BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tài sản (Trang 26 - 40)

Câu hỏi 156: Chủ tàu biển có thể tham gia bảo hiểm thân tàu cho tàu của mình theo điều khoản bảo hiểm nào?

Trả lời:

Hiện nay các điều khoản tiêu chuẩn về bảo hiểm thân tàu biển do Uỷ ban Kỹ thuật và điều khoản – Học hội Bảo hiểm London soạn thảo đang được áp dụng

rộng rãi trên thế giới. Các điều khoản bảo hiểm thân tàu được Học hội bảo hiểm London sửa đổi bổ sung nhiều lần, gần đây nhất là vào các năm 1970, 1983, 1995. Các điều khoản ban hành sau khơng phủ nhận các điều khoản trước, do đó các chủ tàu có thể lựa chọn để mua bảo hiểm thân tàu theo điều khoản bảo hiểm của bất kỳ năm nào. Tuy nhiên, bộ điều khoản bảo hiểm thân tàu ban hành năm 1995 hiện đang là bộ điều khoản mới nhất và được áp dụng phổ biến nhất. Việt Nam là một trong số nhiều quốc gia sử dụng các điều khoản tiêu chuẩn của Anh đối với bảo hiểm thân tàu biển. Vì vậy chủ tàu có thể lựa chọn để tham gia bảo hiểm thân tàu cho tàu của mình theo một trong các điều khoản bảo hiểm phổ biến sau:

2 Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu ITC 01/11/1995 (Institute time clause – Hulls 01/11/1995)

2 Điều khoản bảo hiểm tiêu chuẩn về tổn thất toàn bộ ITC2TLO 01/11/1995 (ITC2Total loss only 01/11/1995)

2 Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình cơng 01/11/1995 (Institute war and strikes clauses 01/11/1995)

2 Điều khoản bảo hiểm rủi ro đóng tàu 01/6/1988 (Institute clauses for builder’ risks 01/6/1988)

Trong số các điều khoản bảo hiểm trên, bảo hiểm rủi ro đóng tàu áp dụng cho việc đóng mới tàu biển và bảo hiểm cho khoảng thời gian kể từ khi khởi công đến khi con tàu đã được hạ thuỷ để chạy thử.

Bảo hiểm rủi ro chiến tranh và đình cơng nhằm bảo vệ cho chủ tàu trước các rủi ro chiến tranh, đình cơng – những rủi ro bị loại trừ bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm khác.

Bảo hiểm tiêu chuẩn về tổn thất toàn bộ chỉ nhận bảo hiểm trong trường hợp tàu được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính và một số chi phí khác như chi phí cứu hộ, chi phí tổn thất chung do các hiểm hoạ được bảo hiểm gây ra.

Bảo hiểm thời hạn thân tàu là điều khoản bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm bảo hiểm rộng nhất và đây cũng là điều khoản bảo hiểm thường được các chủ tàu Việt Nam lựa chọn để mua bảo hiểm cho tàu của họ.

Câu hỏi 157: Các điều khoản bảo hiểm thân tàu nói đến trong Câu hỏi 53 có thể áp dụng để bảo hiểm cho loại tàu nào?

Trả lời:

Các điều khoản bảo hiểm thân tàu nói đến trong Câu hỏi 53 có thể áp dụng để bảo hiểm cho loại tàu biển dân dụng. Theo Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép TCVN 6259*1: 1997, tàu biển dân dụng được chia làm 4 loại, đó là:

2 Tàu hoạt động ở vùng biển khơng hạn chế (tàu có khả năng hoạt động ở tất cả các vùng biển thông thường trên thế giới)

2 Tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế I (tàu có khả năng hoạt động ở các vùng biển hở, hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn gần nhất không quá 200 hải lý với chiều cao sóng khơng q 8,5 mét)

2 Tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế II (tàu có khả năng hoạt động ở các vùng ven biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn gần nhất không quá 50 hải lý với chiều cao sóng khơng q 6 mét)

2 Tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế III (tàu có khả năng hoạt động ở các vùng ven biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn gần nhất không quá 20 hải lý với chiều cao sóng khơng q 3 mét).

