6.4.3.1. Sự cố về dinh dưỡng
Trong nước thải, thành phần dinh dưỡng chủ yếu bao gồm carbon (còn gọi là cơ chất, chất nền, được thể hiện bằng BOD), N và P, …
- Thiếu dinh dưỡng trong nước thải sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng, tăng sinh khối cho vsv, được thể hiện bằng lượng bùn hoạt tính giảm. Để cân đối dinh dưỡng có thể dùng muối amon, ure, supephosphat nâng N, P.
- Nhưng khi N, P quá nhiều, vượt quá nhu cầu cần thiết của vi sinh vật thì cần phải khử. Ta có thể sử dụng công trình mương oxy hóa để khử N. Đối với P, nếu sau vùng kị khí là vùng hiếu khí, vi sinh vật sẽ tích lũy P trên mức bình thường nhằm sử dụng khi cần thiết. Bùn sẽ gồm sinh khối vi sinh vật và cặn lơ lửng, khử P chính là xả bùn cặn giàu P.
6.4.3.2. Sự cố về sinh khối
Bảng 6.4: Các sự cố thường gặp khi vận hành quá trình bùn hoạt tính
STT Vấn đề Nguyên nhân Hậu quả
1 Bùn phát triển phân tán
Các VSV không tạo bông mà phân tán dưới dạng những cá thể riêng biệt hay những cụm nhỏ với đường kính 10-20 m.
Bùn khó lắng, nước ra bị đục.
2 Bùn không kết dính được
Bông bùn thường có cấu hình nén nhỏ, đường kính 50-100 m do sự phân chia các bông bùn lớn, thiếu thức ăn.
Chỉ số thể tích bùn SVI thấp, nước ra khỏi bể bị đục.
3 Bùn tạo khối Các vi khuẩn dạng sợi phát triển quá mức trong bùn, làm bùn nén kém và lắng kém.
Chỉ số thể tích bùn SVI cao, khả năng tách nước của bùn giảm.
4 Bùn nổi Quá trình kị khí xảy ra do sục khí không đủ và đồng đều sinh ra khí N2
nổi lên kéo theo bông bùn
Hình thành lớp bùn hoạt tính trên mặt nước.
5 Bọt váng Do sự hiện diện của vi khuẩn
Norcadia spp và Microthrix parvicella.
Gây mùi hôi, tăng SS và BOD của nước thải đầu ra. Lớp bọt váng sẽ giữ lại một lớp bùn hoạt tính làm ảnh hưởng tới thời gian lưu bùn.
6 Bùn tạo khối không phải do vi khuẩn dạng sợi
Bùn chứa quá nhiều polymer ngoại bào làm lớp bùn xốp.
Tăng SS và BOD của nước thải đầu ra, loãng bùn.
Cách khắc phục:
- Bổ sung Clorin với nồng độ khoảng 10-20 (mg/l) vào bùn tuần hoàn khoảng 3 lần mỗi ngày.
- Thêm vào các polymer hữu cơ tổng hợp để tăng tính lắng của bùn. - Gia tăng việc thải bùn.
Chương 7
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận
Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cải Tiến Xanh, chúng em đã được tìm hiểu và tiếp xúc với hệ thống xử lý nước thải chế biến rau quả Công ty TNHH Thụy Hồng công suất thiết kế 300 (m3/ngàyđêm), chúng em thấy rằng công nghệ xử lý nước thải mà quý Công ty đang áp dụng là một công nghệ khá mới. Điểm nổi bật của công nghệ sinh học hiếu khí tiếp xúc là lượng bùn sinh ra rất ít, giảm được chi phí xử lý bùn; có khả năng xử lý N và P; hiệu quả xử lý cao trên cùng 1 đơn vị thể tích ( giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng); có khả năng chịu vượt tải cao khi xảy ra hiện tượng quá tải trong hệ thống.
Tuy nhiên, với đặc điểm tính chất nước thải của Công ty TNHH Thụy Hồng thì việc áp dụng công nghệ này vào hệ thống xử lý là không hợp lý vì rất tốn kém. Hệ thống xử lý mà công ty đưa ra chưa phù hợp với mục tiêu tiết kiệm cả về kinh phí lẫn diện tích xây dựng. Hơn nữa, đối với hệ thống xử lý đó, thì nên tính toán, xem xét để nâng chất lượng nước thải đầu ra lên loại A QCVN 24 : 2009/BTNMT.
Trong quá trình thực tập, chúng em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt nhất định. Nguyên nhân là do lý thuyết được xây dựng trong điều kiện lý tưởng còn thực tế thì có nhiều biến động.
7.2. Kiến nghị
Bảo đảm công tác quản lý và vận hành đúng theo hướng dẫn kĩ thuật, định kì kiểm tra, nâng cấp, thay mới các thiết bị trong hệ thống xử lý.
Thường xuyên quan trắc chất lượng nước thải xử lý đầu ra để kiểm tra xem có đạt điều kiện xả vào nguồn loại B và quan trắc chất lượng nguồn tiếp nhận.
Công ty TNHH Thụy Hồng nên thực hiện sản xuất sạch, dần thực hiện hoàn thiện và cải tạo công nghệ để vừa tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, vừa giảm bớt lượng chất thải xử lý cuối đường ống.
Chúng em cũng xin kiến nghị cần có nhiều buổi tham quan thực tế trong quá trình học tập để chúng em có thể so sánh giữa lý thuyết với thực tế, tránh bỡ ngỡ khi làm việc sau này.