PHƯƠNG PHÁP QUẤN NI LÔNG TRÊN MA-NƠ-CANH

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế thời trang 3D Trường CĐ Kinh tế (Trang 42 - 49)

Bước 1: Xác định các đường định vị trên ma--canh

(Thân trước) (Thân sau)

Hình 2.1. Xác định các đường định v trên ma--canh

Xác định các đường định vị trên thân trước và thân sau ma-nơ-canh bằng băng

keo định hình 5 mm. Bao gồm:

- Đường dọc giữa thân trước và đường dọc giữa thân sau. - Đường sườn bên phải và đường sườn bên trái.

- Vòng cổ. - Vòng ngực. - Vòng eo. - Vịng mơng. - Đường vai con.

- Đường đề cúp dọc thân trước và đường đề cúp dọc thân sau (xem hình 2.1).

Bước 2: Cố định đệm ngực, phủ ni lông vào ma--canh

Dùng kim ghim cố định đệm ngực vào ma-nơ-canh, sao cho đệm ngực hai bên cân đối. Phủ ni lông lên ma- nơ-canh, dùng kéo rã ni lơng hai bên eo, vịng cổ. Dùng băng keo cố định phần ni lơng thừa tại vai, vịng eo, vịng mơng trên ma-nơ-canh.

Phần dư của ni lông được chia đều cho mặt trước và mặt sau ma-nơ-canh (xem hình

2.2).

Hình 2.2. Cố định đệm ngực, phủ ni lơng vào ma--canh

Bước 3: Quấn ni lông, tạo phom ma--canh

Quấn băng keo tại vịng vai, vịng eo, vịng mơng của ma-nơ-canh. Dùng kéo bấm ép băng keo bám sát ni lông trên ma-nơ-canh, bề mặt ni lông phẳng, mượt.

Lưu ý: Số vòng quấn tại các vị trí vịng vai, vịng eo, vịng mơng từ 5 đến 7 vòng. Việc này sẽ giúp các chi tiết định hình chính xác, khơng bị biến dạng khi rã rập (xem hình 2.3).

Hình 2.3. Quấn ni lông, tạo phom ma--canh

Bước 4: Tạo phom ni lông trên ma--canh

Dùng kéo bấm ép băng keo từ vai trái sang vai phải, từ vai xuống eo và từ eo xuống mông của mặt trước và mặt sau ma-nơ-canh. Cụ thể như sau:

Đường số 1: Dùng kéo bấm ép băng keo theo trục thẳng từ đầu vai qua ngực

xuống vòng eo. Khi ép băng keo tại đầu ngực và chân ngực cần ép mạnh tay cho ni lông ôm sát tạo khối ơm tại vịng ngực. Tiếp tục dùng kéo bấm ép băng keo theo đường thẳng từ vòng eo xuống vịng mơng.

Đường số 2: Dùng kéo bấm ép băng keo theo trục thẳng và sát với đường băng

keo số 1 từ giữa vai qua đỉnh ngực xuống vịng eo. Sau đódùng kéo bấm ép băng keo theo đường thẳng từ vòng eo xuống vịng mơng. Tiếp tục thực hiện đường băng keo tiếp theo cho hết vai phải.

Lưu ý: Sau khi thực hiện xong lượt số 1 (từ vai trái sang vai phải; từ vai xuống vòng eo; từ vòng eo xuống vịng mơng). Tiếp tục quay lại thực hiện lượt số 2. Lượt số

3… và kết thúc là lượt số 5. Việc này sẽ giúp phom ni lông đủ độ dày, khi rã các mảnh

ghép không bị biến dạng và sai thơng số (xem hình 2.4).

Bước 5: Cố địnhgiấy tạo phần dưới váy

Sau khi quấn ni lông và băng keo, dùng giấy mỏng tạo thêm phần dưới váy cho ma-nơ-canh bán thân để thao tác định hình phần đi áo trở nên dễ dàng hơn. Dùng băng keo trong cố định các đường ráp nối lại với nhau (xem hình 2.5).

Bước 6: Xác định các đường định vị trên phom ni lông

Dùng băng keo định vị xác định lại các đường trục chính trên phom ni lông, sao cho đường định vị trên ma-nơ-canh và ni lơng trùng nhau. Vì khi cắt rã phom ni lơng là cắt giữa đường định vị (xem hình 2.6).

Hình 2.6. Xác định các đường định vị trên phom ni lơng

Bước 7: phom ni lơng, phẳng hóa thành rp 2D

Rã phom ni lông theo đường dọc giữa thân sau, lấy mẫu ra khỏi ma-nơ-canh, sau đó cắt bỏ những phần ni lông thừa không cần thiết.

Kiểm tra các chi tiết một lần nữa đã đánh số và lấy dấu bấm đầy đủ chưa trước

khi rã rập theo từng số thứ tự. Vì khi chi tiết đã được rã nhỏ thì rất khó kiểm tra nếu sai sót. Sau khi rã phom ni lơng theo giữa đường định vị được các mảnh: giữa thân trước, sườn thân trước, giữa thân sau và sườn thân sau.

Lưu ý: Khi cắt cẩn thận cắt chính giữa đường định hình. Đường cắt thẳng trơn

khơng bị gãy hoặc gấp khúc làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi cắt và may sản phẩm.

Với các dạng trang phục ôm, đây được xem là các mảnh rập thành phẩm, trừ những trường hợp sản phẩm sẽ được xử lý hoàn tất sau khi may với một số công nghệ

như wash hoặc chất liệu đặt biệt thì phải tính đến biến dạng sản phẩm và tăng thông số

dựa trên kết quả thử nghiệm vải ban đầu (xem hình 2.7).

Hình 2.7. Cắt phom ni lơng, phẳng hóa thành 2D

Bước 8: Hồn thiện sn phm

Nếu sản phẩm đạt yêu cầu về thiết kếvà mỹ thuật, bộ rập giấy đã thực hiện như trên được xem là bộ rập hoàn chỉnh.

Bộ rập hoàn chỉnh là bộ rập có đầy đủ các mảnh rời của trang phục được thể hiện dưới dạng bán thành phẩm (thông số rập đã được cộng thêm đường may) hoặc thành phẩm (chưa cộng đường may). Khi mẫu nháp được xác nhận, rập giấy sẽ được đặt lên vải chính thức để cắt, may thành sản phẩm hồn chỉnh (xem hình 2.8).

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế thời trang 3D Trường CĐ Kinh tế (Trang 42 - 49)