Câu hỏi 158: Phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm trong điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu ITC 1995 được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo ITC 1995, DNBH chịu những trách nhiệm sau về những tổn thất, thiệt hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm:

(1) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi:

2 Hiểm hoạ của biển, sông hồ hoặc các vùng nước có thể hoạt động được, bao gồm các sự cố: chìm đắm, lật, mắc cạn, đâm va vào bất kỳ vật thể gì khơng kể nước;

2 Hoả hoạn, nổ;

2 Cướp bạo động (violent theft) bởi những người ngoài tàu; 2 Vứt bỏ xuống biển.

2 Cướp biển (piracy)

2 Va chạm với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến cảng. 2 Động đất, núi lửa phun, sét đánh.

2 Tai nạn khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hoá, nhiên liệu.

(2) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi các nguyên nhân sau đây trừ khi do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm hoặc người quản lý của họ:

2 Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc ẩn tì trong máy móc, thân tàu. Thiệt hại của phòng máy và các phần khác của tàu do nồi hơi nổ được bảo hiểm bất kể nổ nồi hơi do nguyên nhân gì. Tuy nhiên, thiệt hại của bản thân nồi hơi bị nổ chỉ được bảo hiểm khi nổ là do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Ẩn tì là khuyết tật có

trong vỏ tàu hay máy tàu từ khi đóng tàu hoặc từ khi sửa chữa tàu mà không phát hiện ra. Tổn thất của tàu gây ra bởi ẩn tì được bảo hiểm nhưng chi phí sửa chữa, thay thế bộ phận ẩn tì lại khơng được bảo hiểm.

2 Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hay hoa tiêu.

2 Bất cẩn của người sửa chữa (dù việc sửa chữa ấy có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không), người thuê tàu với điều kiện những người này không phải là người được bảo hiểm.

2 Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ (hành động sai trái cố ý của thủy thủ đoàn làm thiệt hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu trừ khi hành động này được thực hiện bởi những người đình cơng, khủng bố)

2 Va chạm với máy bay, máy bay trực thăng, các vật tương tự hoặc các vật rơi ra từ đó.

(3). Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra từ quyết định của nhà chức trách nhằm đề phòng hoặc hạn chế rủi ro ô nhiễm hay nguy cơ ô nhiễm với điều kiện là hành động này không phải do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm trong việc phịng ngừa, hạn chế rủi ro hay nguy cơ ơ nhiễm.

(4). 3/4 trách nhiệm đâm va của người được bảo hiểm phát sinh trong các vụ đâm va giừa tàu được bảo hiểm với tàu khác không vượt quá 3/4 số tiền bảo hiểm thân tàu.

(5). Chi phí cứu nạn, đóng góp tổn thất chung của tàu được bảo hiểm.

Câu hỏi 159: Hiểm hoạ cướp bạo động (violent theft) bởi những người ngoài tàu và cướp biển (piracy) trong điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu ITC 1995 khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Trước hết hiểm hoạ cướp bạo động (violent theft) bởi những người ngồi tàu khơng bao gồm việc trộm lén lút hay trộm gây ra bởi người trên tàu dù là thuỷ thủ hay hành khách. Violent theft phải là hành vi “trộm có tấn cơng” gây ra bởi người ngoài tàu, tuy nhiên nếu hành vi trộm gây ra bởi những người đình cơng tấn cơng tàu lại khơng được bảo hiểm vì đã bị loại trừ trong rủi ro đình cơng.

Cướp biển (piracy) trong đa số các trường hợp dùng để chỉ các tốn cướp có tổ chức, có tàu riêng, có trang bị vũ khí đột nhập lên tàu để thực hiện hành vi chiếm đoạt và người bảo hiểm bảo đảm các tổn thất và tổn hại của tàu do hành vi đó gây ra. Theo MIA 1906 thì từ “cướp” bao hàm cả việc hành khách nổi loạn, do đó nếu hành khách gây tổn hại cho tàu trong một hành vi nổi loạn được coi là cướp theo nghĩa của điều khoản này. Tuy nhiên, nếu một hay nhiều kẻ bạo động tấn công tàu từ bờ lại không được bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm này vì nó thuộc điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh.

Câu hỏi 160: Có gì khác nhau giữa “bất cẩn” và “manh động” của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ?

