Diễn Giải 1996 1997 1998
Tỷ suất lợi nhuận -24.80% -24.50% -52.10%
Lợi nhuận/ tài sản ròng -11.30% 26.30%
Lợi nhuận/doanh thu -22.10% -22.13% -46.50%
Thay đổi (%) 11% 53%
(Nguồn: Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh)
Ngồi những hoạt động như khuyến mãi quảng cáo thì tại cơng ty Coca Cola có một đặc điểm là có hơn 40% chi phí ngun vật liệu cho sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ. Đối với ngành sản xuất nước giải khát thì chi phí ngun vật liệu chiếm hơn 50% trong tổng chi phí, vì vậy giá trị ngun vật liệu nhập từ công ty mẹ là rất lớn. Do đó chắc chắn sẽ có hiện tượng nâng giá đầu vào tại khâu mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ.
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, xem xét tỷ trọng chi phí ngun vật liệu chiếm trong tổng chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 60,14% trong tổng chi phí. Khi so sánh với doanh thu thì chi phí ngun vật liệu chiếm 66,82%. Nếu đem tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu so với doanh thu và chi phí tại cơng ty Coca Cola so sánh với các công ty trong cùng ngành sản xuất nước giải khát thì tỷ lệ này q cao và khơng phù hợp với đặc điểm và tỷ suất lợi nhuận của ngành này.
Trong thời điểm mà Nhà nước chưa quản lý được giá mua nguyên vật liệu giữa công ty Coca Cola Chương Dương và công ty Coca Cola mẹ ở chính quốc thì có thể xảy ra tình trạng kê khai nâng giá mua vào trên hóa đơn so với giá thực tế (đây là hiện tượng chuyển giá). Mục đích của việc làm này là gây lỗ cho công ty tại Việt Nam nhưng công ty mẹ tại chính quốc sẽ thu lợi do giá nguyên vật liệu đuợc bán với giá cao. Đây cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận về chính quốc trong khi công ty con tại Việt Nam phải chịu lỗ. So sánh tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán (NVL/GVHB) của công ty Coca Cola Chương Dương và hai công ty con của Coca Cola mẹ hoạt động tại Úc và Canada. Cả ba công ty này cùng mua nguyên vật liệu và hương liệu từ công ty mẹ trong bảng sau:
Bảng 2.10: So sánh tổng hợp giữa ba công ty Coca Cola con tại ba quốc gia:
Năm Coca Cola Enterprises Cocacola Amati Coca Cola Chương Dương NVL DTT NVL GVHB GVHB DTT NVL DTT NVL GVHB GVHB DTT NVL DTT NVL GVHB GVHB DTT 1996 20.20% 32.67% 61.81% 15.49% 25.91% 59.80% 66.82% 1997 22.16% 35.23% 62.92% 17.87% 31.68% 56.41% 52.42% 81.00% 74.80% 1998 23.11% 36.94% 62.55% 20.00% 34.84% 57.38% 70.00% 86.87% 89.13%
Xem xét trong bảng phân tích chúng ta có thể thấy được là tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn của hai công ty Coca Cola Enterpises and Coca Cola Amati chỉ chiếm từ 31% đến 37%. Trong khi tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán tại Coca Cola Chương Dương luôn luôn lớn hơn 80% trong cả hai năm 1997 và 1998. Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao lại có sự khác biệt quá lớn về tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong cùng một ngành sản xuất nước giải khát như vậy? Và điều này cũng khẳng định thêm là có hành vi chuyển giá trong các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ. Cụ thể hơn chúng ta có thể xem xét bảng số liệu doanh thu và chi phí của cơng ty Coca Cola Chương Dương năm 1996
Bảng 2.11: Số liệu doanh thu và chi phí của cơng ty Coca Cola Chương Dương 1996
Chỉ Tiêu Giá trị (USD)
Tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí
Doanh Thu 239.761.715
Tổng chi phí 266.375.982 100%
Chi Phí nguyên vật liệu 160.204.461 60%
Chi phí khấu hao 7.991.279 3%
Thuế doanh thu 18.646.318 7%
Chi phí tiếp thị. bán hàng 71.921.515 27%
Các khoản khấu trừ khác 7.612.409 3%
Tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí năm 1996 60% 3% 3% 7% 27% Chi phi NVL Chi phí KH Chi phí khác Thuế doanh thu Chi phí TT, BH
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí cơng ty Coca Cola Chương Dương năm 1996
2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất
Các trường hợp chuyển giá được xem xét ở trên là chuyển giá dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia. Trong trường hợp của công ty Foster’s Việt Nam đã né tránh thuế tiêu thụ đặc biệt. Công ty Foster’s Việt Nam đã dựa vào luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó chưa được chặt chẽ để né tránh và lách thuế nhằm giám đáng kể số thuế phải nộp.
Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt Nam bán cho các đại lý là 240.000 đồng/két với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia chai là 75% thì mỗi két bia phải đóng thuế tiêu thu đặc biệt là:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt/(1+thuế suất) =240.000/(1+75%) = 137.143 VND
Thuế tiêu thụ đặc biệt tính =137.143 x 75% = 102.857 VND
Như vậy với giá bán một két bia là 240.000 VND thì cơng ty bia Foster’s Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước là 102.857 VND. Với một số thuế nộp lớn như vậy thì chủ đầu tư của Foster’s Việt Nam đã tìm cách để lách thuế và nộp số thuế nhỏ
hơn. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Foster’s Việt Nam. Cơng ty này có nhiệm vụ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra. Giá bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam chỉ là 137.500 VND. Với giá bán như vậy thì thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho mỗi két bia sẽ là:
137.500
Thuế tiêu thụ đặc biệt = x 75 % = 58.929 VND 1+ 75%
Công ty TNHH Foster’s Việt Nam bán bia ra thị trường thì cơng ty này phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng là 5%. Giả sử giá bán một két bia khơng đổi vẫn là 240.000 VND/két thì số thuế giá trị gia tăng mà công ty TNHH bia Foster’s phải nộp là
240.000
Thuế tiêu thụ đặc biệt = x 5 % = 11.429 VND 1+ 5%
Như vậy tổng cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng mà chủ đầu tư phải nộp trong trường hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty TNHH Foster’s Việt Nam cho mỗi két bia là 58.929 VND + 11.429 VND = 70.358 VND. Nếu chúng ta đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp của chủ đầu tư trước và sau khi thành lập công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng ta có thể thấy là chủ đầu tư đã tiết kiệm được một khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (tương đương 31,60%). Với cách thực hiện này thì thuế TNDN mà chủ đầu tư phải nộp có thể là khơng thay đổi hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể đưa thêm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao hay chi phí quảng cáo nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp. Với trường hợp trên thì các chun gia tài chính nhận định mặc dù cơ quan nhà nước có thể nhận diện ra đây là một hành vi chuyển giá nhưng do pháp luật Việt Nam tại thời điểm đó cịn nhiều điểm chưa chặt chẽ hoặc khơng có điều luật chế tài đối với hành vi trên vì vậy mà cơ quan nhà nước khơng thể bắt bẻ về thủ
thuật tách rời khâu sản xuất và khâu thương mại của công ty bia Foster nhằm mục đích lách thuế và giảm số thuế phải nộp.
2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi
Trong phần này tác giả sẽ trình bày một ví dụ thực tế của việc định giá bán nội bộ tại một tập đồn kinh tế. Vì lý do nhạy cảm của vấn đề nên tác giả xin phép không nêu tên MNC và sản phẩm trong ví dụ mà chỉ gọi là MNC và sản phẩm là một loại dầu gội đầu.
Chi nhánh MNC tại Việt Nam là một trong những thành viên của MNC mà MNC này đã có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Do những điều kiện về kinh tế và lợi thế so sánh của các chi nhánh có mặt tại các quốc gia khác nhau mà MNC chọn chi nhánh tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu cho các nước. Chi nhánh MNC tại Việt Nam sẽ trở thành một chi nhánh chuyên sản xuất ra sản phẩm, sau đó cung cấp cho các chi nhánh của MNC tại các quốc gia khác. MNC tại Việt Nam sẽ thực hiện chào giá bán nội bộ cho các thành viên khác và việc báo giá nội bộ sẽ được thực hiện hàng quý hay theo một vài trường hợp cụ thể tùy theo yêu cầu của các thành viên trong nội bộ của MNC.
Để tính được bảng báo giá cho các công ty thành viên của MNC thì MNC tại Việt Nam cũng dựa vào phương pháp giá vốn cộng lãi để báo giá, đưa ra chi tiết bản tính cụ thể cho một tấn sản phẩm và một thùng sản phẩm. MNC tại Việt Nam sẽ đưa ra cấu trúc chi phí để sản xuất ra một tấn sản phẩm bao gồm những chi phí gì và lợi nhuận nội bộ mà MNC tại Việt Nam đã cộng vào một tấn hay một thùng sản phẩm. Giá bán của một thùng sản phẩm được tính bằng cách lấy giá bán của một tấn sản phẩm chia cho số lượng thùng để tạo thành một tấn sản phẩm.
Trong quá trình báo giá thì MNC tại Việt Nam cũng phải thể hiện rõ cấu trúc chi phí cấu thành nên giá thành của một tấn sản phẩm. Cấu trúc chi phí được thể hiện như sau :
Trong bảng cấu trúc chi phí này các yếu tố chi phí cấu thành nên giá của một tấn sản phẩm sẽ lại được tiếp tục chi tiết trong các bảng tính kèm theo. Để hiểu rõ hơn phương pháp tính giá nội bộ này, tác giả sẽ trình bày phương pháp tính tốn của từng khoản mục chi phí trong bảng cấu trúc chi phí.
Trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu yếu tố chi phí nguyên liệu. Nguyên liệu để sản xuất ra một tấn sản phẩm dầu gội đầu có thể được mua từ trong nước hoặc nhập khẩu. MNC tại Việt Nam sẽ tính ra giá nguyên vật liệu cho sản phẩm xuất khẩu, và thông thường sẽ cộng thêm 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá chưa có thuế nhập khẩu. Phần chênh lệch này là chi phí cho việc làm thủ tục hồn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy giá nguyên vật liệu tính cho xuất khẩu nội bộ sẽ được tính bằng giá mua khơng có thuế nhập khẩu cộng cho 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá khơng có thuế nhập khẩu.
