Tư tưởng về nhà nước và xã hội trong kinh điển Phật giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 39)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO

1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời

1.3.2. Tư tưởng về nhà nước và xã hội trong kinh điển Phật giáo

Nghĩa vụ của Nhà nước (10 đức tính của một Quốc vương)

“Kinh Dasa Rija-Dharma, Đức Phật nói 10 đức tính phải có của một vị quốc vương là:

Bác ái (Dàna): Bổn phận của quốc vương là bảo vệ, săn sóc đời sống của nhân dân, giúp dân no cơm áo ấm, thuốc men, nhà cửa…

Đạo đức (Sila): Quân vương cũng như quan chức khác, phải giữ gìn đạo đức cá nhân, làm gương sáng cho dân.

Ban thưởng (Pariccàga): Cho những quan chức thanh liêm, hết lòng phục vụ nhân dân, trung thành với đất nước.

Thẳng thắn (Ajjvan): Hành xử thẳng thắn, không dùng phương thức bá đạo để đạt mục đích.

Hịa nhã (Majjivan): Cương quyết mà nhu hòa, nhu hịa nhưng khơng yếu đuối, ủy mị.

Tự kiểm (Tapam): Kiểm soát năm giác quan, không để dục vọng làm mờ tâm, không bị lôi cuốn vào những thị hiếu dục lạc.

Khơng ốn thù (Akkodha): Không thù ghét những người lầm lỗi và người muốn hại mình, hành động bằng tình yêu thương và độ lượng.

Không bạo động (Akhimsa): Tự kiềm chế, khơng theo địi những thú giải trí có tính cách bạo động, hại người và sinh vật.

Nhẫn nhục, kiên nhẫn (Khanti): Luôn kiên cường, nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh. Kiên nhẫn, biết tha lỗi, khoan dung, hiểu biết. Vua phải có khả năng chịu đựng những thử thách, những khó khăn, và những lời nhục mạ mà không giận; nhục mạ mà cịn khơng giận, chắc hẳn những sự phê bình, chỉ trích, nhất là những phê bình, chỉ trích xây dựng sẽ ln có điều kiện tồn tại trong xã hội ấy. Đó cũng là nội hàm của một nền dân chủ.

Hỉ xả (Alhodhata): Rộng lượng và bình đẳng. Vua khơng được chống lại ý muốn của dân, khơng ngăn cản một biện pháp nào có lợi cho hạnh phúc của dân chúng. Nói một cách khác, vua phải hịa hợp với dân. Với ý nghĩa và phẩm chất đó, thì khơng thiếu gì biện pháp để cụ thể hóa tư tưởng này như là thực hiện sự dân chủ thực sự trong xã hội.” [18]

Đức Phật nói rằng: Người cai trị dân phải có lịng nhân ái thương dân,

giúp đỡ những người nghèo khó, ban thưởng xứng đáng cho chúng quan lại

biết phục vụ nhân dân, các quan phải thực hành hạnh cần, kiệm, liêm, chính, sống đời đạm bạc, khơng phung phí ngân quỹ quốc gia, phải thực hành hạnh bình đẳng, xem dân như mình, cùng tuân thủ pháp luật.

sự bình đẳng, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức. Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những người yếu thế, đem hoà hợp lại cho những người khơng hồ hợp, mang hạnh phúc và ánh sáng lại cho những người đau khổ và tăm tối.

Những điều Đức Phật dạy là hướng đến sự lợi lạc thiết thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật và đau khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi người sự tịnh hoá tư tưởng, dạy cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường chứng ngộ Niết bàn. Do vậy Ngài được mô tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho nhiều người, vì lịng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp và lợi ích cho loài người.

“Những đặc điểm quan trọng của một xã hội lí tưởng đã được khắc họa trong tư tưởng Phật giáo.

Một xã hội lí tưởng: Nội dung giáo lí Phật giáo có thể được tóm tắt hay nhất trong ba điều đạo đức sau: Tránh làm điều ác, tu tập điều lành và tịnh hố tâm mình. Đức Phật khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tuân giữ

năm điều đạo đức (ngũ giới) hay mười con đường thiện nghiệp (thập thiện), và sống một đời phù hợp với tám đạo thánh (bát chính đạo) để xây dựng một xã hội có căn bản đạo đức. Mỗi cơng dân của xã hội này được khuyên nên nghĩ và làm những điều gì tốt cho mình và cho người, đưa đến phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho toàn xã hội và loài người.

