIB)

2.4.1.5. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay:

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của VIB các năm 2007 – 2009

đơn vị: tỷ đồng.

Tiêu chí Dƣ nợ tại ngày 31/12

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

Ngắn hạn 10,533 61.08% 11,609 58.71% 17,408 63.64% Trung hạn 3,947 22.89% 3,701 18.71% 4,281 15.65% Dài hạn 2,674 16.03% 4,465 22.58% 5,664 20.71%

Tổng 17,244 100% 19,775 100% 27,353 100%

(nguồn: tổng hợp từ các báo cáo quản trị của VIB)

2.4.1.6. Cơ cấu dư nợ theo khu vực địa lý:

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ theo khu vực địa lý của VIB các năm 2007 – 2009

Tiêu chí

Dƣ nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

Miền Bắc 8,593 61.08% 9,135 46.20% 13,374 48.89% Miền Trung 3,947 22.89% 1,675 8.47% 2,628 9.61% Miền Nam 2,764 16.03% 8,965 45.33% 11,351 41.50%

Tổng 17,244 100% 19,775 100% 27,353 100%

2.4.2. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn và giám sát:

Với vai trò là một ngân hàng cổ phần, VIB hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật các Tổ chức Tín dụng. Tất cả các tổ chức nhận tiền gửi tại Việt Nam (bao gồm cả VIB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép đều phải tuân theo các quy định về bảo đảm an toàn và chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các quy định về bảo đảm an toàn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: (a) hệ số tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, (b) tỷ lệ về khả năng chi trả, (c) hệ số an toàn vốn tối thiểu, (d) giới hạn tín dụng đối với khách hàng và (e) giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Ngoài ra, Ngân hàng phải tuân theo các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, trạng thái ngoại tệ và bảo hiểm tiền gửi.

2.4.3. Đánh giá ảnh hƣởng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

trong hoạt động tín dụng của VIB:

- Với việc thành lập Khối quản lý rủi ro, VIB đã có những bước tiến quan trọng để áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng.

- Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng của VIB tuân thủ nguyên tắc độc lập giữa các khâu thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra giám sát.

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của VIB được tổ chức tương đối hợp lý, khoa học tuân theo các chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, đã giúp VIB đạt được đồng thời cả hai mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Cùng với những chính sách tín dụng linh hoạt và việc đảm bảo tuân thủ định hướng tín dụng, VIB luôn duy trì mức rủi ro tín dụng thấp hơn so với mức bình quân của toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Theo báo cáo của NHNN và VIB ta có thể so sánh các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của VIB so với số bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam:

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp và so sánh tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của VIB so với bình quân hệ thống ngân hàng các năm 2007 - 2009

Năm/chỉ tiêu Tăng trưởng tín dụng Nợ xấu

Bình quân VIB Bình quân VIB

2007 51.54% 86.7% 2.5% 1.21%

2008 23.38% 14.67% 3.5% 1.84%

2009 37.53% 38.32% 2.46% 1.28%

(nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của NHNN và của VIB) - Hoạt động quản lý tín dụng của VIB luôn bảo đảm các tỷ lệ an toàn; cơ cấu tín dụng của VIB phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, định hướng và chính sách tín dụng, chính sách quản trị rủi ro, cơ cấu nguồn vốn; VIB đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của bộ máy cấp tín dụng trong từng thời kỳ.

- VIB luôn xây dựng định hướng tín dụng và thực hiện chính sách tín dụng đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà chú trọng mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.

- VIB xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng một cách hiệu quả: các khách hàng mục tiêu, khách hàng cốt lõi và truyền thống được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và các chính sách ưu đãi cấp tín dụng khác. VIB áp dụng chính sách lãi suất và quy định tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản bảo đảm linh hoạt đối với từng loại khách cũng như từng khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và loại tài sản bảo đảm cụ thể.

- Ban lãnh đạo VIB luôn nhận thức đúng việc đảm bảo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và các cán bộ tác nghiệp liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro. Bên cạnh việc quy định các tiêu chuẩn về từng chức danh cán bộ trong bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, VIB luôn coi yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của hoạt động ngân hàng, là tài sản quý giá nhất của ngân hàng.

- Cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, VIB luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững, nợ xấu ở mức thấp hơn mức bình quân của toàn hệ thống ngân hàng.

- Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc quản trị ngân hàng hiện đại, VIB cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện:

 Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động;

 Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II: xây dựng các tiêu chí xác suất vở nợ mang tính đặc thù của khách hàng cụ thể, tiêu chí mang tính đặc thù của từng tiện ích tín dụng, các tiêu chí lượng hóa khả năng vỡ nợ và bù đắp tổn thất nếu vở nợ; tiến tới phân tách độc lập giữa bộ phận phát triển khách hàng và bộ phận thẩm định cấp tín dụng;

 Hệ thống đào tạo và tái đào tạo cán bộ nhân viên, hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên;

 Trung tâm quản lý thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro tín dụng.

2.4.4. Những ƣu điểm và vấn đề tồn tại của mô hình quản trị rủi ro tín

dụng của VIB:

2.4.4.1. Những ưu điểm:

Thứ nhất, Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung giúp VIB luôn duy trì và thực hiện chính sách tín dụng cân bằng giữa các mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; từng bước áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong việc tổ chức bộ máy và hoạt động cấp tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ hai, VIB đã chuyên môn hóa việc phát triển sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại.

- VIB tổ chức bộ máy kinh doanh và cung cấp dịch vụ ngân hàng vừa nhằm xây dựng, phát triển các đơn vị kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp (được gọi là Trung tâm Kinh doanh), vừa mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp (phục vụ Khách hàng cá nhân) tại những địa bàn

có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.

- VIB có các Phòng chuyên môn (Phòng Phát triển sản phẩm) chuyên phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân. Việc phát triển sản phẩm ngân hàng luôn được chú trọng hướng tới hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác như huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.

Thứ ba, về quản trị nhân sự:

- Ban lãnh đạo VIB luôn xác định yếu tố con người là tài sản quý giá nhất của ngân hàng, và đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của VIB, từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của VIB. Bởi vậy, VIB luôn quan tâm tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh.

- VIB luôn chú trọng giám sát và đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm cán bộ tham gia vào bộ máy cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro, kiên quyết trong việc loại bỏ những cán bộ thiếu tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng yếu kém về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tƣ, VIB luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng của hệ thống tin học ngân hàng, đặc biệt là tự động hóa việc lưu trữ, xử lý các thông tin tín dụng với nhận thức thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho VIB ra quyết định có đầu tư hay không và giúp VIB kiểm soát việc thực hiện đúng các chính sách, định hướng kinh doanh.

VIB có nhiều bộ phận chức năng thực hiện việc lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung

cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây cũng là những nguồn cung cấp thông tin để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

Thứ năm, VIB tiên phong trong việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng.

- VIB tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập với các khâu quyết định cấp tín dụng, quản lý nợ, kiểm tra giám sát và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các khâu, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

- VIB thực hiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và phân cấp phê duyệt tín dụng với nhiều hạn mức khác nhau theo năng lực đã được kiểm chứng qua thực tiễn hoạt động cho từng cá nhân cụ thể mà không phân cấp phán quyết theo chức danh.

- VIB tổ chức những phòng chuyên môn có chức năng kiểm tra giám sát tín dụng độc lập nhằm đảm bảo thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên cán bộ các cấp liên quan tới hoạt động cấp tín dụng.

- VIB cũng xây dựng và thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy trình, quy định, chính sách về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với từng thời kỳ theo khả năng quản lý và chiến lược kinh doanh của ngân hàng;

2.4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại:

Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ trong hoạt động cấp tín dụng:

- Mặc dù VIB đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên hoàn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của VIB vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường như ACB, Sacombank và các (chi nhánh) ngân hàng

nước ngoài (là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ).

- Do thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân cấp phán quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng, trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh tăng nhanh, nếu không bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam pptx (Trang 66 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)