Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

1.2 .Nguyên tắc, ý nghĩa, tác dụng của phân loại miễn trách nhiệm hình sự

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

Pháp luật là kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ sở hạ tầng là đời sống xã hội. Pháp luật có bản chất là được sinh ra từ cuộc sống thực tế, một mặt pháp luật là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người, định hướng hành vi xử sự cho công dân trong đời sống xã hội nhưng mặt khác nó có tác động tiêu cực nếu việc áp dụng pháp luật không công bằng và khơng mang tính nhân đạo.

Xuất phát từ lý lẽ trên nên việc hoàn thiện pháp luật nói chung, chế định miễn TNHS nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật hình sự về chế định miễn TNHS dựa trên những nhu cầu như sau:

3.1.1. V phương diện lý lun và pháp lut

Như đã trình bày ở Chương 1, vấn đề lý luận về miễn TNHS hiện nay vẫn đang tồn tại những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ là một vấn đề mang tính chính sách hình sự lớn nên để hồn thiện chế định miễn TNHS cần phải có thời gian và sự mài dũa của thực tiễn.

Hoàn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận rất lớn bởi nó góp phần giúp cho cán bộ nghiên cứu

khoa học-giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học…. Cũng như những người làm công tác thực tiễn (Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán….) có nhận thức đúng đắn chính xác và đầy đủ, thống nhất về căn cứ miễn TNHS và những điều kiện áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, nhằm góp phần áp dụng đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Về phương diện lập pháp việc hoàn thiện chế định miễn TNHS góp phần hồn thiện những “lổ hổng”, những quy định đã lỗi thời, thiếu chính xác về mặt khoa học để hoàn thiện chế định này cho phù hợp với sự phát triển của thực tế đời sống xã hội. Những thay đổi cơ bản trong BLHS sẽ góp phần làm căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng áp dụng, rõ ràng, chính xác và thống nhất, tránh trường hợp mỗi toà án từng địa phương áp dụng khác nhau do hiểu chưa thống nhất. Mặt khác, việc hoàn thiện chế định miễn TNHS sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác.

3.1.2. V phương diện thc tin

Như đã trình bày ở phần Chương 2 cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn cịn có một số trường hợp miễn TNHS khơng đúng pháp luật, khơng có căn cứ pháp lý dẫn đến để lọt tội phạm và người phạm tội. Cụ thể, việc đánh giá các căn cứ miễn TNHS khơng đầy đủ và chính xác, cụ thể sai lầm thường gặp là người phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu TNHS nhưng lại được đình chỉ miễn TNHS dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội. Việc áp dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 còn thiếu chính xác miễn TNHS cho

người phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn giữa trường hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với miễn TNHS.

3.2. Mt s kiến ngh đối vi những quy định v min TNHS cn được hướng dẫn để tạo điều kin thun li trong thc tin áp dng

Việc hoàn thiện quy định của BLHS về chế định miễn TNHS theo hướng sửa đổi bổ sung về mặt lập pháp là một biện pháp lâu dài cần thời gian. Vì vậy, trong thời gian ngắn việc đề xuất hướng dẫn áp dụng pháp luật là biện pháp tạm thời nhưng cần thiết và hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, tác giả nhận thấy qua thực tiễn áp dụng các quy định về miễn TNHS còn một số bất cập và chưa cụ thể; vì vậy, cũng mạnh dạn đề xuất những kiến nghịđể cơ quan cấp trên có hướng dẫn kịp thời trong việc áp dụng chế định miễn TNHS, cụ thể:

Th nht, cần hướng dẫn rõ quy định về miễn TNHS do “sự thay đổi chính sách pháp luật” được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015.

Như đã trình bày ở phần Chương 2, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách hiểu cụm từ “sự thay đổi chính sách pháp luật” dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau. Theo cách hiểu hiện nay thì sự thay đổi này chỉ đơn thuần là thay đổi của “chính sách pháp luật”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả sự thay đổi các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội đặc biệt là đối với các tội phạm về kinh tế về xâm phạm trật tự cơng cộng….Chính vì vậy, để tạo thuận lợi cho việc vận dụng căn cứ miễn TNHS cũng như đảm bảo tính linh hoạt và nhạy bén phù hợp với nhu cầu của thực tiễn xã hội luôn luôn vận động và phát triển, kiến nghịhướng dẫn rõ thuật ngữ “sựthay đổi của chính sách pháp luật” bao gồm ởcác lĩnh vực nào?

Cũng nằm trong quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 như tác giả đã phân tích ở mục 2.3.3 Chương 2 đó là tình tiết “góp phn hiu

qu vào vic phát hiện và điều tra ti phm, c gng hn chế đến mc thp

nht hu qu ca ti phm” là chưa rõ ràng và có nhiều hướng xử lý khác

nhau. Vì vậy, tác giảcũng đề xuất kiến nghị hướng dẫn điều luật “tội phạm” ở đây có bao gồm đồng phạm khơng?

Th hai, về miễn TNHS do chuyển biến của tình hình quy định tại điểm

a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.

Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng : “Sự chuyển biến của tình hình làm cho người phạm tội

khơng cịn nguy him cho xã hi na là s chuyn biến ca tình hình chính

tr, kinh tế, văn hoá, xã hội… hoặc là s chuyn biến ca bản thân người

phm tội, đã nổ lc khc phc nhng sai lm, tích cc xây dng li sng tt

đẹp, nghĩa cử cao đẹp… dẫn đến xét thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó là khơng cần thiết nữa.”

