ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍN H:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhân trắc học Trường CĐ Kinh tế (Trang 25 - 26)

1. Đặc điểm hình thái theo tuổi

a/ Thời kỳ phơi thai :bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trẻ được sinh ra (khoảng 9 tháng) chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phát triển của phôi trong 2 tháng đầu và giai đoạn phát triển của thai nhi từ tháng thứ 3 đến khi sinh.

b/ Thời kỳ tăng trưởng sau khi sinh :bắt đầu từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành, chia làm 5 giai đoạn :

Giai đoạn thiếu nhi bé : trẻ phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng. Sau 1 năm khi sinh, chiềucao tăng gấp 1,5 lần, cân nặng tăng gấp 3 lần.

Lúc mới sinh, trẻ em Việt Nam có chiều cao trung bình 48,64 ± 1,22 cm (nam) và 48,37 ± 1,22 cm (nữ); cân nặng 3,07 ± 0,32 kg (nam) và 3,02 ± 0,35 kg (nữ).

Nhìn chung thân hình trịn trĩnh, đầu to, chân ngắn, vịng đầu xấp xỉ vịng ngực.

Giai đoạn thiếu nhi trung bình : tốc độ phát triển chậm hơn. Các đặc điểm về tỉ lệ các phần thân thể gần giống như giai đoạn trước.

Giai đoạn thiếu nhi lớn :đặc trưng của giai đoạn này là tính chất bụ bẫm của trẻ mất đi và xích lại gần với tính chất người lớn, chi dưới dài ra, bề ngang ít phát triển, kích thước của vịng đầu hầu như khơng tăng. Thân bắt đầu có dáng vóc người lớn, ngực khơng trịn, bè ngang ra, bụng nhỏ lại.

Giai đoạn thiếu niên : giai đoạn này kéo dài cho đến hết thời kỳ dậy thì, chia làm 2 thời kỳ : thời kỳ trước dậy thì và thời kỳ dậy thì.

Thời kỳ trước dậy thì : kéo dài khỗng 2 năm, sức lớn và chiều cao tăng vọt (trung bình mỗi năm tăng 7 –8 cm) chủ yếu do chi dưới phát triển, cân nặng khơng tăng nhiều, thân ngắn, trẻ có dáng mảnh khảnh, lêu khêu, vụng về.

Giai đoạn thanh niên : giai đoạn này tiếp theo thời kỳ dậy thì cho đến khi bước vào tuổi

trưởng thành (20 – 22 tuổi đối với nữ và 23 -25 tuổi đối với nam). Tốc độ phát triển chiều cao chậm hẳn, mỗi năm tăng khơng q 1 cm, cân nặng phát triển bình thường, cơ thể phát triển về cơ hơn về xương.

Giai đoạn cuối cùng :kéo dài từ sau tuổi thanh niên cho đến lúc già. Cơ thể ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, ít có biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng.

2. Đặc điểm hình thái theo giới tính :

Nhìn chung tầm vóc nữ nhỏ hơn nam, các đường cong thân thể của nữ lại nhiều hơn. Kích thước và tỉ lệ phát triển các đoạn thân thể : trong cùng 1 chủng tộc, chiều cao trung bình của nam cao hơn nữ 10 cm, chi của nữ thường ngắn hơn nam cịn thân thì dài hơn.

Hình thái khung xương chậu : nhìn chung, khung xương chậu của nữ nhẹ, rộng và ngắn hơn nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhân trắc học Trường CĐ Kinh tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)