PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp giúp học sinh làm tốt phần chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho trong đề thi THPT quốc gia (Trang 35 - 37)

1. Tóm tắt q trình nghiên cứu

Căn cứ vào đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh và kết quả bài kiểm tra của học

sinh, tôi đã nghiên cứu phương pháp giúp học sinh làm tốt phần chọn câu gần nghĩa với câu đã cho. Các tài liệu liên quan đến đề tài được tập hợp và nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở khoa học. Các thơng tin về khó khăn học sinh gặp phải khi làm phần chọn câu đồng nghĩa được thu thập thông qua bảng hỏi và trao đổi với đồng nghiệp. Các cấu trúc câu thường sử dụng để diễn tả ý tương đương được liệt kê theo nhóm, kèm theo bài tập để học sinh thực hành và ghi nhớ. Tính hiệu quả của đề tài được đánh giá bằng phương pháp quan sát sự tiến bộ của học sinh, cũng như so sánh kết quả học tập với lớp đối chứng.

2. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài mang lại những lợi ích cho các giáo viên Tiếng Anh và cho các em học sinh.

2.1. Đối với giáo viên Tiếng Anh

Đề tài đã giúp giáo viên nhìn nhận được những khó khăn học sinh gặp phải khi làm phần chọn câu đồng nghĩa. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng đề tài như một tư liệu trong q trình ơn thi THPT quốc gia mơn Tiếng Anh cho học sinh.

2.2. Đối với học sinh

Các em học sinh được chia sẻ những khó khăn khi làm bài. Hơn nữa, với việc nắm được các bước làm dạng bài chọn câu đồng nghĩa, ghi nhớ các cấu trúc mang ý nghĩa tương đương một cách hệ thống và luyện tập các bài tập trắc nghiệm đúng định dạng đề thi THPT quốc gia đi kèm, các em học sinh có thể làm tốt phần chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho. Qua việc củng cố một cách hệ thống, các em cũng sẽ nắm chắc hơn các phần đã học để nâng cao điểm số của mình.

3. Những hạn chế của đề tài

Thứ nhất, đề tài chưa hệ thống được đầy đủ hết các cấu trúc và cụm từ mang nghĩa tương đương. Thứ hai, hệ thống bài tập chưa thật sự phong phú.

4. Những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu

Đề tài nên được mở rộng phạm vi với nhiều giáo viên tham gia, tăng số lượng các lớp

đối chứng và thực nghiệm nhằm nâng cao tính xác thực. Cần có thêm những bài luyện tập tổng hợp khác để học sinh luyện tập. Có thể bổ sung phần hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể tự học.

PHỤ LỤC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 1. Em nhận xét như thế nào về phần chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho trong đề THPT quốc gia? Rất dễ Dễ Trung bình Khó Rất khó

3. Em hãy nêu những khó khăn em gặp phải khi làm phần chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Chương (2009). “Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh”.

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/186-i-chiu-mt-s-loi-cau- ng-ngha-gia-ting-vit-va-ting-anh.html

2. Đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh các năm từ 2016 đến 2019. 3. “Những cấu trúc ngữ pháp đồng nghĩa trong Tiếng Anh”

https://loga.vn/bai-viet/nhung-cau-truc-ngu-phap-dong-nghia-trong-tieng-anh-3556 4. “18 cấu trúc có thể gặp trong bài viết lại câu tiếng Anh”

https://vnexpress.net/giao-duc/18-cau-truc-co-the-gap-trong-bai-viet-lai-cau-tieng-anh- 3418123.html

5. Phân tích ma trận đề thi Tiếng Anh THPT quốc gia 2019

https://megabook.vn/tin-tuc/giao-duc/phan-tich-ma-tran-de-thi-tieng-anh-thpt-quoc- gia-2019-p151.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp giúp học sinh làm tốt phần chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho trong đề thi THPT quốc gia (Trang 35 - 37)