Thứ ba, về miễn TNHS do người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo được

quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.

Các cơ quan có thẩm quyền như TANDTC có thể phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo đểlàm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tình tiết này một cách thống nhất.

Th , liên quan điến tình tiết người phạm tội tự thú quy định tại điểm

c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng

dẫn “ lập cơng ln hoc có cng hiến đặc biệt”. Nghiên cứu cho thấy tại tiểu

mục 2.1 mục 2 Nghị quyết 01/2007 NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội Đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS

cũng như sự phân tích ở Chương 2, tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng như sau:

“ Lập cơng lớn là khi người phạm tội có hành động giúp đỡ cơ quan Nhà nước có thm quyn phát hin, truy bắt, điều tra ti phm; cứu được

người khác trong tình thế him nghèo hoặc đã cứu được tài sn ca nhà

nước, ca tp th, cá nhân trong thiên tai, ho hon hoặc có hành động khác

th hin s qn mình vì li ích ca Nhà nước, tp. thể, cá nhân được các cơ

quan có thm quyn xác nhn bằng văn bản”.

Th năm, cũng liên quan đến khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 như đã trình bày ở Chương 2, việc BLHS 2015 bổ sung miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 là một bước tiến bộ trong việc đưa hồ giải hình sự vào Luật. Tuy nhiên, khi áp dụng trường hợp này trong thực tiễn tuỳ tiện đặc biệt là đối với các vụ án xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Chính vì vậy tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn rõ tiêu chí chung về tính chất mức độ lỗi, hậu quả của tội phạm, nhân thân của người phạm tội và các yếu tố khác có liên quan.v.v. đểlàm cơ sở cho việc miễn TNHS quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, hạn chế việc “có thể” để tránh tùy tiện trong việc áp dụng và đảm bảo tính cơng bằng trong việc xử lý tội phạm.

3.3. Nhng gii pháp khác nhm áp dụng đúng các quy định ca pháp lut hình v min trách nhim hình strên địa bàn tỉnh Đồng Nai pháp lut hình v min trách nhim hình strên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Như đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong Chương 2, việc áp dụng miễn TNHS từ thực tiễn Đồng Nai cho thấy việc áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế cũng như cách hiểu chưa thống nhất. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp chung mang tầm vĩ mô của cả nước như đã trình bày ở trên, thì ở tầm vi mơ trên địa bàn tỉnh, theo tác giả cịn có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, hằng năm các cơ quan liên ngành như VKS, Cơng An, Tồ án cần có hội nghị tổng kết công tác phối hợp trong việc áp dụng pháp luật hình sự, trong tổng kết ngành cần nêu rõ những vấn đề tồn tại có liên quan đến việc áp dụng PLHS trong đó có miễn TNHS,

Th hai, riêng đối với ngành toà án hằng năm có thể họp tổng kết rút

kinh nghiệm hoặc trao đổi chun mơn giữa các tồ án các huyện đặc biệt chú trọng sự phát triển về chuyên môn của các huyện vùng sâu xa.

Th ba, việc áp dụng pháp luật đúng cần có yếu tố con người đó là

nâng cao trình độ chun mơn của các thẩm phán bằng các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật.

Tiu kết Chương 3

Trong phạm vi Chương 3, trên cơ sở những tồn tại vướng mắc khó khăn đã được phân tích tại Chương 2, tác giả tập trung việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại trên thực tiễn, chúng ta có thểrút ra được kết luận sau đây:

Mt là, vấn đề miễn TNHS hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm khác

nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng; đồng thời sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật; do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi của người dân đối với cơ quan tư pháp là công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật để không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Hai là, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất

lượng hoạt động áp dụng chế định miễn TNHS, các giải pháp này thể hiện ở việc hoàn thiện pháp luật về hình sự liên quan đến miễn TNHS, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên cũng như tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định miễn TNHS.

KT LUN

Miễn TNHS là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội. Việc áp dụng đúng chính sách nhân đạo này nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.

Miễn TNHS cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn TNHS cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, việc nhận thức đúng bản chất của vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn TNHS trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

Vì vậy, để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn TNHS, ngồi u cầu xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng, thống nhất với Hiến pháp thì địi hỏi phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện này phải thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội.

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân hiện nay, để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nói riêng cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nước trên thế giới, dưới góc độ nhận thức - khoa học, nhà làm luật cần xây dựng hẳn một chương riêng để quy định về chế định miễn TNHS. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn TNHS trong thực tiễn.

Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn TNHS và thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không những góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật được chính xác mà cịn góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về miễn TNHS. Theo đó, đề tài luận văn “Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng; qua đó, góp phần phục vụ trực tiếp việc sửa đổi, bổ sung các quy định về miễn TNHS của Bộ luật hình sự cũng như bảo vệ có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

2. B lut hình s nước Cng Hoà xã hi ch nghĩa Việt Nam năm 1985

(1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

3. B lut hình s nước Cng Hoà xã hi ch nghĩa Việt Nam năm 1999

(2002) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

4. B lut hình s nước Cng Hoà xã hi ch nghĩa Việt Nam năm 2015

(2016) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

5. B lut t tng hình s nước Cng hoà xã hi ch nghĩa Việt Nam năm

2013 (2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

6. Lê Cm (1999), Những cơ sở khoa hc- thc tin ca vic hồn thin

pháp lut hình snước ta trong giai đoạn hin nay, Khoa hc Xã hi;

7. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần Chung lt hình sự, tập III, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)