3.1.1. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo xã hội
chủnghĩa
Ðảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng pháp luật và tăng
cường pháp chế XHCN. Cùng với các văn kiện của Ðảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và hệ thống các quy định khác của pháp luật về công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ở bối cảnh thế giới
đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch không
ngừng đẩy mạnh các hoạt động chống phá với những phương thức, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN càng có vai trị
quan trọng và là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong lĩnh vực hình sự địi hỏi tất cả những
hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt áp dụng phải được quy định trong BLHS, khơng thể có trường hợp nào người phạm tội bị kết án về một tội phạm không được quy định trong BLHS. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự bao gồm: Việc quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm phải được quy định trong BLHS. Sau đó hình phạt mà Tịa án tun đối với người phạm tội phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi phạm tội và phù hợp với các quy định của BLHS. Và tiếp theo là mọi trường hợp mà Tịa án tun hình phạt q nặng hay quá nhẹ, áp dụng khơng đúng và khơng chính xác các quy định của BLHS so với hành vi phạm tội là vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN.
Tóm lại, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN trong lĩnh vực hình sự địi hỏi sự triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự một cách nghiêm chỉnh và thống nhất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nhiệm vụ áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng chế định án treo nói riêng trong đấu tranh phịng
chống tội phạm. Sau đó là đến các cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân trong xã hội. Đó là những quy định về điều kiện áp dụng án treo như: mức hình phạt, về nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS… hay những quy định về thời gian thử thách, rút ngắn thời gian thử thách, tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới… Tức là tất cả những quy định của pháp luật liên quan đến án treo cần phải được tuân thủ đúng đắn trong thực tiễn.
Ngoài yêu cầu bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong q trình áp dụng án treo
cịn địi hỏi đảm bảo ngun tắc nhân đạo. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu của con người, bảo đảm quyền bất khả
xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cơng dân. Nguyên tắc
nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm nhân văn vì con người của Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, quan điểm bao dung đó ln coi giáo dục thuyết phục nhân
cách trong con người là hàng đầu, là chủ yếu. Khi xem xét mức độ hành vi phạm tội
của họ, Nhà nước ln chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng của bản thân họ khi phạm tội như mang thai, bệnh tật, hồn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để quyết định mức hình phạt đối với họ cho phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam và truyền thống ấy được thấm nhuần trong q trình xây dựng hệ thống pháp luật trong đó có Luật Hình sự Việt Nam. Ngun tắc nhân đạo trong Luật hình sự tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo tại nơi làm việc hoặc nơi cư trú, có cơ
hội để họ sớm hịa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt khơng tước quyền tự do như cảnh cáo.
Như vậy, có thể xem án treo là sự khoan hồng của Nhà nước đối với các trường hợp
có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp và thấy rằng họ có khảnăng tự cải tạo được
do vậy cần đặt ra điều kiện để được hưởng án treo.
3.1.2. Yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Đất nước ta đã và đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân - Nhà nước mà ở đó, quyền con người được pháp luật tơn trọng và
bảo vệ. Điều này được thể hiện ở chỗ nó khơng chỉ dừng lại ở các tun bố chính trị, khơng chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong
thực tế. Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được cơng nhận
dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ
không phải được tạo ra bởi những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban
cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền
tối thiểu của con người mà bất kì đất nước nào cũng phải bảo vệ. Quyền con người
là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có quyền tự do.
Bất kỳ người nào khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong mơi trường an tồn trong đó có sự an tồn về mơi trường pháp lý. Chính vì vậy, đảm bảo quyền con người trong đời sống xã hội nói chung cũng như bảo đảm quyền con người trong
khi thi hành Luật hình sự và Tố tụng hình sự của nhân dân có vai trị đặc biệt quan
trọng. Theo quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người, nếu quốc gia không thực thi quyền con người ở cả cấp độ trong nước và quốc tế (bao gồm không thực thi nghĩa vụ truy tố, xét xử tội phạm) thì quốc gia đó phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhân quyền quốc tế. Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi vi phạm quyền con người và bị coi là tội phạm quốc tế có thể khơng bị trừng phạt. Bên
cạnh đó, Luật Hình sự quốc tế bổ sung, tăng cường bảo vệ quyền con người bằng
quy định về trách nhiệm hình sự cá nhân và thiết lập Tịa án Hình sự quốc tế để đảm bảo công lý được thực hiện cho nạn nhân.
Chính vì vậy BLHS 2015 sửa đổi 2017 của nước ta được ban hành đã có
những sửa đổi, bổ sung kịp thời để thể chế hóa tồn diện các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thực hiện các cam kết quốc tế, bắt nhịp xu hướng về chính sách hình phạt trên thế giới. BLHS
năm 2015 sửa đổi 2017 đã thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở
rộng áp dụng hình phạt ngồi tù theo hướng quy định phạt tiền là hình phạt chính khơng chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng như quy định của BLHS 1999 trước đây mà cả đối với người phạm tội nghiêm trọng, mở rộng việc áp dụng hình
phạt như cải tạo không giam giữ hay cho người phạm tội được hưởng án treo… theo hướng bám sát tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong đó có những điều kiện áp dụng án treo, những quy định của pháp luật
về rút ngắn thời gian thử thách hay tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đó chính là u cầu của việc
đảm bảo quyền con người khi áp dụng chế định án treo trong Luật hình sự.
