TRỢ LỰC PHANH BẰNG CHÂN KHÔNG.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ ô tô Trung cấp) (Trang 32 - 35)

Để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình sử dung phanh, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phanh trong trường hợp phanh gấp ở hệ

thống phanh trang bị thêm bộ trợ lực phanh.

Trợ lực phanh có hai dạng cơ bản là trợ lực bằng chân không và trợ lực bằng thuỷ lực (trợ lực dầu).

- Bộ trợ lực chân không: hoạt động dựa vào độ chênh lệch chân không của động cơ và của áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với

lực ấn của bàn đạp phanh. Nguồn chân khơng có thể lấy ở đường nạp động cơ hoặc dùng bơm chân không riêng làm việc nhờ động cơ.

- Bộ trợ lực thuỷ lực dùng một bơm có mơ tơ để tạo ra một áp suất thuỷ lực đủ lớn để giảm lực đạp phanh cần thiết.

2.4.1 Cấu tạo.

1. Thanh đẩy xy lanh. 2. Van chân không. 3. Màng ngăn 4. Pít tơng trợ lực. 5. Van điều khiển. 6. Lọc khí nạp.

7. Thanh đẩy bàn đạp. 8. Chân không.

Hình 2.30. Cấu tạo bộ trợ lực chân không. 2.4.2. Hoạt động.

- Hầu hết bộ trợ lực chân khơng có ba trạng thái hoạt động là: nhả

phanh, đạp phanh và duy trì phanh. Những trạng thái này được xác định bởi độ lớn của áp suất trên thanh đẩy.

* Khi khơng phanh:

Hình 2.31. Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh). - Khi không đạp phanh, cửa chân khơng mở và cửa khơng khí đóng. Áp suất giữa hai bng A và B cân bằng nhau, lị xo hồi vị đẩy pít tơng về bên phải, khơng có áp suất trên thanh đẩy.

* Khi đạp phanh:

Hình 2.32. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái đạp phanh). - Khi phanh, cần đẩy dịch sang trái làm cửa chân không đóng, cửa khí

quyển mở. Buồng A thơng với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất

bằng áp suất khí quyển. Sự chênh lệch áp suất này tạo lên lực cường hố đẩy

pít tơng và màng cao su dịch về bên trái tạo lên khả năng tăng lực đẩy cho cần xy lanh chính.

* Giữ phanh:

Hình 2.33. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái giữ phanh). - Ở trạng thái giữ phanh, cả hai cửa đều đóng, do đó áp suất ở phía phải của màng khơng đổi, áp suất trong hệ thống được duy trì.

- Khi nhả phanh lị xo hồi vị đẩy pít tơng và màng ngăn về vị trí ban đầu. Trong trường hợp bộ trợ lực bị hỏng, lúc này cần đẩy sẽ làm việc như

một trục liền. Do đó khi phanh người lái cần phải tác động một lực lớn hơn để thắng lực đẩy của lò xo và lực ma sát của cơ cấu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ ô tô Trung cấp) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)