Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 44 - 45)

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính

Kể từ khi việc đo lường kế toán trở nên dễ hiểu và nhìn chung được chấp nhận trong việc phản ánh các hoạt động tài chính của ngân hàng thì phương pháp phân tích báo cáo tài chính được nhiều chuyên gia nghiên cứu lựa chọn. Đây là phương pháp phân tích truyền thống, được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM Việt Nam và trong phân tích của các nhà nghiên cứu. Các chỉ số tài chính trở thành cơng cụ để thể hiện và đánh giá hoạt động tài chính của ngân hàng. Mỗi chỉ số tài chính có vai trị khác nhau trong việc giải thích các loại thơng tin khác nhau liên quan đến hoạt động và tình hình tài chính của ngân hàng. Bằng cách so sánh chỉ số tài chính, chúng ta không chỉ báo cáo một ngân hàng hoạt động như thế nào, mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin dạng như ngân hàng nào đã hoạt động tốt hơn những ngân hàng khác. Việc so sánh chỉ số tài chính giúp chỉ ra một ngân hàng đang đạt được các mục tiêu tốt như thế nào. Mặc dù cịn những hạn chế, nhưng các chỉ số tài chính vẫn được xem là một cơng cụ phân tích tiện lợi và có thể tin cậy. Việc phân tích các chỉ số đã trở thành kỹ thuật được thử thách qua thời gian, và được sử dụng thường xuyên nhất trong tất cả quá trình ra quyết định tài chính. Brigham và Ehrhard (2005) đã phát biểu rằng một bảng phân tích báo cáo tài chính có thể nêu bật điểm mạnh cũng như hạn chế của một công ty, và thông tin này được ban quản trị sử dụng để cải thiện hoạt động của một tổ chức, cũng như để những nhân tố khác dự báo kết quả trong tương lai.

Dựa trên nền tảng lý thuyết ở trên và qua tham khảo các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với

nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động mua lại trong giai đoạn từ 2005-2008, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu phân tích chủ yếu sau:

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu thực hiện nghiên cứu

Chỉ tiêu phân tích Chỉ số đƣợc sử dụng

Khả năng sinh lời

- Lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)

- Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)

Hiệu quả quản lý

- Thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập thuần (NIIR)

- Chi phí hoạt động/tổng thu nhập thuần (CIR/EFF)

Tính thanh khoản

- Dư nợ cho vay/ vốn huy động (LTD)

- Dư nợ cho vay/ tổng tài sản (LTA)

Tính địn bẫy - Tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (DER)

- Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 44 - 45)