Cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trực tiếp chiến đấu chống

Một phần của tài liệu Luận văn: MỎ THAN VÀNG DANH TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (NHỮNG NĂM 1965-1975) ppt (Trang 86 - 108)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trực tiếp chiến đấu chống

chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ (5-9/1972)

Mặc dù tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, nhưng đế quốc Mĩ và tay sai vẫn chưa chịu từ bỏ các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Ở

Quảng Ninh, chúng định dùng sức tàn phá của bom đạn để huỷ diệt vùng công nghiệp mỏ quan trọng, làm cho các hoạt động kinh tế của ta bị ngừng trệ, giao thông vận tải gián đoạn, nhằm ngăn cản sự chi viện của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, làm cho đời sống của nhân dân bị đảo lộn…Để đạt được mục đích, giặc Mĩ vẫn tiến hành các hoạt động do thám, tung tiền giả, thả hàng tâm lí chiến và nhiều lần cho máy bay xâm phạm vùng trời, vùng biển của miền Bắc nước ta.

Trước tình hình đó, đầu năm 1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 20, chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện tại là: "Với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, kịp thời nắm vững thời cơ thuận lợi và tạo thêm thời cơ mới. Đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược mới trên toàn chiến trường miền Nam là chiến trường chính, đồng thời đẩy mạnh tiến công ngoại giao. Đoàn kết phối hợp chiến đấu với quân và dân Lào, quân và dân Campuchia anh em, đẩy mạnh tiến công địch trên các chiến trường Đông Dương" [21, 144].

Ngày 30-3-1972, quân và dân ta ở miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược phá vỡ tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch trên 3 địa bàn chiến lược quan trọng là Quảng Trị, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Chiến lược

"Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Trước diễn biến của tình hình cuộc chiến tranh chống Mĩ ngày càng phức tạp, nhận thấy khả năng kẻ thù quay lại phá hoại miền Bắc là không thể tránh khỏi, để đối phó trong tình hình chiến tranh lan rộng, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 81/TTg ngày 1-4-1972 về việc "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu và phòng không nhân dân trong tình hình mới ". Chỉ thị nêu rõ: "Trước tình

hình mới, chúng ta phải thực hiện nêu cao tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn sàng chiến đấu trên toàn miền Bắc (kể cả trong lực lượng vũ trang, trong các cơ quan Nhà nước, nhà máy, công trường, nông trường và trong nhân dân), công tác phòng không nhân dân phải tốt, chu đáo, đặc biệt chú trọng khu vực từ Thanh Hoá trở vào và các trọng điểm khác ở miền Bắc, nhằm đảm bảo trong bất kì tình huống nào cũng đánh được địch với hiệu quả cao nhất, hạn chế thiệt hại của ta ở mức thấp nhất, làm trọn nhiệm vụ chi viện tiền tuyến, giữ vững sản xuất và ổn định đời sống…" [43, 1].

Đúng như nhận định của Chính phủ ta, ngày 6-4-1972, đế quốc Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số địa phương thuộc khu IV cũ. Đến ngày 16-4-1972, tập đoàn Nich xơn chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân, hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.

Trong tình hình mới, ở các xí nghiệp của ngành than, việc nhanh chóng chuyển sang tình trạng thời chiến và chuyển hướng sản xuất được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời vận chuyển máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, những máy móc quan trọng chưa sử dụng được cất giấu vào nơi an toàn. Ở thời điểm này, Mỏ than Vàng Danh được giao nhiệm vụ tiếp tục sản xuất, đồng thời trực tiếp đương đầu với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

Ngày 10-5-1972, giặc Mĩ bắt đầu trở lại ném bom bắn phá tỉnh Quảng Ninh. Ngày 18-5-1972, chúng cho máy bay đánh phá Thị xã Uông Bí với mức độ ác liệt hơn so với lần thứ nhất. Lần này chúng ném bom bắn phá cả ngày lẫn đêm. Chỉ tính từ ngày 18/5 đến ngày 15/9/1972, tại khu Mỏ Vàng Danh,

"giặc Mĩ đã đánh 5 trận ban đêm và 15 trận ban ngày, với 10.240 quả bom lớn nhỏ, trung bình mỗi công nhân chịu 2,5 quả bom" [16, 134].