Trả lời:

Hành vi “bất cẩn” ngụ ý sự thiếu cẩn thận, sự vụng về trong thao tác hoặc sai lầm trong cách xét đoán của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ trong q trình thực hiện các tác nghiệp có liên quan đến việc hành thuỷ, neo đậu, làm hàng hoặc các tác nghiệp khác về tàu.

Hành vi manh động của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ là hành động sai trái cố ý của thủy thủ đoàn làm thiệt hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu. Điều khoản này bảo vệ người được bảo hiểm về các tổn thất do hành vi cố ý của thuyền trưởng, sỹ quan thuỷ thủ trên tàu. Tuy nhiên, hành vi manh động của người đình cơng, khủng bố gây ra cho dù những người này thuộc thuỷ thủ đoàn cũng bị loại trừ vì nó bị chi phối bởi loại trừ rủi ro chiến tranh và đình cơng.

Câu hỏi 161: Trách nhiệm đâm va được bảo hiểm trong ITC 1995 bao gồm những trách nhiệm gì và khơng bao gồm trách nhiệm gì?

Trả lời:

Theo ITC 1995, DNBH chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm 3/4 trách nhiệm đâm va trong phạm vi 3/4 số tiền bảo hiểm thân tàu về những trách nhiệm pháp định mà người được bảo hiểm đã phải bồi thường cho người khác trong các vụ đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác. Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm chỉ bao gồm phần trách nhiệm đâm va liên quan đến:

2 Tổn thất hay tổn hại gây ra cho tàu khác hay tài sản trên tàu khác;

2 Chậm trễ hay thiệt hại do mất sử dụng tàu khác hay tài sản trên tàu khác; 2 Tổn thất chung, chi phí cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác hay tài sản trên tàu ấy.

Trong bất cứ trường hợp nào, DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường những khoản tiền mà người được bảo hiểm đã phải trả vì hay về:

2 Di chuyển hay phá hủy chướng ngại vật, xác tàu, hàng hố hoặc bất kỳ vật gì khác.

2 Hàng hóa, vật phẩm chở trên tàu được bảo hiểm.

2 Bất động sản, động sản hay vật gì khác khơng phải là tàu khác hay tài sản trên tàu khác.

2 Chết người, thương tật hay đau ốm.

2 Ô nhiễm dầu và các chất thải độc hại khác.

Câu hỏi 162: Vứt bỏ xuống biển là hiểm hoạ được bảo hiểm trong ITC 1995 được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Vứt bỏ xuống biển là việc vứt bỏ bộ phận hoặc đồ dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu và để ngăn ngừa một tổn thất toàn bộ trong lúc hiểm nguy. Nếu các quyền lợi khác không phải là tàu được bảo hiểm (chẳng hạn hàng hoá chở trên tàu) được hưởng lợi từ việc vứt bỏ này thì chủ tàu phải tuyên bố tổn thất chung và yêu cầu các bên khác đóng góp trong tổn thất đó. Trong trường hợp này phần đóng góp tổn thất chung của tàu thuộc trách nhiệm bồi thường của DNBH thân tàu. Nếu việc vứt bỏ xảy ra khi tàu chạy không tải hoặc không đang cho th vào lúc vứt bỏ đó thì sẽ khơng có tổn thất chung và tổn thất do việc vứt bỏ để cứu tàu vẫn thuộc trách nhiệm của DNBH. Tuy nhiên, nếu việc vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất khơng thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thì sẽ khơng được bồi thường. Ví dụ tàu bị mắc cạn do bánh lái bị hư hại vì nổ do quân khủng bố gây ra thì việc vứt bỏ để làm nổi tàu sẽ khơng được bảo hiểm bồi thường vì tổn thất này gây ra bởi một hiểm họa loại trừ.

Câu hỏi 163: Loại trừ bảo hiểm trong điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu ITC 1995 được quy định như thế nào?