Ngoài yêu tố giá của nguyên liệu sản xuất cho xuất khẩu thì MNC tại Việt Nam cũng phải trình bày chi tiết tỷ trọng các nguyên liệu để cấu thành một tấn sản phẩm. Tỷ trọng này sẽ được phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay phòng kế hoạch sản xuất cung cấp. Tương tự cho chi phí bao bì của sản phẩm như sau:
Trong phần tính tốn chi phí bao bì đã chỉ ra được các chỉ số như số lượng sản phẩm cho một thùng, trọng lượng của một sản phẩm, số lượng thùng trên một tấn sản phẩm và số
lượng sản phẩm trên một tấn sản phẩm. Các thông tin này giúp cho công ty nhập khẩu biết được số lượng sản phẩm để đưa ra quyết định nhập khẩu.
Chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi để sản xuất ra một tấn sản phẩm sẽ được bộ phận kế tốn chi phí tại nhà máy cung cấp. Kế tốn chi phí sẽ căn cứ vào số lượng giờ công và giờ máy chạy thực tế và đơn giá của một giờ công và giờ máy thực tế phát sinh để tính ra chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi.
Chi phí sản xuất chung sẽ được tính bằng cách lấy tổng của chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi nhân với tỷ lệ đóng góp của chi phí sản xuất chung trong một đồng chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Tỷ lệ này được tính như sau:
Tỷ lệ chi phí sản xuất chung được tính bằng cách lấy tổng chi phí của các bộ phận liên quan phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của công ty chia cho tổng chi phí sản phẩm sản xuất ra trong một năm.
Cộng các khoảng chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định, chi phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất chung lại với nhau thì có được giá xuất xưởng của một tấn sản phẩm.
Nhìn vào bảng cấu trúc chi phí của sản phẩm chúng ta cịn hai yếu tố chi phí là chi phí vận tải và lợi nhuận cộng thêm mà MNC tại Việt Nam sẽ cộng vào khi báo giá bán nội bộ, chi phí vận tải sẽ tùy thuộc vào điều kiện mua bán thỏa thuận giữa hai bên mua và bán sao cho có lợi nhất. Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa này sẽ được cộng trực tiếp vào giá của một tấn sản phẩm hay một thùng sản phẩm được bán ra. Chúng ta xem bảng tính chi phí xuất nhập khẩu sau:
Sau khi đã tính đủ các chi phí cần thiết để cấu thành nên chi phí của 1 tấn sản phẩm thì MNC tại Việt Nam sẽ tính đến phần lợi nhuận mà MNC tại Việt Nam được hưởng. Phần lợi nhuận cộng thêm này được xác định bằng một tỷ lệ qui định trong nội bộ của MNC vì vậy lợi nhuận cộng thêm này sẽ khơng giống với lợi nhuận của hàng hóa mà MNC bán tại thị trường Việt Nam. Trong ví dụ này thì tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm được tính bằng 10% tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm, tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm bao gồm vốn lưu động, hàng tồn kho, công nợ và vốn cố định tham gia vào sản xuất ra một tấn sản phẩm.
Như vậy với mỗi tấn sản phẩm xuất khẩu thì phần lợi nhuận của MNC tại Việt Nam chính là phần lợi nhuận cộng thêm. Nếu tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm khơng được tính tốn khách quan thì hiện tượng chuyển giá sẽ xảy ra.
Kết Luận Chương 2:
Nhìn chung tất cả các trường hợp chuyển giá nêu trên của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều thực hiện các thủ đoạn như là:
- Chủ động hạch tốn thu lỗ thơng qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, tăng chi phí chuyên gia, chi phí đại diện nhằm mục đích đẩy phía liên doanh Việt Nam ra khỏi cơng ty dựa vào tiềm lực tài chính vững mạnh của các cơng ty mẹ ở nước ngồi.
- Thực hiện mọi biện pháp để giảm thiểu số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, không loại trừ các hành vi lách luật và sai luật.
- Cố gắng chuyển lợi nhuận về nước càng nhiều càng tốt bằng cách thơng qua các hình thức định giá cao tài sản, nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí về bản quyền và bí quyết cơng nghệ để các cơng ty mẹ tại chính quốc sẽ được hưởng lợi trong khi công ty tại Việt Nam phải gánh chịu thua lỗ nặng nề.
- Thực hiện việc xâm nhập thị trường, chiếm lấy thị phần và cuối cùng đánh bật các đối thủ cạnh tranh nội địa ra khỏi thị trường nhờ các hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị. Khi đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc, đồng thời đẩy phía đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh thì các MNC sẽ tha hồ khai thác thị trường và hưởng lợi. Với thế mạnh trên thị trường thì các MNC sẽ thao túng thị trường và tạo ra sự mất công bằng trong nghĩa vụ thuế so với các công ty nội địa đồng thời làm tổn hại, mất cân bằng