Một xã hội hợp lí: Lời dạy của Đức Phật được xem là siêu việt thời gian, kêu gọi con người đến để thấy và kiểm chứng, đưa con người đi lên, và được chính con người chấp nhận. Điều Đức Phật dạy cho đệ tử, ngày nay được biết đến trong tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận), là những điều hợp

lí và gắn liền với thực tế. Nó mang đến lợi lạc, tốt đẹp, nhân từ, lợi ích và có liên quan đến những vấn đề của con người. Đức Phật khích lệ con người tu tập ý chí tự do, sống một đời hợp lí, để nhìn mọi sự vật hiện tượng đúng như bản chất của chúng. Giá trị con người, ý chí, nỗ lực, tiềm năng, trách nhiệm và phẩm giá con người nằm ngay trong chính họ. Đức Phật khuyên con người nên đến với giáo lí của Ngài chỉ sau khi đã xem xét kĩ lưỡng tính chất và giá trị của nó, và thấy nó đem đến an lạc và hạnh phúc.

Một xã hội có văn hố: Giáo lí Phật giáo nhằm mang lại sự phát triển hay làm tăng tiến nhân cách con người. Đức Phật đưa ra sự giáo huấn về thân và tâm, làm lợi lạc cho cá nhân con người cũng như cho tồn xã hội trong đó con người sinh sống. Qua cách giáo huấn về thân, tức chế phục các giác quan, trong khi giáo huấn về tâm, tức là tu tập tâm và những điều thuộc về tâm (tâm sở), đạt tới trạng thái điềm tĩnh, mà mọi cảm xúc quấy nhiễu, vui hay buồn, và những chấp thủ vào cảm xúc đều được hoàn toàn loại bỏ.

Một xã hội công bằng: Sự công bằng và phúc lợi xã hội là hai nét chính của xã hội lí tưởng của Phật giáo. Đó là một xã hội trong đó mọi hoạt động gồm nơng nghiệp và cơng nghiệp sẽ cơng bằng nhờ vào những phương thức chính đáng. Tất cả các nhóm người trong xã hội như là cha mẹ và con cái, vợ và chồng, thầy và trò, chủ và tớ, bạn bè, đồng nghiệp, người cư sĩ và người lãnh đạo tôn giáo…, đều thực hiện tốt những bổn phận và trách nhiệm của bản thân. Ngay cả vua hay nhà lãnh đạo đất nước cũng tự mình trau dồi trong “mười bổn phận của nhà vua”, để mang đến phúc lợi, hạnh phúc và hồ bình cho nhân dân và đất nước của mình. Trong khn khổ một xã hội công bằng này, mọi người đều có một cuộc sống chính đáng một cách chân thành, lương thiện và tránh mọi phương tiện sinh sống bất chính. Mọi người kiếm sống hay làm giàu bằng năng lực, sự cố gắng và sức mạnh của chính mình theo con đường hợp pháp và chân chính. Đức Phật nói rằng: Sự chân chính là điều tốt

Một xã hội bình đẳng: Đức Phật chủ trương một xã hội bình đẳng, trong đó tất cả mọi người đều bình đẳng về đạo đức, tâm linh và xã hội. Đức Phật giảng về bình đẳng giữa người với người, thiết lập một cơ chế dân chủ trong tăng đoàn. Ngài loại trừ sự phân chia giai cấp và đánh giá con người không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dịng giống, màu da hay giới tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo đức của họ. Tăng đoàn do Đức Phật thiết lập là tổ chức hoà hợp đầu tiên trong lịch sử loài người, mà trong đó chấp nhận tất cả thành viên thuộc bốn giai cấp (Tăng lữ, Vua quan, dân thường, nô lệ) mà khơng có sự kỳ thị nào.

Một xã hội nhân bản: Phật giáo quan niệm, con người là một sự kết hợp của các thành phần tâm lí và vật lí. Con người là tạo chủ duy nhất và tác giả của chính đời mình và thế giới, chịu sự chi phối của luật nhân quả nghiệp báo. Đức Phật thiết lập nên xã hội, ở đó sự đau khổ của con người được giảm thiểu hay chấm dứt. Lời thuyết giảng của Đức Phật liên quan chủ yếu đến lịng từ, bi, bố thí và cơng bằng giữa người với người.