Ngay từ cuối quí II năm 1972, nhận thấy rõ tình hình và âm mưu của kẻ thù, toàn thể cán bộ và công nhân Mỏ đã nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực thực hiện công tác phòng không sơ tán.

Tại những khu vực được coi là trọng điểm địch có thể đánh phá, công tác sơ tán người và máy móc được thực hiện triệt để. Các thiết bị, kho tàng, tài liệu, lương thực, thực phẩm… đều được sơ tán phân tán, cất giấu, di chuyển. Qúa trình thực hiện phòng không sơ tán là một khoảng thời gian đấu tranh gian khổ, Mỏ cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, như cung cấp vật liệu, tổ chức lao động, nơi ăn chốn ở, nơi làm việc, tổ chức củng cố hệ thống hầm hào, công sự... Qua mỗi trận đánh đều có kiểm tra, rút kinh nghiệm kịp thời để tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác phòng không, sơ tán. Thực hiện chủ trương trên, Mỏ đã thực hiện sơ tán các nhà trẻ, tổ chức xây dựng một khu kí túc xá dã chiến ở xa khu vực trọng điểm, ngoài ra còn vận động, giúp đõ các gia đình đưa các cụ già và trẻ em về quê sơ tán được hơn 500 người.

Vào hồi 10 giờ 15 phút ngày 23/7/1972, giặc Mĩ cho 22 máy bay ném 56 quả bom phá xuống khu vực tập thể công nhân cũ và khu thung lũng Vàng Danh, giết chết 1 công nhân, làm bị thương 3 công nhân khác, phá huỷ hoàn toàn 3.500m2 nhà xây 2 tầng.

Ngày 13-9-1972, vào lúc 13 giờ, giặc Mĩ đã huy động 32 chiếc máy bay, ném 85 quả bom hơi, 22 quả bom phá, 6 quả bom xuyên mẹ và nhiều quả bom bi khác xuống khu vực trung tâm của Mỏ rộng khoảng 9 km2

. Trong đó, có các cơ sở kinh tế, hệ thống kho tàng, đường giao thông, nơi sơ tán của cán bộ công nhân, làm chết 18 người và làm bị thương 30 người, làm thiệt hại nhiều tài sản của Mỏ và nhân dân.

Với tinh thần "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", "Nhằm thẳng quân thù mà bắn", lực lượng tự vệ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã anh dũng đánh trả khi máy bay địch vừa xuất hiện. Trong trận chiến đấu, ngày 13/9/1972, tại trận địa pháo 14,5 li của Mỏ được đặt trên đồi cao với 11 cán bộ và chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường, quyết tâm không rời trận địa để bảo

vệ Mỏ. Phối hợp với bộ đội và dân quân địa phương, cán bộ, chiến sĩ lực lượng tự vệ Mỏ đã chiến đấu ngoan cường chống máy bay Mĩ. Trong chiến đấu, hai chiến sĩ tự vệ Hoàng Văn Minh và Nguyễn Văn Lê đã hi sinh anh dũng, để lại sự tiếc thương sâu sắc và là tấm gương cho toàn Mỏ noi theo.

Từ trong chiến đấu, cán bộ và chiến sĩ tự vệ thuộc nhiều đơn vị của Mỏ đã dũng cảm cứu hàng trăm tấn lương thực, nhanh chóng tham gia giải quyết hậu quả chiến tranh. Các bác sĩ, y sĩ, y tá của bệnh viện Mỏ dũng cảm bám sát trận địa, phục vụ chiến đấu kịp thời. Cán bộ, công nhân viên ngành ăn và khu nhà Sàng vẫn gan dạ, bình tĩnh phục vụ trong và sau mỗi trận chiến đấu.