Trả lời:

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về những tổn thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh do các nguyên nhân sau:

2 Hành vi cố ý của người được bảo hiểm; 2 Chậm trễ;

2 Cũ kỹ, hao mịn tự nhiên, hư hỏng máy móc thơng thường khơng phải do hiểm họa được bảo hiểm gây ra;

2 Vi phạm cam kết về lai kéo tàu;

2 Vi phạm cam kết về bốc dỡ hàng ngoài biển từ một tàu khác hoặc sang một tàu khác (trừ khi có thỏa thuận khác);

2 Chiến tranh; 2 Đình cơng;

2 Nhiễm phóng xạ

Trừ khi có thỏa thuận khác, HĐBH mặc nhiên kết thúc vào lúc:

2 Thay đổi cơ quan phân cấp tàu hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu.

2 Chậm trễ giám định tàu định kỳ trừ khi cơ quan phân cấp tàu đồng ý gia hạn. Nếu đến kỳ giám định mà tàu đang ở ngồi biển thì HĐBH kéo dài cho đến khi tàu đến cảng gần nhất.

Nếu việc thay đổi, đình chỉ...hoặc chậm trễ giám định tàu định kỳ do các hiểm họa được bảo hiểm gây ra thì việc kết thúc mặc nhiên này chỉ áp dụng nếu tàu khởi hành từ cảng kế mà không được cơ quan phân cấp tàu đồng ý.

2 Thay đổi cờ tàu, thay đổi quyền sở hữu, chuyển quyền quản lý mới hoặc cho thuê tàu trống (người thuê tàu tự cung cấp thủy thủ đoàn). Nếu mọi thay đổi hoặc cho thuê tàu trống nói trên tiến hành khi tàu đang thực hiện hành trình hoặc khi tàu đang ẩn náu tại cảng lánh nạn thì HĐBH sẽ kết thúc khi tàu đến cảng dỡ hàng cuối cùng hoặc đến cảng dự kiến nếu tàu chạy không tải.

Câu hỏi 164: Trường hợp người được bảo hiểm phải trả tiền bến khi tàu ở cảng lánh nạn thì khoản tiền này có được người bảo hiểm bồi thường không? Trả lời:

Theo ITC 1995, DNBH không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc chi phí gây ra bởi chậm trễ. Loại trừ này được áp dụng ngay cả khi chậm trễ là do một hiểm hoạ được bảo hiểm. Vì vậy khoản tiền bến mà người được bảo hiểm phải trả tại cảng lánh nạn sẽ khơng được bồi thường nếu khơng có tổn thất chung. Trường hợp khoản tiền bến này được đưa vào lý tốn tổn thất chung thì số tiền đóng góp tổn thất chung của tàu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Câu hỏi 165: Trường hợp một bộ phận nào đó của tàu chẳng hạn thân xi lanh máy chính bị mài mòn quá giới hạn cho phép phải thay thế thì khoản tiền này có được người bảo hiểm bồi thường khơng?

Trả lời:

DNBH không bồi thường những tổn thất tổn hại hoặc chi phí phát sinh do cũ kỹ, hao mịn tự nhiên hoặc hư hỏng thơng thường không phải do hiểm hoạ được bảo hiểm gây ra. Vì vậy chi phí mà chủ tàu phải chịu do phải thay thế xi lanh máy chính bị mài mịn q giới hạn an tồn cho phép của nhà sản xuất sẽ không được bảo hiểm bồi thường.

Câu hỏi 166: Vi phạm cam kết về lai kéo tàu trong ITC được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Theo ITC 1995, chủ tàu phải cam kết tàu được bảo hiểm không chạy bằng lai kéo trừ khi việc lai kéo là tập quán hay lai kéo để tàu được bảo hiểm đến được cảng an toàn gần nhất khi cần trợ giúp và không được đảm đương dịch vụ lai kéo hay cứu hộ theo hợp đồng mà người được bảo hiểm thoả thuận. Như vậy nếu tàu được bảo hiểm chạy bằng lai kéo không phải do tập quán hoặc khơng phải trong tình huống cần trợ giúp và thực hiện việc lai kéo hay cứu hộ theo hợp đồng tàu khác là vi phạm cam kết về lai kéo tàu. Trường hợp tàu được bảo hiểm thực hiện việc lai kéo khi các tàu khác đang cần giúp đỡ khi nó đang gặp nguy hiểm khơng được coi là vi phạm cam kết về lai kéo.

Câu hỏi 167: Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu được xác định như thế nào ?

Trả lời:

Số tiền bảo hiểm thân tàu được xác định dựa trên cơ sở giá trị của đối tượng bảo hiểm vào thời điểm giao kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm thân tàu bao gồm giá trị

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tài sản (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)