T ỈNH ÂY NINH
3.2.3. Quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam
BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam tại Khoản 5 Điều 119 và Khoản 1 Điều 113. Theo đó, những người có quyền ra lệnh,
quyết định tạm giam bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tịa án qn sự các cấp; HĐXX.
Hiện nay có nhiều quan điểm về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam. Có ý kiến cho rằng cần phải thu hẹp phạm vi chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ có Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tịa án các cấp và HĐXX có quyền áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc thu hẹp phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam là không khả thi, mà vấn đề chủ yếu là xây dựng pháp luật hoàn chỉnh, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả của tổ chức, công dân.
Tuy vậy, tác giả cho rằng việc giữ nguyên thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành hay thu hẹp phạm vi áp dụng, chỉ giao quyền cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tịa án các cấp và HĐXX áp dụng biện pháp tạm giam đều chưa phù hợp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tịa án các cấp chỉ là các chức danh quản lý hành chính của các cơ quan VKS, Tịa án chứ khơng phải là chức danh tư pháp. Trong khi đó, KSV, Thẩm phán mới là người được phân công thụ lý vụ án, tiến hành tố tụng. Viện trưởng VKS, Chánh án Tòa án thường chỉ ban hành các quyết định thông qua sự tham mưu của những người trực tiếp tiến hành tố tụng là KSV, Thẩm phán được phân thụ lý vụ án. Do đó, việc ra quyết định của những người này chỉ mang tính hình thức. Tương tự, việc ban hành các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, hay Phó Viện trưởng VKS, Phó Chánh án Tịa án được ủy quyền cũng dựa trên sự tham mưu của những người trực tiếp tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần cho phép những người trực tiếp tiến hành tố tụng như Điều tra viên, KSV, Thẩm phán quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng. Bởi lẽ họ là người trực tiếp tiến hành giải quyết vụ án, nắm rõ các tài liệu, hồ sơ, chứng cứ cũng như tình hình diễn biến của vụ án, từ đó xác định có cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam hay không. Việc giao cho người
trực tiếp tiến hành tố tụng thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam sẽ đảm bảo giá trị thực tế khi giải quyết vụ án đồng thời tăng tính trách nhiệm của họ trong quá trình TTHS. Điều này cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW là “tăng quyền và trách nhiêm cho Điều tra viên, KSV và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình”.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều đó có nghĩa là thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam của những người này không phải là thẩm quyền độc lập, lệnh của họ phải được VKS cùng cấp phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành. Trong khi đó, đây là những chủ thể chịu trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra cũng như áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn này. Do đó, tác giả cho rằng cần có sự điều chỉnh, bổ sung quy định của pháp luật TTHS hiện hành theo hướng hoặc là bỏ thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam của những người này, thay thế bằng việc đề nghị VKS áp dụng biện pháp tạm giam khi có căn cứ và cần thiết theo quy định của pháp luật; hoặc quy định việc áp dụng biện pháp tạm giam là thẩm quyền độc lập của CQĐT, VKS sẽ đóng vai trị kiểm sát tính hợp pháp của quyết định đó như trường hợp kiểm sát quyết định tạm giữ.