Chiến công của công nhân Mỏ than Vàng Danh đã góp phần bắn rơi 2 máy bay Mĩ xâm phạm vùng trời khu mỏ, được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng bằng khen, cùng quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.

Như vậy, sau 4 năm đầy khó khăn và thử thách (1968-1972), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Ban Giám đốc, các thế hệ cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh đã phát huy cao độ tinh thần kỉ luật, đồng tâm trong lao động sản xuất và chiến đấu. Vượt qua mọi khó khăn, cán bộ và công nhân Mỏ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. Đó là sự động viên, khích lệ to lớn cho Mỏ vững bước trên những chặng đường tiếp theo. Năm 1973, ghi nhận những đóng góp to lớn của Mỏ than Vàng Danh, Nhà nước đã tặng thưởng cho toàn thể cán bộ và công nhân Mỏ Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Đội đào lò nhanh số 1 Phân xưởng K2 được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Năm 1974, Phân xưởng lò chợ C.45 được Nhà nước tặng thưởng Huân chuương Kháng chiến hạng Ba.

3.2 PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, GÓP PHẦN CHI VIỆN CHIẾN TRƢỜNG MIỀN NAM (1973-1975)

Trước những thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là sự thất bại trong cuộc tập kích bằng máy bay B52 ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng… (18 - 29/12/1972), ngày 27-1-1973, Chính phủ Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Ngày hôm sau, 28-1-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra lời kêu gọi, chỉ rõ:

"Nhiệm vụ trước mắt của đồng bào ta ở hai miền là tăng cường đoàn kết, luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã giành được, giữ vững hoà bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc" [22, 13].

Về phương hướng và nhiệm vụ của miền Bắc trong thời gian 1973-1975, Trung ương Đảng xác định: "Nhanh chóng hoàn thành việc hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa về mọi mặt, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, ra sức chi viện cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng vùng giải phóng của đồng bào miền Nam" [22, 397].

Trong không khí phấn khởi cùng cả nước mừng chiến thắng, chỉ sau 3 ngày Trung ương Đảng ra lời kêu gọi, ngành Than đã hoạt động trở lại. Máy móc ở nơi sơ tán được chuyển về lắp đặt lại và nhanh chóng đi vào sản xuất.

Từ năm 1973 đến 1975, nhờ chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức, cùng với những nỗ lực cao độ trong lao động của cán bộ và công nhân Mỏ, nên công tác khắc phục hậu quả chiến tranh được tiến hành nhanh gọn. Mỏ đã tập trung khôi phục hoạt động của nhà máy Sàng trên hai tuyến chủ yếu là sàng

BKT và sàng tuyển. Sau hai lần tháo dỡ máy móc, thiết bị để di chuyển sơ tán, đây là lần lắp lại toàn bộ thứ ba, được căn chỉnh chạy thử không tải và có tải trước khi bàn giao cho sản xuất. Trong quá trình thi công, cán bộ và công nhân đã có nhiều sáng kiến cải tiến dây chuyền công nghệ như cải tạo hệ thống đổ đá thải thành hệ thống sàng BKT, thiết kế và lắp đặt tuyến sàng 1b, thiết kế kho than dự phòng cạnh nhà máy tuyển, thiết kế hệ thống tháo bùn từ trong lò kéo ra, nghiên cứu thay thế chế độ tuyển than bằng 2 tỉ trọng, nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà máy tuyển, dùng manhêtít Trại Cau (Thái Nguyên) thay thế cho manhêtít trước đây phải nhập về từ Liên Xô…

