sát với hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Để quá trình kiểm sát điều tra đối với vụ án xâm hại tình dục nói chung và kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng chính xác, khách quan và hiệu quả thì yếu tố con người là quan trọng nhất, do đó cần kiến nghị VKSNDTC tăng cường biên chế số lượng KSV cho phòng 2, đặc biệt bổ sung biên chế là nữ giới, có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục dành cho người chưa thành niên để từ đó bổ sung số lượng KSV có kinh nghiệm kiểm sát điều tra đối với loại án này, giảm áp lực về số lượng cơng việc cho KSV của phịng.
Lãnh đạo phải phân công và phải chỉ đạo KSV kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra ngay từ ban đầu, phải có đề ra yêu cầu điều tra cụ thể đối với từng vụ án. Các báo cáo, đề xuất của KSV phải bằng văn bản, nêu rõ quan điểm về đánh giá chứng cứ và đường lối giải quyết vụ án. Tất cả các báo cáo, đề xuất của KSV phải được Lãnh đạo VKS phê duyệt nhằm đề cao trách nhiệm. Đồng thời, lãnh đạo phải luôn quan tâm sát sao đối với vụ việc, kịp
đình chỉ hoặc kết thúc điều tra. Cùng với việc KS các biện pháp điều tra, hoạt động điều tra, KSV phải chủ động đề ra các yêu cầu điều tra kịp thời, cụ thể để Điều tra viên thực hiện nhằm làm rõ hành vi, thủ đoạn, nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích phạm tội, các dấu vết, vật chứng để lại, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS, đánh giá thiệt hại của nạn nhân và làm rõ yêu cầu của họ… Chú ý phải phát hiện kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra của Điều tra viên để kiến nghị khắc phục sửa chữa ngay vi phạm. Đặc biệt là giai đoạn điều tra ban đầu có ý nghĩa rất lớn, nếu khơng thực hiện nghiêm chỉnh, tỷ mỷ thì khó có thể khắc phục được trong giai đoạn tố tụng về sau như thu thập chứng cứ phạm tội: các băng ghi âm, ghi hình; các dấu vết tội phạm: tinh dịch, lơng, tóc,…; các tổn thương sinh hoạt, các giám định ban đầu…
Khi phân công cán bộ giải quyết vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nên ưu tiên KSV nữ giới, có kinh nghiệm dày dặn, có hiểu biết tâm lý học, khoa học giáo dục với người chưa thành niên, nhẫn nại, chịu khó, có tính tỉ mỹ, cẩn thận trong việc kiểm sát điều tra loại án này. Trong quá trình giải quyết án cần có thêm chun gia tâm lý, thơng dịch viên, tổ chức đồn hội cùng tham gia tác động, hỗ trợ điều tra, xác minh nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Lãnh đạo phải là những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải là những người có khả năng quản lý, chỉ đạo điều hành đối với hoạt động của đơn vị nghiệp vụ. Lãnh đạo VKS, Lãnh đạo Phòng phải nắm được cụ thể tổng số vụ án đang được KSĐT và tiến độ ĐT vụ án để cịn có các biện pháp chỉ đạo đôn đốc không để xảy ra tình trạng bỏ lọt án và vi phạm tố tụng như thời hạn điều tra vụ án kéo dài. Một trong những biện pháp quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mà các cấp lãnh đạo phải thực hiện tốt đó là phải thường xuyênkiểm tra cấp mình và cấp dưới, phát hiện những sai phạm thiếu sót trong các q trình thực hiện
Ngồi ra, VKSND tỉnh kiến nghị VKSNDTC mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho KSV về kiểm sát điều tra các vụ án xâm hại tình dục