Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp đo độ dẫn điện

Một phần của tài liệu Luận văn: TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM NHẸ VỚI L - HISTIDIN VÀ BƯỚC ĐẦU THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG doc (Trang 35 - 59)

Độ dẫn điện của dung dịch L - histidin, các dung dịch phức chất Ln(His)3(NO3)3.nH2O được đo trên máy FIGURE7 của Mỹ. Chỉnh máy bằng dung dịch chuẩn NaCl nồng độ 692 ppm và 7230 ppm (các dung dịch chuẩn có kèm theo máy) [11].

Chuẩn bị các dung dịch L-histidin, các dung dịch phức chất đều có nồng độ 10-3 M.

Bảng 2.4. Độ dẫn điện riêng của dung dịch L - histindin, các dung dịch phức chất (-1.cm-1) ở nhiệt độ 300C 0,5 0C Thời gian (phút) Dung dịch (10-3M) Sau khi pha 15 30 45 60 L - Histidin 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 La(His)3(NO3)3.4H2O 402.10-6 400.10-6 401.10-6 400.10-6 401.10-6 Pr(His)3(NO3)3.2H2O 452.10-6 451.10-6 451.10-6 451.10-6 450.10-6 Nd(His)3(NO3)3.2,5H2O 451.10-6 451.10-6 452.10-6 451.10-6 453.10-6 Sm(His)3(NO3)3.3H2O 427.10-6 425.10-6 425.10-6 425.10-6 425.10-6 Eu(His)3(NO3)3.3,5H2O 439.10-6 441.10-6 441.10-6 441.10-6 442.10-6 Gd(His)3(NO3)3.3,5H2O 447.10-6 446.10-6 446.10-6 445.10-6 445.10-6

Từ giá trị độ dẫn điện riêng  của các dung dịch phức chất trên ta tính được độ dẫn điện mol phân tử μ của chúng theo công thức:

.1000

M

C

  (1.cm2.mol1) Trong đó :  : Độ dẫn điện mol

 : Độ dẫn điện riêng

C : Nồng độ mol/l Kết quả tính μ được trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Độ dẫn điện mol (μ) của dung dịch L - histidin và các dung dịch phức chất (-1. cm2.mol-1) ở 300C 0,5 0C Thời gian(phút) Dung dịch (10-3M) Sau khi pha 15 30 45 60 L - Histidin 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 La(His)3(NO3)3.4H2O 402 400 401 400 401 Pr(His)3(NO3)3.2H2O 447 448 448 447 447 Nd(His)3(NO3)3.2,5H2O 448 447 446 447 448 Sm(His)3(NO3)3.3H2O 427 425 425 425 425 Eu(His)3(NO3)3.3,5H2O 439 441 441 441 442 Gd(His)3(NO3)3.3,5H2O 447 446 446 445 445

* Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy:

Độ dẫn điện mol của dung dịch L-histidin: μ = 0-1 cm2.mol-1. Chứng tỏ trong dung dịch nước L-histidin tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.

Độ dẫn điện mol của dung dịch phức chất: μ ≠ 0-1 cm2.mol-1. Chứng tỏ phức chất là phức điện li. Độ dẫn điện mol của dung dịch phức chất thay đổi không đáng kể theo thời gian, chứng tỏ ion phức do phân tử phức phân li ra là tương đối bền.

2.4. Ảnh hƣởng của phức chất Sm(His)3(NO3)3.3H2O đến sự nảy mầm và phát triển mầm hạt ngô

2.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phức chất đến sự nảy mầm và phát triển mầm hạt ngô triển mầm hạt ngô

2.4.1.1. Phương pháp thí nghiệm

Chọn 7 mẫu hạt ngô, mỗi mẫu 30 hạt, kích thước tương đối đồng đều, có khối lượng mỗi mẫu 8,3  0,1g. Ngâm các mẫu hạt trong nước cất và các dung dịch phức chất có nồng độ 30; 60; 120; 180; 240 ppm (mẫu đối chứng ngâm trong nước cất) . Thể tích các dung dịch phức và nước cất đem ngâm là 100ml. Sau thời gian 24 giờ vớt ra và ủ hạt trong cốc cỡ 250ml, được lót dưới và đậy trên bằng giấy thấm. Các dung dịch ngâm được thu hồi để tưới lại lần sau. Hàng ngày đem tưới hạt bằng các dung dịch phức trên theo thứ tự các mẫu, ngày tưới 3 lần, mỗi lần 45 phút. Khi mầm hạt phát triển được một số ngày tuổi nhất định, tiến hành xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt, đo chiều cao của mầm và độ dài của rễ [14].

