Kết quả hồi quy mơ hình REM

Một phần của tài liệu TIỀU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 29 - 33)

lnGDP¿ Hệ số hồi quy Sai số chuẩn z p-value

LIFE¿ 0.2499937 0.011012 22.7 0.000

LABOUR¿ 2.20×10−8 5.18×10−8 4.25 0.000

ENROLLRATE¿ 0.0203041 0.0035086 5.79 0.000

FDI¿ 0.0000224 6.36×10−6 3.51 0.000

const −9.430455 0.9257636 -10.19 0.000

Số quan sát từng nhóm 20

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên thể hiện 180 quan sát thơng qua 9 nhóm, mỗi nhóm 20 quan sát.

Các biến giải thích đều có mức ý nghĩa nhỏ (p-value < 0.01), tức đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc lnGDP¿ tại mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Hệ số R-squared overall = 0.6646, nghĩa là các biến LIFE¿, LABOUR¿, ENROLLRATE¿, FDI¿ giải thích được 66.46% biến động của biến phụ thuộc lnGDP¿ theo

phương trình hồi quy sau:

lnGDP¿=−9.430455+0.2499937× LIFE¿+2.20×10−8× LABOUR¿+0.0203041× ENROLLRATE¿+0.0000224× FDI¿+u¿

Hệ số của biến LIFE¿ xấp xỉ 0.2500 được giải thích là nếu Tuổi thọ trung bình tăng

1 đơn vị thì trung bình, GDP tăng 0.2500% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Hệ số của biến LABOUR¿ xấp xỉ 2.20×10−8 được giải thích là nếu Lực lượng lao

động tăng 1 đơn vị thì trung bình, GDP tăng 2.20×10−8% trong điều kiện các yếu tố khác

không đổi.

Hệ số của biến ENROLLRATE¿ xấp xỉ 0.02 được giải thích là nếu Tỷ lệ đăng kí

nhập học tiểu học tăng 1 đơn vị thì trung bình, GDP tăng 0.02 % trong điều kiện các yếu

tố khác không đổi.

Hệ số của biến FDI¿ xấp xỉ 0.224×10−4 được giải thích là nếu Đầu tư trực tiếp từ

nước ngồi 1 đơn vị thì trung bình, GDP tăng 0.224×10−4% trong điều kiện các yếu tố

khác khơng đổi.

Như vậy, đúng như kỳ vọng, hệ số hồi quy β10.25>0, LIFE có tác động cùng

chiều với lnGDP, tức khi Tuổi thọ trung bình của người dân được nâng cao thì độ tuổi tham gia các hoạt động sản xuất cũng được tăng lên, qua đó cải thiện sản lượng cho nền kinh tế. β2≈2.20×10−8>0 chứng tỏ LABOUR có tác động tích cực đến lnGDP, tức khi

Lực lượng lao động tăng thì gia tăng đầu vào sản lượng, từ đó nâng cao khả năng sản

xuất của khu vực công nghiệp, cải thiện sản lượng cho nền kinh tế. β30.02>0 có thể giải thích rằng, khi trẻ em được đầu tư cho học tập từ sớm, chất lượng chuyên môn và kiến thức của lực lượng lao động cũng được cải thiện trong dài hạn, từ đó nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy q trình sản xuất trong nước, từ đó góp phần gia tăng tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, đúng theo kỳ vọng, β40.224×10−4>0, FDI có tác động cùng chiều

với lnGDP, tức khi Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, xuất khẩu được đẩy mạnh, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.

3.5. Kiểm định

3.5.1. Kiểm định lựa chọn mơ hình

Với dữ liệu bảng mà nhóm thu được, nhóm tác giả đề xuất 3 mơ hình Pooled OLS, REM và FEM như trên. Để kiểm định lựa chọn mơ hình, nhóm tác giả lần lượt thực hiện các kiểm định Hausman và kiểm định phân tử Lagrange Breusch – Pagan.

3.5.1.1. Kiểm định Hausman

Nhóm tác giả sử dụng cặp giả thuyết sau để kiểm định Hausman:

H0: Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên

Với các dữ liệu trên, nhóm thu được kết quả sau: chi2(3) = 7.17 Prob > chi2 = 0.0668

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Từ kết quả trên: p-value > 0.05. Do đó, chấp nhận giả thuyết H0: Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. Từ đó, bác bỏ mơ hình ảnh hưởng cố định FEM.

3.5.1.2. Kiểm định phân tử Lagrange Breusch – Pagan

Nhóm tác giả sử dụng cặp giả thuyết sau để kiểm định phân tử Lagrange Breusch – Pagan:

H0: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi H1: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm thay đổi

Với các dữ liệu trên, nhóm thu được kết quả sau: chibar2(01) = 901.57 Prob > chibar2 = 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Từ kết quả trên: p-value < 0.05. Do đó, bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là khơng đổi, cho thấy sai số trong ước lượng có bao gồm cả sai lệch giữa các nhóm. Từ đó, bác bỏ mơ hình Pooled OLS, chấp nhận mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM.

Vậy nhóm lựa chọn mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM, tức kết quả hồi quy theo phương pháp REM là phù hợp để thể hiện ảnh hưởng của các biến giải thích lên biến Tăng trưởng kinh tế.

3.5.2. Kiểm định tự tương quan

Nhóm tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định tự tương quan của mơ hình.

Nhóm tác giả sử dụng cặp giả thuyết sau để kiểm định:

H0: Khơng có tự tương quan trong mơ hình H1: Có tự tương quan trong mơ hình

Với các dữ liệu trên, nhóm thu được kết quả sau: F(1, 7) = 97.535 Prob > F = 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Từ kết quả trên, p-value < 0.05. Do đó, bác bỏ giả thuyết H0: Khơng có tự tương quan trong mơ hình, nghĩa là có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình.

3.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Nhóm tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange Breusch – Pagan để kiểm định phương sai sai số thay đổi của mơ hình.

Nhóm tác giả sử dụng cặp giả thuyết sau để kiểm định phân tử Lagrange Breusch – Pagan:

H0: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi H1: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm thay đổi

Với các dữ liệu trên, nhóm thu được kết quả sau: chibar2(01) = 901.57 Prob > chibar2 = 0.0000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Từ kết quả trên: p-value < 0.05. Do đó, bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi, cho thấy sai số trong ước lượng có bao gồm cả sai lệch giữa các nhóm, nghĩa là phương sai sai số thay đổi qua các thực thể.

3.5.4. Kiểm định đa cộng tuyến

Nhóm tác giả sử dụng kiểm định Collin để kiểm định đa cộng tuyến của mơ hình. Nhóm tác giả sử dụng cặp giả thuyết sau để kiểm định Collin:

H0: Có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình

H1: Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình

Biến VIF Độ chấp nhận R-squared lnGDPit 4.47 0.2236 0.7764 LIFEit 2.00 0.5001 0.4999 LABOURit 2.98 0.3355 0.6645 ENROLLRATEit 1.25 0.7983 0.2017 FDIit 2.34 0.4273 0.5727 Mean VIF 2.61

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu qua STATA

Từ kết quả trên, mean VIF < 10 và khơng có VIF của biến nào lớn hơn 10, có thể khẳng định mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

3.6. Khắc phục mơ hình

Nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mơ hình REM, nhóm tác giả đề xuất mơ hình hồi quy chuẩn mạnh Robust. Kết quả được thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu TIỀU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)