Đánh giá quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 53 - 56)

điều tra vụ án hình sự

2.1.5.1. Những điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 về chứng minh trong điều tra vụ án hình sự

BLTTHS năm 2015 đã có những quy định mới về thu thập chứng cứ, cụ thể là: - Về chủ thể chứng minh VAHS: BLTTHS năm 2015 mở rộng chủ thể chứng

minh. Tại Điều 64 BLTTHS 2003 quy định rõ chủ thể là Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát và Tịa án. BLTTHS 2015 đã khơng quy định “chủ thể” sử dụng chứng cứ trong khái niệm về chứng cứ, tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bị hại… có thể tham gia vào quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ

bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự có quyền “kiểm tra, đánh giá chứng cứ”.

- Về nguồn chứng cứ: So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 ngồi việc quy định cụ thể, rõ ràng hơn một số nguồn chứng cứ như: li trình bày, biên bn

trong hoạt động khi t, thi hành án, đã bổ sung thêm các nguồn chứng cứ là: D

liệu điện tử; định giá tài sn; kết qu thc hin ủy thác tư pháp và hợp tác quc tế.

Dữ liệu điện tử được cụ thể hóa tại Điều 99 BLTTHS: “1. Dữ liệu điện t

ký hiu, ch viết, ch s, hình nh, âm thanh hoc dạng tương tự được tạo ra, lưu

tr, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”.

Kết luận định giá tài sản cũng được coi là nguồn của chứng cứ và được cụ thể hóa tại Điều 101 BLTTHS năm 2015:“1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hi

đồng định giá tài sn lập để kết lun v giá ca tài sản được yêu cu. Hội đồng định

giá tài sn kết lun giá ca tài sn và phi chu trách nhim v kết luận đó.

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cụ thể hóa tại Điều 103 “Kết qu thc

hin ủy thác tư pháp và hợp tác quc tế khác do cơ quan có thẩm quyn của nước

ngồi cung cp có th được coi là chng c nếu phù hp vi chng c khác ca v

án” [20].

- Về thu thập, đánh giá chứng cứ:

+ BLTTHS năm 2015 bổ sung thủ tục tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại khoản 4 Điều 88, theo đó quy định khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải lập

biên bản, kiểm tra, đánh giá và đưa vào hồ sơ vụ án.

+ Bổ sung thủ tục, thời hạn CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải đưa những tài liệu, biên bản vào hồ sơ vụ án, chuyển cho VKS để kiểm sát hoạt động này trong những vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát (khoản 5 Điều 88).

+ Bổ sung quy định thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 107 BLTTHS năm 2015). Đây là một nguồn chứng cứ mới được bổ sung, do đó quy định về thu thập nguồn chứng cứ này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

+ Bổ sung quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can (khoản 6 Điều 183 BLTTHS năm 2015). Quy định này nhằm hạn chế bức cung,

nhục hình, tránh oan sai và bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị buộc tội.

2.1.5.2. Những bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về chứng

minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện

Những điểm mới cũng như ưu điểm của BLTTHS 2015, đã khắc phục một số hạn chế, thiếu sót của BLTTHS năm 2003, giúp cho quá trình chứng minh nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Bên cạnh những kết quả đạt được, BLTTHS năm 2015 còn một số hạn chế, thiếu sót trong quy định về chứng cứ và chứng minh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về nguồn chứng cứ tại Điều 87 đã bổ sung thêm một số

nguồn chứng cứ, tuy nhiên theo tác gỉa, Điều luật cần nêu khái niệm nguồn chứng cứ, sau đó mới nêu các loại nguồn chứng cứ để đảm bảo đầy đủ, chính xác hơn.

Thứ hai, Điều 87 bổ sung nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử và cụ thể hóa

hoạt động thu thập phương tiện, dữ liệu điện tử tại Điều 107. Theo đó, khoản 1 Điều này quy định “Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ…”. Như vậy, có thể thấy Điều luật đã đồng nhất thu thập phương tiện điện tử và thu giữ phương tiện điện tử, trong khi thực tế hai là khác nhau, phương tiện điện tử được hiểu là nơi chứa đựng dữ liệu điện tử, còn dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ theo Điều 87

BLTTHS.

Thứ ba, BLTTHS có quy định về kết luận giám định là nguồn chứng cứ.

Trong quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra, CQĐT phải trưng cầu giám định. Theo Điều 206 BLTTHS năm 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải yêu cầu giám định thì dữ liệu điện tử khơng thuộc trường hợp này. Vậy vấn đề này hiện nay đang phụ thuộc vào ý chí của người tiến hành tố tụng.

Thứ tư, trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác, một trong những vấn đề phải chứng minh là tỉ lệ thương tật của bị hại, Do đó, cần có yêu cầu giám định và kết luận giám định về vấn đề này. Tuy nhiên, bị hại từ chối giám định thì xử lý thế nào? BLTTHS năm 2015 chỉ có quy định về dẫn

cố tình lảng tránh, thậm chí kiên quyết từ chối khơng đi. Trường hợp này áp dụng biện pháp cưỡng chế như thế nào hiện nay chưa được giải quyết. Do đó, một số vụ án kéo dài, trong khi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chỉ trong thời hạn BLTTHS quy định. Hơn nữa, trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại (Điều 30 Luật Giám định tư pháp), sau khi trưng cầu giám định lại lần thứ hai lại cho kết quả khác, vậy phải sử dụng kết quả giám định nào? Các vấn đề này hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, trong khi BLTTHS và Luật giám định tư pháp cũng như những văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể, thống nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)