2.4.1.2. Ảnh hưởng của phức chất đến sự nảy mầm của hạt ngô

Sau khi ủ hạt được một ngày, đếm số hạt nảy mầm từ đó tính tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả được chỉ ra ở bảng 2.6

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của nồng độ phức Sm(His)3(NO3)3.3H2O đến sự nảy mầm của hạt ngô

Mẫu 1 2 3 4 5 6

Sm(His)3(NO3)3.3H2O (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240

Thời gian (ngày) 1 1 1 1 1 1

Tỷ lệ nảy mầm (%) 93,33 96,67 90,00 86,66 80,00 76,67

n (số lần lặp lại) 5

2.4.1.3. Ảnh hưởng của phức chất đến sự phát triển mầm của hạt ngô

Khi mầm hạt phát triển được 3 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành đo chiều cao của mầm và độ dài của rễ. Dùng thước đo có chia độ đến mm để đo.

Kết quả được trình bày ở bảng 2.7 và hình 2.9

Bảng 2.7. Ảnh hưởng của nồng độ phức Sm(His)3(NO3)3.3H2O đến sự phát triển mầm của hạt ngô

Mẫu 1 2 3 4 5 6

Sm(His)3(NO3)3.3H2O (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240

Thời gian (ngày) 3 3 3 3 3 3

d thân (cm) 3,18 3,20 3,15 3,05 2,98 2,95

d rễ (cm) 2,67 2,70 2,63 2,59 2,48 2,46

AT (%) 100 100,6 99,05 95,91 93,71 92,76

AR (%) 100 100,1 98,50 97,00 92,88 92,13

n 5

Trong đó: AT: là % độ dài thân so với đối chứng AR: là % độ dài rễ so với đối chứng

,  100   ss x R T d d A A

dss : Chiều cao thân, độ dài rễ của mầm ngô ở mẫu đối chứng dx : Chiều cao thân, độ dài rễ của mẫu xử lý

n: Số lần lặp lại

Hình 2.9. Ảnh hưởng của nồng độ phức Sm(His)3(NO3)3.3H2O đến sự nảy mầm của hạt ngô

Mẫu 1 2 3 4 5 6 Sm(His)3(NO3)3.3H2O (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240

* Nhận xét:Kết quả ở bảng 2.6 và 2.7 cho thấy: Trong khoảng nồng độ khảo sát của phức chất từ 30  240 ppm. Ở nồng độ 30 ppm phức chất kích

thích sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt ngô, còn từ nồng độ 60  240 ppm lại ức chế sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt ngô. Sự ức

chế tăng dần theo nồng độ và thể hiện rõ từ nồng độ 180 ppm. (Sự ức chế làm giảm chiều cao thân và độ dài của rễ mầm ngô).

2.4.2. So sánh ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt ngô mầm và phát triển mầm của hạt ngô

2.4.2.1. Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự nảy mầm của hạt ngô

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các mẫu: Mẫu 1: H2O

Mẫu 2: Dung dịch L- histidn 540ppm

Mẫu 3: Dung dịch phức chất Sm(His)3(NO3)3.3H2O 180ppm Mẫu 4: Dung dịch muối Sm(NO3)3 180ppm

Sau khi ủ hạt được một ngày, đếm số hạt nảy mầm từ đó tính tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả được trình bày ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Ảnh hưởng của phức, phối tử và ion kim loại đến sự nảy mầm của hạt ngô

Mẫu 1 2 3 4

Dung dịch H2O L-histidin Sm(His)3(NO3)3.3H2O Sm(NO3)3

Nồng độ (ppm) - 540 180 180

Thời gian (ngày) 1 1 1 1

Tỷ lệ nảy mầm (%) 93,33 86,66 80,00 83,33

n 5

2.4.2.2. Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion trung tâm đến sự phát triển mầm của hạt ngô

Khi mầm hạt phát triển được 3 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành đo chiều cao của mầm và độ dài của rễ. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9 và hình 2.10

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự phát triển mầm của hạt ngô

Mẫu 1 2 3 4

Dung dịch H2O L-histidin Sm(His)3(NO3)3.3H2O Sm(NO3)3

Nồng độ (ppm) - 540 180 180

Thời gian (ngày) 3 3 3 3

d thân (cm) 3,18 3,05 2,93 2,98  d rễ (cm) 2,67 2,59 2,45 2,48 AT, (%) 100 95,91 92,14 93,71 Ar (%) 100 97,00 91,76 92,88 n 5

Hình 2.10. Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự phát triển mầm hạt ngô

1- H2O 2- His 540ppm 3- Sm(His)3(NO3)3.3H2O 180ppm 4- Sm(NO3)3 180ppm

* Nhận xét: Phức chất, ion kim loại và phối tử đều có tác dụng ức chế sự phát triển mầm hạt ngô . Phức chất có tác dụng ức chế tốt hơn ion kim loại và phối tử.