Các lĩnh vực bảo dưỡng, bổ sung thêm năng lực vận tải trong lò, vận tải ô tô và tầu hoả được chú trọng. Mỏ đã bố trí tầu hoả, ô tô và tầu điện đưa đón công nhân, viên chức. Nhờ đó đã giảm bớt được thời gian ách tắc, nâng cao sản lượng khai thác than một cách rõ rệt. Lĩnh vực cơ điện đã bảo dưỡng được toàn bộ các trạm điện 35/6KV và các trạm điện cục bộ. Trong công tác chăm lo đời sống công nhân, Mỏ đã xây dựng được một số nhà mới, củng cố, sửa chữa một số nhà cũ bị bom đạn làm hư hại, tập trung vào khu nhà máy Sàng, khu 314 và 274. Các nhà ăn công nhân cũng được củng cố và mở rộng, tạo điều kiện thông thoáng cho việc ăn ca kíp của thợ lò. Ngoài ra, Mỏ còn có chính sách khuyến khích công nhân tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Nhờ đó đời sống của công nhân giảm bớt khó khăn hơn trước.

Để kịp thời bổ sung lực lượng lao động cho Mỏ trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển, Trường Đào tạo công nhân kĩ thuật của Mỏ mở rộng diện tuyển sinh để đào tạo theo chương trình, kế hoạch cơ bản đã được thống nhất, hằng năm đều có các khoá học ra trường, bổ sung thêm vào đội ngũ lao động lành nghề cho hoạt động sản xuất của Mỏ.

Đến cuối năm 1975, trải qua 3 năm lao động với nhịp độ khẩn trương, Mỏ than Vàng Danh đã được khôi phục lại nguyên trạng là Mỏ than liên hợp

hiện đại với công suất thiết kế ban đầu 600.000 tấn/năm. Đây là mỏ than lớn đầu tiên ở Việt Nam chống lò bằng vì sắt và khai thác theo phương pháp khấu giật, nhà máy Sàng áp dụng công nghệ tuyển nặng, dùng huyền phù manhêtít để tuyển lựa than sạch.

Tuy nhiên, sau khi khôi phục và đến cuối năm 1975, Mỏ than Vàng Danh vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kho tàng, bến bãi, tuyến vận tải trong lò vẫn còn đang xây dựng dở dang… Bộ máy cán bộ tổ chức quản lí không ổn định mà luôn trong tình trạng bị xáo trộn, thay đổi, đặc biệt là sau khi Công trưòng xây lắp Mỏ tách ra, Mỏ than và Ban kiến thiết đã hợp nhất lại nhưng ngay một lúc chưa thể đưa mọi hoạt động trở lại ổn định. Trình độ quản lí của cán bộ chưa tiến kịp với sự lớn mạnh của cơ sở vật chất, kĩ thuật, dẫn đến có lúc, có nơi còn để xẩy ra tình trạng lãng phí, tuỳ tiện trong sử dụng các trang thiết bị, vật tư của Mỏ.

Công tác quản lí của Mỏ đã có nhiều cải tiến, luôn được ghi nhận và đánh giá cao, được các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài ngành Than đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Để làm tốt hơn, Mỏ đã áp dụng đầy đủ các biện pháp khoa học - kĩ thuật vào tổ chức sản xuất theo những phương án tốt nhất để phấn đấu đưa công suất lò lên ngang bằng thiết kế. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình quan trọng khác cũng được Mỏ thực hiện để nâng cao năng lực sản xuất, như tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống sàng rửa, hệ thống kho bãi và bến cảng để giữ lại được nhiều than tốt trong quá trình khai thác, không ngừng cải tiến, nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả thiết bị sản xuất, giảm đến mức tối đa thời gian con người và máy móc ngừng làm việc, điều chỉnh hệ số ca, hệ số giờ làm việc cho đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình triển khai kế hoạch, Mỏ đã được Nhà nước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong việc thay thế phụ tùng sản xuất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ quá trình xây dựng và sản xuất của Mỏ.

Trong suốt cuộc kháng chiến, Đảng ta luôn xác định việc chi viện cho chiến trường miền Nam để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược là trách nhiệm lớn lao của miền Bắc. Trong Chỉ thị ngày 24-1-1973, Trung ương Đảng đã chỉ rõ:

Một phần của tài liệu Luận văn: MỎ THAN VÀNG DANH TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (NHỮNG NĂM 1965-1975) ppt (Trang 86 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)