Hoạt động nhóm khi giải quyết một vấn đề lịch sử

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thpt (Trang 27 - 28)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong q trình ơn tập kiến thức

2.3.1. Hoạt động nhóm khi giải quyết một vấn đề lịch sử

Việc tổng kết một phần hoặc một chương kiến thức lịch sử là việc làm vô cùng quan trọng, vừa củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh, vừa tạo điều kiện cho các em tiếp cận với các câu hỏi mang tính chất thơng hiểu, vận dụng và vận dụng cao của bài học.

Sau mối tiết dạy ở trên lớp, tôi thường chốt lại kiến thức bằng những câu hỏi tư duy mở rộng liên quan đến bài học. Qua đó, học sinh vừa được khái quát lại kiến thức, vừa kích thích các em tìm tịi, giải quyết những vấn đề mở rộng liên quan đến bài học. Các em sẽ ít bị bỡ ngỡ và phân vân khi gặp phải các câu hỏi mở rộng của từng phần kiến thức. Nhưng muốn làm tốt điều này, đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu sâu nội dung kiến thức bài dạy và phải có sự chuẩn bị câu hỏi kĩ càng, ngắn gọn và chính xác.

Khi đứng trước một vấn đề lịch sử cần đánh giá, nhận định, không phải học sinh nào cũng có những nhận xét giống nhau. Vì vậy, để giải quyết những ý kiến khác nhau đó thì bài tập chứng minh cũng là một dạng bài thích hợp để tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử. Giáo viên đưa ra những ý kiến nhận định về các sự kiện, vấn đề lịch sử, học sinh được lựa chọn một trong những vấn đề đó để giải quyết. Những học sinh giải quyết cùng một vấn đề sẽ được tập hợp thành một nhóm, cùng thảo luận và bảo vệ quan điểm của mình.

Ví dụ: Khi tổng kết phần lịch sử Việt Nam (1930-1945), giáo viên hướng dẫn học sinh tự thành lập 3 nhóm ngẫu nhiên qua việc bộc thăm, sau đó đưa ra 3 vấn đề cho học sinh chứng minh:

Vấn đề 1: Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mơ rộng lớn, mang tính cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt?

Vấn đề 2: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn 1941- 1945, hãy làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Vấn đề 3: Hãy chứng minh thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là thời cơ “ ngàn năm có một”?

Đại diện các nhóm được bốc thăm 1 trong 3 vấn đề để giải quyết. Các nhóm tự cử đại diện làm nhóm trưởng, tập hợp kết quả thảo luận. Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên sẽ u cầu đại diện của nhóm lên trình bày. Các nhóm khác cùng tranh luận, phản biện. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

Tổ chức hoạt động nhóm như trên, học sinh các nhóm ln trong trạng thái hồi hộp, sẵn sàng đón nhận và giải quyết nhiệm vụ, giáo viên sẽ nắm được mức độ lĩnh hội kiến thức ở từng sự kiện lịch sử, vấn đề lịch sử căn cứ vào kết quả giải quyết nhiệm vụ của các nhóm. Nhóm được hình thành trên cơ sở ngẫu nhiên hiệu quả làm việc giữa các nhóm sẽ có sự phân hóa nhiều hơn . Tổ chức hoạt động nhóm trên cũng xuất hiện hạn chế khi giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên, các nhóm có thể sẽ khơng cân đối về trình độ nhận thức của các thành viên nhưng đây là cơ sở để giáo viên xác định được phần kiến thức mà đa số học sinh nắm được và chưa nắm được để điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thpt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)