Từ hình 1.5, ta cĩ thể thấy các nút cảm biến được phân bố trong trường cảm ứng. Mỗi nút cảm biến cĩ khả năng thu thập dữ liệu và định tuyến đa chặng đến một điểm xử lý tập trung gọi là nút Coordinator. Dữ liệu được định tuyến tại nút Coordinator bởi một cấu trúc đa chặng theo giao thức RPL. Nút Coordinator sẽ giao
tiếp với các nút quản lý nhiệm vụ (Manager Node) qua một liên kết được gọi là
Gateway và sau đĩ là qua API thuộc mạng Internet hoặc vệ tinh.
1.4. Thiết bị IoT tài nguyên yếu và các vấn đề an tồn bảo mật
Trong bất kỳ giải pháp hoặc ứng dụng IoT nào, các thiết bị IoT là yếu tố quan trọng. Các thiết bị IoT này cĩ thể được chia thành hai loại chính: (1) Thiết bị nhiều tài nguyên như: máy chủ, máy tính cá nhân, máy tính bảng, v.v. (2) và thiết bị hạn chế về tài nguyên như: cảm biến, thẻ RFID, v.v... Loại thiết bị IoT thứ hai đang trở nên phổ biến hơn do chúng được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau và sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường, dẫn đến một tỷ lệ trao đổi dữ liệu lớn giữa chúng.
Hầu hết các thiết bị IoT (như RFID và cảm biến) đều cĩ kích thước nhỏ và được trang bị tài nguyên hạn chế như bộ nhớ nhỏ (RAM, ROM) để lưu trữ và chạy ứng dụng, cơng suất tính tốn thấp để xử lý dữ liệu, năng lượng pin hạn chế (hoặc khơng cĩ pin trong trường hợp thẻ RFID thụ động), khu vực vật lý nhỏ để lắp ráp. Hơn nữa, hầu hết các thiết bị IoT xử lý ứng dụng thời gian thực, trong đĩ phản ứng nhanh chĩng và chính xác với bảo mật thiết yếu bằng cách sử dụng các tài nguyên sẵn cĩ là một nhiệm vụ đầy thách thức [18][19].