Cần xây dựng và áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo như: Lệ phí ơ nhiễm, lệ phí xả thải, lệ phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, ven biển và hải đảo, các quỹ môi trường và các khoản trợ cấp khác… Ở nước ta, các quy định về xử phạt tổ chức, công ty, cá nhân gây tác hại đến mơi trường chưa mang tính triệt để cao cịn tồn tại nhiều bất cập, có nhiều khác biệt và chồng chéo, một số hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường cịn chưa được nhắc đến hay các vi phạm đã cố gắng chi tiết hóa nhưng chưa thật sự đầy đủ, toàn diện. Một số địa phương mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm sốt và ngăn ngừa ơ nhiễm biển.
- Hồn thiện hệ thống pháp luật về mơi trường
Chủ đề 3: Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ chủ quyền biển đảo
Mỗi học sinh cần:
- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo, quyền tài phán quốc
gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Thông qua các cuộc vận động và
chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.
- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hồn thành các nhiệm vụ quốc phịng.
- Cần hưởng ứng và tích cực,khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet. Đồng thời kịch liệt lên án các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam…
Chủ đề 4: Các minh chứng về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
(Bài tham luận của Tổ 1 – Lớp 12 A14)
Biển, Đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo lớn nằm xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa (điều này đã được công bố, minh chứng trong lịch sử, các tư liệu khoa học và pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam). Một số đảo ven bờ cịn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó, xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển.