Những ảnh hưởng tiêu cực của luật chống bán phá giá của Mỹ

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58 - 88)

2. Những nhận xét về việc áp dụng luật chống bán phá giá của Mỹ

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của luật chống bán phá giá của Mỹ

đến bản thân nền kinh tế Mỹ.

Những bất cập của Luật chống bán phá giá Mỹ cho thấy rằng cần có những sửa đổi vì lợi ích của người tiêu dùng Mỹ và thương mại Mỹ.

Luật chống bán phá giá bấy lâu nay đã bị lạm dụng bởi những người theo chủ nghĩa bảo hộ, những người muốn tìm kiếm một lối thốt khỏi sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình đã bắt

đầu thay đổi. Việc lạm dụng luật chống bán phá giá phần nào giảm bớt sự cạnh

tranh của hàng hoá nhập khẩu đối với các sản phẩm tiêu thụ nội địa của Mỹ

nhưng lại chuyển những khó khăn đó sang cho các nhà xuất khẩu bởi các nhà

xuất khẩu Mỹ đang dần trở thành mục tiêu chính mà đạo luật chống bán phá giá của các chính phủ nước ngồi hướng tới. Với việc Mỹ lạm dụng luật chống bán phá giá vào thương mại quốc tế, các quốc gia khác cũng tích cực xây dựng bộ luật chống bán phá giá riêng cho mình như một cơng cụ đối kháng khi mà các

hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác phải dần loại bỏ theo quy định của WTO. Có thể nói, cho đến tận đầu thập niên 90, luật chống bán phá giá vẫn chỉ là một công cụ bảo hộ xa lạ, được một số ít nước giàu như Mỹ, Canada,

Australia, và Châu Âu sử dụng. Nhưng đến nay, 62 quốc gia trên thế giới đã có luật chống bán phá giá. Trong thập niên 90 đã có 2,438 cuộc điều tra về hành vi bán phá giá được tiến hành trên toàn cầu; con số này biểu hiện một mức tăng trên 50% so với thập niên 80. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2000 có 28 quốc gia

đã chính thức sử dụng thuế chống bán phá giá để đối phó với hàng nhập khẩu;

13 trong số 28 quốc gia này đã tiến hành các cuộc điều tra hành vi bán phá giá

đối với sản phẩm xuất khẩu của Mỹ. Mỹ hiện đã trở thành mục tiêu lớn thứ ba

trên thế giới của luật chống bán phá giá, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Còn nếu chỉ tính trong số các quốc gia tham gia vào khu vực thương mại tự do Châu Mỹ (FTAA), thì Mỹ là mục tiêu số một4.

Xu hướng tăng nhanh của việc áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới

đã tạo nên một mối đe doạ rõ rệt đối với tình hình tăng trưởng xuất khẩu của

Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực chiếm đến hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ như kim loại và các sản phẩm kim loại, hố chất, máy cơng cụ, thiết bị

điện, hàng dệt may, và dược phẩm đều là các sản phẩm thuộc diện chịu nhiều tác động của luật chống bán phá giá nhất. Còn đối với các thành viên tương lai của

FTAA như Brazil và Argentina, 75% chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Mỹ cũng là các sản phẩm chủ lực của các quốc gia này, và do đó nguy cơ 75% này phải đối mặt với luật chống bán phá giá khi xuất sang các thị trường này cũng

không phải là nhỏ do Brazil và Argentina cũng là các nước tích cực trong việc vận dụng luật chống bán phá giá.

Với tư cách là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành mục tiêu của luật chống bán phá giá khi mà các nước trên thế giới nắm

được cách sử dụng “vũ khí chống bán phá giá”. Rõ ràng là ngày càng phát triển

việc sử dụng luật chống bán phá giá sẽ chỉ làm dấy lên xu hướng bảo hộ và càng làm tổn hại đến quyền lợi của nền kinh tế Mỹ.

Hơn thế nữa, bản thân sự bảo hộ này cũng làm tổn hại đến người dân Mỹ, những người đã được lợi từ những hàng nhập khẩu giá rẻ. Trong một nghiên cứu của mình, Daniel Griswold, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Thương mại thuộc Viện CATO Hoa Kỳ, đã đưa ra một bằng chứng về sự tổn hại mà luật chống bán phá giá gây ra. Bằng chứng này liên quan đến ngành công

4 *Nguồn : Những thiệt hại mà luật chống bán phá giá dành cho người Mỹ – Dan Ikenson – 1/2000

nghiệp sản xuất thép của Mỹ. Đó là sau thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, thị trường Mỹ đã tràn ngập các sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ.

Nhằm cứu vãn tình hình, ngành sản xuất thép của Mỹ đã kiện bán phá giá đối

với các sản phẩm thép nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm thép của Châu Á.

Kết quả là ngành sản xuất thép đã nhận được sự bảo hộ của chính quyền Mỹ. Sự bảo hộ này đã đem lại cho ngành thép khoảng 200 triệu USD mỗi năm. Tuy

nhiên, để có được khoản tiền trên thì các ngành khác đã phải chịu thiệt hại. Đó là các ngành cơng nghiệp sử dụng thép như, xây dựng, vận tải,.., những ngành có số lượng cơng nhân đông gấp 40 lần số lượng công nhân trong ngành thép, và cũng là những ngành đã được lợi rất nhiều từ các sản phẩm thép giá rẻ nay đã phải hy sinh những lợi ích đó chỉ vì một bộ phận công nhân nhỏ trong ngành thép. Hơn thế nữa, những người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của các ngành sản xuất trên như ôtô, các thiết bị điện dân dụng cũng phải hy sinh quyền lợi của

mình vì những chính sách hạn chế cạnh tranh và làm tăng chi phí. Theo Griswold dự tính, để giá của mỗi tấn thép tăng thêm một dollar, thì người tiêu dùng Mỹ đã phải bỏ ra thêm 120 triệu USD.

Rõ ràng, qua một số nét sơ lược trên, chúng ta có thể thấy rằng luật chống bán phá giá Mỹ đang ẩn chứa trong nó những yếu tố bất cập. Mặc dù, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thừa nhận luật chống bán phá giá như một công cụ pháp lý hợp lệ, nhưng vẫn cần có những sửa đổi đối với luật chống bán phá

giá Mỹ để công cụ này thực hiện đúng chức năng của mình hơn và cũng là để

tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng cho cả các nhà sản xuất Mỹ lẫn các nhà xuất khẩu nước ngoài.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán phá giá thực sự là một điều đáng lo ngại cho bản thân các doanh nghiệp. Nhưng đồng thời đó cũng là một

tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế Việt Nam bởi lẽ việc bị kiện bán phá giá chứng tỏ một điều rằng : Các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ lớn mạnh, đã tạo được một sức ép cạnh tranh đủ lớn khiến các đối thủ nội địa Mỹ phải viện đến

sự bảo hộ của chính quyền. Điều cơ bản là các doanh nghiệp và các nhà xuất

khẩu Việt Nam cần xây dựng những hướng đi cụ thể để làm sao luật chống bán phá giá không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp.

1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ.

Qua một số nét sơ lược về một số mặt liên quan đến quy định chống bán phá giá của Mỹ, chúng ta có thể nhận thấy rằng Luật chống bán phá giá của Mỹ là một hàng rào bảo hộ rất tinh vi và khó có thể vượt qua.

Sự lợi hại của Luật chống bán phá giá thể hiện ở một số điểm như sau: (1) Khả năng loại trừ cạnh tranh cao thông qua cách thức xử lý các vụ kiện của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC). Như đã trình bày trong Chương II, với các biện pháp hỗ trợ việc

phát hiện ra hành vi bán phá giá như Giá dự tính, phương pháp làm trịn,…,luật chống bán phá giá hồn tồn có thể tạo thành một hàng rào bảo hộ hiệu quả trong bối cảnh các hàng rào thương mại quen thuộc khác đang dần được dỡ bỏ theo quy định của WTO.

(2) Mức thuế chống bán phá giá cao kết hợp cùng nỗi lo nợ nần mà quá trình xem xét lại tạo ra cho các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ giúp loại bỏ mặt hàng có tính cạnh tranh cao ra khỏi thị trường Mỹ.

(3) Ngay cả khi mức thuế thấp nhưng thời gian hiệu lực kéo dài (có thể lên tới 20 năm) cùng với nguy cơ tăng lên của mức thuế sau mỗi lần xem xét lại hàng năm cũng sẽ là một trở lực lớn không dễ vượt qua.

Hơn thế nữa, tác động của luật chống bán phá giá đối với mặt hàng thuộc diện điều tra không chỉ do mức thuế của DOC tạo ra mà còn do một số nhân tố khác. Một trong các nhân tố đó là:

Tác động của quá trình điều tra

Một khi đã hình thành một vụ kiện bán phá giá thì hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra sẽ bị ảnh hưởng ít nhất là trong suốt q trình điều tra. Trước hết, quá trình điều tra sẽ tạo ra phản ứng của các nhà nhập khẩu Mỹ và/hoặc các nhà xuất khẩu nước ngồi trong việc dự đốn mức thuế sẽ được áp dụng sau khi có

phán quyết chính thức, cũng như dự đoán lượng tiền phải ký quỹ một khi có kết luận sơ bộ của DOC (xem mục C 2.2.2 Chương I). Những dự đốn này vì thế sẽ làm lượng hàng nhập khẩu giảm mạnh. Việc giảm mạnh của hàng nhập khẩu sẽ kéo dài trong suốt thời gian cịn lại của q trình điều tra, chừng nào vẫn có lý do để tin rằng vụ kiện sẽ kết thúc bằng phán quyết chính thức rằng : Có hành vi bán phá giá và có thiệt hại vật chất. Trên thực tế, ảnh hưởng của quá trình điều tra đã được báo chí Mỹ nhắc đến rất nhiều. Ví dụ như trong một vụ kiện bán phá giá mà Hiệp hội Dệt kim và Quần áo Thể thao Mỹ kiện các nhà sản xuất áo len Hong Kong, Hàn Quốc, và Đài Loan, phán quyết sơ bộ “Có hành vi bán phá giá” đã được đưa ra ngay vào thời điểm các đại lý bán lẻ ở Mỹ chuẩn bị đặt hàng nhập khẩu lô quần áo cho mùa thu. Và kết quả là các đại lý Mỹ lập tức dừng việc nhập khẩu lại và chuyển sang mua hàng của các nhà sản xuất nội địa, do sự không chắc chắn về mức giá trong tương lai ( Thời báo NewYork, 24/4/2000, Tr.

C1).

Những tác động về mặt tâm lý như trên là rất bất lợi cho bên bị đơn vì chưa cần biết kết quả chính thức của vụ kiện sẽ như thế nào, mà chỉ cần biết rằng mặt hàng nhập khẩu trên có nguy cơ phải chịu thuế chống bán phá giá (vì bị kiện bán

phá giá), thì các kênh phân phối vào thị trường Mỹ đã bị đóng lại đối với mặt

hàng đó. Đây là một bài học kinh nghiệm cho các nhà xuất khẩu bởi các nhà

xuất khẩu cần hiểu rằng: Bản thân các đối thủ nội địa Mỹ cũng hiểu được những tác động mà q trình điều tra có thể tạo ra đối với hàng hoá nhập khẩu. Nên, trong những giai đoạn khó khăn khi mà nhu cầu sụt giảm và khả năng tận dụng năng suất thấp, nhằm tránh những cuộc chiến về giá khốc liệt mà phần thắng chưa chắc đã thuộc về phía mình, các đối thủ nội địa Mỹ sẽ viện đến luật chống bán phá như một giải pháp tình thế. Điều này có nghĩa là các đối thủ Mỹ sẽ đệ đơn kiện bán phá giá mà khơng cần biết trên thực tế có tồn tại hành vi bán phá

giá hay không và cũng không trông đợi DOC đưa ra một mức thuế chống bán phá giá. Hành động này chí ít sẽ giúp làm tăng mức giá cũng như làm tăng thị phần cho các nhà sản xuất nội địa Mỹ trong giai đoạn điều tra bất kể thuế chống bán phá giá có được áp dụng hay khơng. Như vậy tồn bộ ảnh hưởng của quá

trình điều tra, hiểu theo cách này, sẽ là “lời đe doạ” trừng phạt đối với các nhà

xuất khẩu nước ngoài nếu họ đưa ra một mức giá quá cạnh tranh. Và lời đe doạ

đó sẽ có hiệu lực bằng cách đệ đơn kiện.