*Tóm lại: Phức chất đã có ảnh hưởng đến độ dài mầm ngô, từ đó ảnh hưởng đến các thời kì sau theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển của ngô. Sự giảm chiều cao của thân có thể làm tăng khả năng chịu gió, cây cứng cáp hơn, dẫn đến làm tăng năng suất của ngô.

2.5. Ảnh hƣởng của phức chất đến vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus

2.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của phức chất Pr(His)3(NO3)3. 2H2O đến vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus

Mẫu phức nghiên cứu được tiến hành ở phòng Vi sinh - Trường Đại học Y - Dược - Đại học Thái Nguyên.

Kết quả được chỉ ra ở hình 2.11; 2.12 và bảng 2.10.

Hình 2.11. Kết quả thử nghiệm Hình 2.12. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn E.coli kháng khuẩn với khuẩn Sta

1 - Nồng độ phức 50 000 μ g/ml 2 - Nồng độ phức 100 000 μ g/ml 3 - Nồng độ phức 200 000 μ g/ml

Bảng 2.10. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của phức chất STT Nồng độ phức chất (μ g/ml) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) E.coli Sta 1 50 000 12 13 2 100 000 18 19 3 200 000 22 22 * Nhận xét:

Trong khoảng nồng độ khảo sát từ 50 000  200 000 μ g/ml, phức chất Pr(His)3(NO3)3. 2H2O có tác dụng ức chế các vi khuẩn kiểm định, sự ức chế thể hiện ngay từ nồng độ đầu 50 000 μ g/ml và tăng dần theo nồng độ.

2.5.2. So sánh ảnh hưởng của phức chất, phối tử và muối của Pr đến vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus

Sau khi khảo sát phức chất Pr(His)3(NO3)3. 2H2O có tác dụng ức chế đến các vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus ở khoảng nồng độ nhất định. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các mẫu:

1- Phức Pr(His)3(NO3)3. 2H2O nồng độ 200 000 μ g/ml 2- Muối Pr(NO3) nồng độ 200 000 μ g/ml

3- Histidin nồng độ 200 000 μ g/ml

Hình 2.13. Kết quả thử nghiệm Hình 2.14. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn E.coli giữa kháng khuẩn với khuẩn sta giữa phức chất, phối tử và muối của Pr phức chất, phối tử và muối của Pr

Bảng 2.11. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của phức chất, phối tử và muối của Pr STT Nồng độ phức chất, phối tử và muối của Pr (μ g/ml) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) E.coli Sta 1 Pr(His)3(NO3)3.2H2O 200 000 22 21 2 Pr(NO3)3 200 000 25 24 3 Histidin 200 000 16 15

Nhận xét:Phức chất Pr(His)3(NO3)3.2H2O, muối Pr(NO3)3 và L-histidin đều có tính kháng khuẩn với hai loại vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Đối với cả vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Sta, phức Pr(His)3(NO3)3.2H2O đều có hoạt tính kháng khuẩn kém hơn so với muối Pr(NO ) và tốt hơn L-histidin.

Chƣơng 3

KẾT LUẬN

1. Đã tổng hợp được phức các chất của La, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd với L-histidin. Bằng các phương pháp phân tích nguyên tố; phân tích nhiệt; phổ

hấp thụ hồng ngoại; đo độ dẫn diện, cho phép chúng tôi kết luận:

- Các phức chất tổng hợp được đều có thành phần ứng với công thức chung là Ln(His)3(NO3)3.nH2O ( n: 2  4)

- Mỗi phân tử L-histidin chiếm 2 vị trí phối trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl.

- Phức chất là phức điện li, ion phức do phân tử phức phân li ra là tương đối bền.

2. Đã khảo sát ảnh hưởng của phức chất Sm(His)3(NO3)3.3H2O đến sự nảy mầm và phát triển mầm hạt ngô. Các kết quả nhận được cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát từ 30  240 ppm.

