Loại Chỉ tiêu
Đặc biệt (g/l) Loại 1 Loại 2
Nito tổng số 20 15 11
Nito amin 8,5 6,5 4
Nito amoniac <5 4 3
Muối 250 – 265 260 – 280 265 – 285
Thời gian bảo quản (ngày)
150 100 70
Bảng 10: Tiêu chuẩn đánh giá chất luợng nuớc mắm 4. Bảo quản nuớc mắm
Nhờ muối và hàm lượng đạm cao, tạo áp suất thẩm thấu lớn ức chế hoạt động của vi sinh vật. Hàm lượng đạm cao thời gian bảo quản rất dài từ hàng năm đến hàng chục năm nhưng hương vị kém đi.
KẾT LUẬN
Mỗi cơ sở sản xuất nước mắm đều có những kỹ thuật riêng của họ trong việc sản xuất nước mắm và đó là lý do của sự đa dạng về chất lượng. Vì nước mắm được làm từ hợp chất cá và muối nên chất lượng của nước mắm phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng, thời tiết, mùa vụ trong năm …. Thông thường cá cơm và cá nục chế biến nước mắm là ngon nhất vì chúng có hàm lượng protein cao. Mùa xuân làm mắm tốt hơn mùa đông vì vào mùa xuân cá tung tăng bơi lội nên thịt săn chắc, còn mủa đông cá tích mỡ, mắm có mùi vị không ngon…
Hiện nay đã có nhiều phương pháp cải tiến được áp dụng để thay thế cho phương pháp cổ truyền do thời gian dài và không kinh tế. Sản phẩm chế biến từ các phương pháp cải tiến này ngoài rút ngắn thời gian đã nâng cao chất lượng nước mắm và tận dụng được nguồn nguyên liệu nhưng chúng đã gắp trở ngại về hương vị vì sự tạo thành hương vị của nước mắm chủ yếu do vi sinh vật trong quá trình phân hủy cơ chất tạo thành mà để tạo hương thì cần thời gian dài.
Tuy nước mắm đã có quá trình phát triển lâu đời nhưng đến nay vẫn còn những tồn tại lớn mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết đó là:
Rút ngắn thời gian chế biến và ổn định quy trình sản xuất. Giảm đến mức tối thiểu sự hao hụt đạm trong quá trình chế biến.
Nghiên cứu giải quyết hương vị của nước mắm để đáp ứng khẩu vị của dân tộc. Từng bước cơ giới hoá quá trình sản xuất và tiến dần lên tự động hoá trong nghề
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2