Một xã hội vị tha: Cấu trúc lí tưởng của Phật giáo được đặt căn bản trên việc coi trọng đạo đức, ở đó mọi tư tưởng và hành động ích kỉ vì mình đều được xoá bỏ. Xã hội mà Đức Phật muốn đưa ra là xã hội vì sự lợi lạc cho nhiều người và hạnh phúc cho nhiều người, phù hợp với nguyên tắc chính pháp của Phật giáo. Xã hội lí tưởng của Phật giáo là một xã hội khơng có sự xung đột quyền lợi riêng tư và quyền lợi cộng đồng, quyền lợi cộng đồng nên được đặt trước quyền lợi riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, sự hy sinh quyền lợi riêng tư không giống với sự huỷ bỏ quyền tự trị của con người.

Một xã hội hòa hợp: Đối với một xã hội hòa hợp và thịnh vượng, Đức Phật đặt ra bảy nền tảng cho cộng đồng cư sĩ, và bảy nền tảng cho tăng đồn. Ngài nói rằng, con người nên sống với đồng loại của mình trong cung cách hòa hợp, bằng cách tránh sự dèm pha người khác. Mặt khác, Ngài khuyên nên

kính trọng, tơn vinh và hỗ trợ những người sống phù hợp chính pháp. Ở đây trong bất kì đồn thể nào mọi thành viên nên sống trong hịa hợp, nhã nhặn, khơng tranh cãi, giống như sữa hồ với nước, nhìn nhau với cặp mắt thân ái.

Một xã hội quân bình: Xã hội được Đức Phật đề cao là xã hội tránh được hai lối sống cực đoan. Một là tự hành xác thường được các người tu ẩn dật thực hành, họ tin lầm rằng sự chịu đựng đau đớn căng thẳng của thân thể sẽ dẫn đến giải thoát, trong khi cái thứ hai là sự phóng dật quá độ trong dục lạc. Họ khơng nhìn thấy những hình thức hạnh phúc cao cả hơn, như hạnh phúc của những cấp thiền định. Mọi thành viên trong xã hội nên sống cuộc đời trung đạo, gồm tám yếu tố để mang lại an lạc, hạnh phúc và sự giải thoát thực sự cho mình và cho người khác. Trong một xã hội lí tưởng như thế, con người được khuyên nên sống một đời có sức khoẻ tốt, có được một khả năng ứng dụng những điều đã học và với một đường lối trung đạo thích hợp cho sự nỗ lực trong cuộc sống.” [38]

Đây là một xã hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chính và có trách nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lí xã hội nên xây dựng một nền kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để cho người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức, cao thượng và khoan dung. Cịn về mơi trường sống, người dân có được sự kết giao tốt với các đồn thể, có đời sống qn bình, giữ được quan hệ tốt đẹp với người khác và đóng góp vào sự an lạc, hạnh phúc của xã hội. Những người lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để đạt hạnh phúc cho mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế giới khơng có tham, sân, si.

Với tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, Đức Phật loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của Bà la mơn, một hình thái xã hội bóc lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tơn giáo và những nhóm chính

trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi nguồn gốc sinh ra, Đức Phật kết hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ tâm của con người. Theo lí thuyết này, chính sự phát triển đạo đức và tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo đức và xứng đáng được tôn trọng; ngược lại chính cái động cơ xấu xa và những việc làm ác độc của con người làm cho họ trở thành một kẻ đáng lên án chứ không phải do nguồn gốc sinh ra, bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội.

Mơ hình xã hội lí tưởng của Phật giáo dựa trên sự bình đẳng, chân chính và đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như là sinh ra từ sự tham ái và những điều kiện không tốt đẹp của đời sống. Tội ác và hình phạt do đó được nhìn từ viễn cảnh cải cách để đạt đến một giải pháp hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm sốt được nó. Thêm vào đó, những nguyên tắc hịa hợp và đồn kết nêu trên chính là nhằm góp phần xây dựng một xã hội của những người có kỉ luật và tự tin vào chính mình. Họ là những con người có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình cũng như của người khác.

Một xã hội như thế thì chắc chắn đã đảm bảo ở mức độ cao những tiêu chuẩn về quyền con người trong Luật nhân quyền quốc tế ngày nay. Và quan trọng nhất theo chúng tơi, tư tưởng Phật giáo góp phần, hướng tới xây dựng một nền đạo đức cho con người mà một xã hội, với những người dân có được các phẩm chất đạo đức ấy, nhất định sẽ đóng góp tích cực vào việc tơn trọng và bảo đảm quyền con người.

Chƣơng 2

TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN VÀ TỰ DO CỦA CON NGƢỜI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)