QUAN ĐIỂM VỀ LẠM PHÁT

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)

Lý luận “lạm phát lưu thông tiền tệ” tiêu biểu cho quan điểm này là J.Bondin và M.Friedman cho rằng: “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ - lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ ”. Với quan điểm này, lạm phát xuất hiện khi có khối lượng tiền tệ được bơm vào lưu thông hơn khối lượng cần thiết cho lưu thông của thị trường.

Theo Samelson, “Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát”. Vậy, lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. Theo C.Mác trong Bộ Tư bản: “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, gây nên sự mất giá của đồng tiền và sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân”. Ông cho rằng giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của tồn bộ hàng hố cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Chỉ số giá cả tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mơ và xu hướng lạm phát.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)