- Ở nồng độ 30ppm phức chất đã kích thích sự nảy mầm và phát triển mầm. - Ở nồng độ 60  240 ppm phức chất ức chế sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt ngô. Sự ức chế này tăng theo nồng độ, rõ rệt từ nồng độ 180ppm.

- Phức chất có khả năng ức chế tốt hơn các cấu tử thành phần: Sm(NO3)3 và L-histidin.

3. Đã khảo sát ảnh hưởng của phức chất Pr(His)3(NO3)3.2H2O, phối tử và ion kim loại đến 2 vi khuẩn: Escherichia Coli (E.Coli) và Staphylococus aureus (Sta).

Trong khoảng nồng độ khảo sát từ 50 000  200 000 g/ml phức chất, ion kim loại và phối tử đều có hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn E.Coli và vi khuẩn S.ta. Khả năng ức chế tăng theo nồng độ của phức chất, phức chất

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Lê Hữu Thiềng, Phùng Anh Diệu (2008) “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của Lan tan với L - histidin” Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2 (46) tập 2.Trang 118 - 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1992), Hóa sinh học, NXBGiáo dục 2. Lê Huy Chính (2003) Vi sinh vật. NXB y học Hà Nội

3. Nguyễn Lân Dũng (2001), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập III, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr 107 - 235.

4. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004), Nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pr,Nd, Sm với L- lơxin, L- phenylalanin và L- triptophan, luận văn thạc sĩ hóa học.

5. Trần Thị Biên Hà (1989), Thăm dò ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng (Bo, Mn, Zn) đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất của ngô, luận văn thạc sĩ hóa học, Hà Nội

6. Lê Chí Kiên (2007), Hoá học phức chất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Lương, Lương Văn Sơn, Lương Văn Hinh(2000), Giáo trình

cây ngô, Đại học nông lâm, Đại học Thái Nguyên

8. Hoàng Nhâm (2001), Hoá học vô cơ tập III. NXB Giáo dục.

9. Lê Xuân Thành (1992), “Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với L- aspactic và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng”, luận án PTS Hoá học, Hà Nội

10. Nguyễn Quốc Thắng (2000), “Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với axit glutamic, bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng”. Luận án tiến sỹ Hoá học, Hà Nội.

11. Lê Hữu Thiềng (2002), “Nghiên cứu sự tạo phức của một số NTĐH với L-phenylalanin, bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng”. Luận án tiến sỹ Hoá học, Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Uyển, Đào Văn Chung, Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Văn Tý

(2002), Hoạt tính sinh học của một số phức chất đất hiếm với

L - phenylalanin, Tạp chí Hoá học, T.40, số 1, tr 33 - 36.

13. Nguyễn Trọng Uyển, Vũ Quang Lợi, Lê Hữu Thiềng (2003), Hoạt tính sinh học phức chất của lantan với L - tryptophan ở chủng nấm mốc aspergillyus niger, Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và Sinh học, T.8, số 2. 14. Nguyễn Trọng Uyển, Lê Hữu Thiềng, Lê Thị Tuyết (2008), “Hoạt tính sinh

học của phức chất tạo bởi neodim với L- histidin”, Tạp chí Hoá học, T-46, 2A, Trang 367-370.

15. Phạm Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1980), cơ sở hóa học hữu , tập 2, NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, Hà Nội

16. Celia R, Carubelli, Ana M. G, Massabni and sergio R. de A, leite (1997),

Study of the binding of Eu3+ and Tb3+ to L- phenylalanine and L- Trytophan, J. Brazil Chem, soc, Vol 8, No 6, pp 597- 602.

17. Yang li (1998), Synthesis and Disinfectant activity test of the solid complexes of histicle with lanthanide nitrates, Journal of Baoji Collecge of Atrs and siances (Natural Scince) Vol. 18 No1.

18. Yang Zuei, Zhang Banglao, Yu Yueying, Zhang Houngyu,(1998) “Synthesis and characterazation on sokid compounds of L-histidine with ligh rare earth chlrorides”. Journal of Shaanxi normal University, Vol. 26 No.1.

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

PHỤ LỤC 6

PHỤ LỤC 7

P hổ hấp thụ hồ ng n go ại củ a Sm(Hi s)3 (N O3 )3 .3 H2 O P HỤ LỤ C 8

P hổ hấ p thụ h ồn g n go ại của E u(Hi s)3 (N O3 )3 .3, 5H 2 O P HỤ LỤ C

Một phần của tài liệu Luận văn: TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM NHẸ VỚI L - HISTIDIN VÀ BƯỚC ĐẦU THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG doc (Trang 35 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)