Liên quan đến trình độ học vấn của người ốm: Kết qủa thu được cho thấy người có trình độ trung học cơ sở trở lên có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB ở trạm y tế đầu tiên cao hơn so với trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Liên quan vấn đề dân tộc tại nghiên cứu này cho thấy khơng có sự khác biệt vì (p> 0,05). Điều này cũng phù hợp với địa phương xã Yên Ninh chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến trạm y tế của người ốm lựa chọn KCB đầu tiên tại trạm y tế: kết quả thu được người có khoảng cách gần < 5 km có sử dụng dich vụ y tế xã cao hơn người ốm có khoảng cách > 5km. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) .
Liên quan với người ốm có thẻ bảo hiểm y tế: kết quả thu được cho thấy là người ốm có thẻ bảo hiểm y tế đến KCB tại trạm y tế cao hơn so với người ốm khơng có thẻ bảo hiểm y tế, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Từ kết quả này cho thấy rằng thẻ bảo hiểm y tế là một yếu tố để người dân quyết định lựa chọn nơi KCB, cịn nếu khơng tổ chức triển khai KCB bằng thẻ bảo hiểm y tế thì tỷ lệ người ốm KCB ở trạm y tế cịn thấp nữa.
Kết quả nghiên cứu ở đây có thể là do cỡ mẫu của chúng tơi còn nhỏ, phạm vi hẹp hoặc đây là một nét đặc trưng của địa bàn nghiên cứu, việc sử dụng dịch vụ KCB đầu tiên khi ốm ở trạm y tế của người dân không bị phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ, dân tộc trên đã phân tích. Vì thế nên các kết quả thu được chưa phản ánh được toàn diện hiện trạng sử dụng KCB tại trạm y tế thị trấn, để làm sáng tỏ hơn vấn đề này cần một nghiên cứu cỡ mẫu đủ lớn, phạm vi nghiên cứu rộng trên nhiều xã cả nơng thơn và thành thị để có thể phân tích và đánh giá được sâu hơn.
Trong khn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ đưa ra mô tả chung nên chúng tơi chưa có thể phân tích sâu từng ngun nhân để có cái nhìn tổng qt hơn về thực trạng KCB của người dân. Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB, kết quả của các nghiên cứu này đã được chúng tơi tham khảo và trích dẫn trong phần tổng quan và bàn luận. Kết quả nghiên cứu này chưa thể đại diện đầy đủ được cho việc sử dụng KCB ở trạm y tế của xã, đây chỉ là một cách tiếp cận nhằm xác định mức độ sử dụng dịch vụ KCB đầu tiên khi ốm của người dân xã Yên Ninh tại thời điểm điều tra.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được và bàn luận ở trên cho phép chúng tôi rút ra được một số kết luận sau.