Hơn thế nữa, việc đệ đơn kiện và việc điều tra của DOC và USITC cịn có tác động về mặt tâm lý đến bản thân nhà xuất khẩu. Rõ ràng là với một nhà xuất khẩu không nắm rõ quy trình tiến hành cũng như các thơng tin liên quan đến việc xử lý bán phá giá, đồng thời thị trường Mỹ là thị trường duy nhất của loại sản phẩm mà họ sản xuất, thì việc bị kiện bán phá giá quả thực là một điều đáng lo ngại. Lợi dụng yếu tố tâm lý đó, các nhà sản xuất nội địa Mỹ có thể ràng buộc nhà xuất khẩu trên vào các thoả ước theo đó nhà xuất khẩu sẽ chỉ xuất hàng của mình tại một mức giá nhất định. Các thoả ước như vậy được luật pháp Mỹ mà cụ thể là Học thuyết Noerr-Pennington thuộc bộ luật chống độc quyền cho phép và do đó được luật pháp Mỹ bảo vệ.

Như vậy, qua việc nghiên cứu quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ, các nhà xuất khẩu cần phải ý thức được rằng : Luật chống bán phá giá nói chung và luật chống bán phá giá của Mỹ nói riêng có những ảnh hưởng rất

nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và do

vậy đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu cần cẩn trọng khi tham gia vào thương mại quốc tế trong bối cảnh các hàng rào thương mại cổ điển đang dần được dỡ bỏ và luật chống bán phá giá nổi lên như một sự thay thế hữu hiệu.

2. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bán phá giá

2.1 Nhóm giải pháp nhằm tránh bị liên quan đến các vụ kiện bán phá giá

Một điều hiển nhiên là các nhà xuất khẩu luôn là những người bị động

trong các vụ kiện bán phá giá. Sự bị động đó một phần là do nhà xuất khẩu là

người bị kiện chứ không phải là người đi kiện. Tuy nhiên, chính sự lạ lẫm trước những quy định phức tạp của luật chống bán phá giá cũng như cách thức tiến hành của một vụ kiện bán phá giá mới là yếu tố cơ bản tạo nên sự bị động đó.

Chính sự bị động đó đã khiến nhà xuất khẩu đôi khi phải chịu những thiệt thịi

khơng đáng có, và bỏ qua những cơ hội để giành phần thắng. Nhằm hạn chế tình trạng bị động trên cũng như hạn chế nguy cơ bị kiện bán phá giá, các nhà xuất khẩu cần thực hiện một số giải pháp sau.

2.1.1 Nghiên cứu kỹ thị trường

Việc nắm rõ thị trường mục tiêu, nắm rõ các điều kiện cạnh tranh, các đối thủ, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân có lẽ là vấn đề cơ bản đối với tất cả

các doanh nghiệp khi có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình sang một thị trường mới. Và đối với vấn đề bán phá giá, công việc này cũng hết sức cần thiết. Ngồi các yếu tố, thơng số thuộc về thị trường, nhà xuất khẩu cần nắm rõ những thông tin liên quan đến luật chống bán phá giá như các quy định của luật chống bán phá giá, cách thức và trình tự tiến hành một vụ kiện bán phá giá, yêu cầu đối với các bên liên quan,… Việc nắm vững những yếu tố trên sẽ giúp nhà xuất khẩu hiểu rõ hơn về bản chất của luật chống bán phá giá, từ đó xây dựng những

chính sách cụ thể nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến

hoạt động xuất khẩu và kinh doanh trên thị trường Mỹ. Hơn thế nữa, việc nắm

vững bản chất của luật chống bán phá giá sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được thế bị động một khi bị kiện bán phá giá.

2.1.2 Xây dựng một chính sách giá hợp lý

Trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ thị trường Mỹ và các yếu tố liên quan khác,

nhà xuất khẩu cần xây dựng một chính sách giá hợp lý. Đây là một yếu tố hết sức mấu chốt và cũng hết sức nhạy cảm bởi rõ ràng là việc bị kiện bán phá giá

đều xuất phát từ yếu tố giá cả của sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Việc

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)