Bên cạnh đó, u cầu của việc đảm bảo quyền con người trong TTHS cũng rất quan trọng. Mỗi đạo luật được Nhà nước ban hành đều thể chế hóa ngày càng
đầy đủ, cụ thể và rõ ràng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ
quyền con người, quyền công dân trong điều kiện của Việt Nam. Hoạt động tố tụng
được tiến hành nhằm bảo vệ quyền con người nhưng cũng chính trong hoạt động tố
tụng này mà quyền con người dễ bị vi phạm nhất. Vì vậy, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân là tư tưởng xuyên suốt trong BLTTHS.
Quyền con người trong tố TTHS bao gồm: Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục TTHS cụ thể; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm và các quyền tự do cá nhân khác. Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp
cưỡng chế TNHS phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật; quyền được suy đốn vơ tội; quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ; người chưa thành niên, người bị hạn chế về năng lực nhận thức hoặc điều khiển
hành vi phải được áp dụng thủ tục TTHS đặc biệt; quyền kháng cáo đối với bản án
để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan, quyền khơng bị kết tội hai lần về cùng một hành vi…
Để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, cũng như bảo vệ tốt hơn quyền con
người trong TTHS theo đúng quy định của BLTTHS, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp, các cơ quan và
người tiến hành tố tụng cần nâng cao hơn nữa những vấn đề nhận thức về quyền
con người, tăng cường giáo dục quyền con người đối với người tiến hành tố tụng
trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Bởi vì
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự địi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng phải áp dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Chỉ khi các chủ thể này nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về nguyên tắc, trình tự, thủ tục cũng như áp dụng đúng những quy định của pháp luật hình sự nói chung và áp dụng án treo nói riêng trong thực tiễn thì lúc đó quyền con người của bị can, bị cáo mới được đảm bảo.
3.1.3. Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong Chiến lược cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định TA có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm, cụ thể Nghị quyết xác định mục tiêu của cải cách tư pháp là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử
được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
TA là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mà TA muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cần có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, tiến bộ chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp đặt ra là: Hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật dân sự và các thủ tục tố tụng tư pháp, cụ thể: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và các thủ tục tố tụng tư pháp, nâng
cao hiệu quả phòng ngừa và hướng thiện trong xử lý đối với người phạm tội theo
hướng: Giảm áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng các loại hình phạt khác như:
hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ.
Chính vì vậy, thực hiện tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian tới, cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự mặc dù đã có những tiến bộ quan trọng, các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành có nhiều đổi mới nhưng cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách hình sự phù hợp với u cầu đề ra, trong đó theo hướng giảm hình phạt tù, hạn chế hình phạt tù giam. Từ đó ngun tắc pháp chế XHCN ngày càng phải được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được tăng cường đáng kể để nâng cao nhận thức của người dân về việc chấp hành các quy định của pháp luật từ đó nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm trên thực tế. Trong hệ thống hình phạt của BLHS thì các hình phạt nặng như chung thân
và tử hình có xu hướng ít được áp dụng hơn thì các hình phạt nhẹ như phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù cho hưởng án treo lại ngày càng được các tòa án áp
dụng nhiều hơn. Xu hướng tăng cường áp dụng án treo là một xu hướng tích cực
trong áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, mặc dù khá coi trọng tính trừng trị, tuy nhiên, những hình phạt đã tuyên cho thấy xu hướng nhân đạo, nhân văn và hướng thiện đã thể hiện rất rõ.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật
hình sự ở nước ta nói riêng vẫn cịn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, tính khả thi chưa cao nên chậm đi vào đời sống. Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, nhiều văn bản chất lượng chưa cao.
Do đó, để đáp ứng u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước, nâng cao mọi mặt đời sống xã hội trong đó chú trọng pháp chế XHCN thì u cầu đặt ra là phải khơng ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp lý, trong đó có hồn thiện quy định của hệ thống pháp luật hình sự mà án treo là một trong những chế định cần khơng ngừng hồn thiện để q trình áp dụng trong thực tiễn được chính xác, thuận lợi và dễ dàng.
Những phân tích trên cho thấy: yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần phải tiến hành các công việc nhằm để đưa các quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành mới có hiệu lực trong đó có các quy định về án treo vào cuộc sống. Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về án treo gắn với thực tiễn để khơng ngừng hồn thiện chế định này.
Bên cạnh đó cơng cuộc hội nhập quốc tếởnước ta đang được tiến hành ngày một sâu rộng. Việt Nam tham gia hiện nay là thành viên của nhiều tổ chức như:
WTO, APEC, ASEAN... ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, hệ thống pháp luật và thể chế tư pháp Việt Nam đã có những điều chỉnh, sửa đổi, hồn thiện khá tích cực và kịp thời để bảo đảm phù hợp với các
nguyên tắc pháp lý quốc tế, các cam kết quốc tế song phương và đa phương tạo động lực thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư quốc tế, đã từng bước chuyển hoá các