6. Tỷ suất sinh lãi cổ phiếu
3.2.2. Về việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận
- Về mặt hiệu quả:
Xét về mặt định lƣợng thì các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ đều đƣợc sử dụng chỉ tiêu chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng trung tâm. Việc sử dụng chỉ tiêu này có ƣu điểm là đơn giản, tuy nhiên đối với trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này thì thông tin cung cấp cho nhà quản trị chƣa đầy đủ và chính xác.
Do đó, đối với trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ kế toán quản trị cần sử dụng thêm một số chỉ tiêu đo lƣờng thành quả hoạt động của trung tâm nhƣ:
Đối với trung tâm lợi nhuận: cần sử dụng thêm chỉ tiêu Tỷ lệ lợi nhuận trên
doanh thu để đo lƣờng thành quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận. Cụ thể: Lợi nhuận
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
Đối với trung tâm đầu tƣ:
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) => Để đánh giá xem tỷ lệ hoàn vốn có luôn đƣợc cải thiện không?. Chỉ tiêu ROI là một chỉ tiêu đánh giá rất hữu ích vì cả ba yếu tố (doanh thu, chi phí và tài sản đầu tƣ), thuộc quyền kiểm soát của các nhà quản lý trung tâm đầu tƣ, đều đƣợc đƣa vào công thức tính chỉ tiêu. Do có đặc điểm đo lƣờng khả năng sinh lợi của vốn đầu tƣ nên chỉ tiêu ROI cũng có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tƣ giữa các trung tâm với nhau. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, tài sản đƣợc sử dụng càng hiệu quả.
Lãi thặng dư (RI) => Giúp xem xét việc có nên hay không nên mở rộng vốn đầu tƣ. Để khắc phục những hạn chế của ROI và để khuyến khích các nhà quản trị trung tâm đầu tƣ tận dụng mọi cơ hội kinh doanh có đem lại lợi nhuận cho công ty nói chung, kế toán quản trị sử dụng chỉ tiêu RI để đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tƣ.
Tỷ suất nhu nhập của vốn cổ đông => Giúp phân cấp quản lý vốn hiệu quả. Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông một mặt thể hiện mức độ thực hiện mục tiêu tạo ra thu nhập cho cổ đông của công ty, mặt khác minh chứng cho các quyết định đầu tƣ của trung tâm đầu tƣ là đúng đắn.
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất nhu nhập của vốn cổ đông =
Vốn cổ đông bình quân
Giá thị trường của cổ phiếu: để đo lƣờng thành quả hoạt động đối với trung tâm đầu tƣ cần sử dụng thêm chỉ tiêu Giá thị trƣờng của cổ phiếu. Vì giá thị trƣờng của
cổ phiếu thƣờng phản ảnh mức giá cao nhất của cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Công ty làm ăn càng hiệu quả thì giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng càng cao.
Vì trung tâm đầu tƣ là trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao nhất là Hội đồng quản trị của công ty. Nhu cầu thông tin của nhà quản trị ở trung tâm này là thông tin tổng quát hoá của các trung tâm lợi nhuận, trong đó khả năng sinh lời đƣợc gắn với các tài sản đƣợc sử dụng để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông đó, thông qua các chỉ tiêu nhƣ ROI, RI, tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông, giá thị trƣờng của cổ phiếu,... Thông qua độ lớn của các chỉ tiêu thực tế đạt đƣợc so với kế hoạch, xét trong mối liên hệ với sự ảnh hƣởng của các yếu tố cấu thành, giúp nhà quản trị đánh giá trách nhiệm quản trị của trung tâm này, đồng thời qua đó giúp nhà quản trị có cơ sở để đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị của các chỉ tiêu, và cuối cùng là tối đa hoá lợi ích của cổ đông của công ty.
Thông qua các chỉ tiêu trên, nhà quản trị sẽ có đƣợc các thông tin nhƣ thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trong kỳ, thông tin về các chỉ số của cổ phiếu, ... - Về mặt hiệu năng:
Việc đánh giá kết quả quản lý của các trung tâm trách nhiệm tại công ty về mặt hiệu năng hầu nhƣ chỉ áp dụng ở các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự toán ban đầu.
Các trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tƣ chỉ đƣợc đánh giá về mặt hiệu quả. Do đó, để đánh giá hiệu năng của các trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ, kế toán quản trị phải lƣợng hoá đƣợc đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm này. Trên cơ sở đó sẽ xác định đƣợc các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm cụ thể.
Việc đo lƣờng thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lƣợng hoạt động của giám đốc các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều khiển hoạt động trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn công ty.
3.2.3 Về việc thực hiện các báo cáo trách nhiệm 3.2.3.1 Yêu cầu thông tin của nhà quản lý
Thông thƣờng, các báo cáo gửi ban quản trị chỉ thực hiện đơn giản nhƣ đã trình bày ở phần trên. Các báo cáo chỉ đơn thuần thể hiện chênh lệch giữa số thực tế với kế hoạch, mẫu biểu báo của tất cả các trung tâm trách nhiệm đều giống nhau. Do đó, để thực hiện các báo cáo một cách chi tiết và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản lý, nhà quản lý nên đƣa ra các yêu cầu thông tin cần thiết để từ đó kế toán quản trị sẽ thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo, cụ thể nhƣ:
- Đối với trung tâm chi phí: nhà quản trị cần có các thông tin để đánh giá trách nhiệm quản lý và sử dụng chi phí tại các bộ phận. Các thông tin cụ thể gồm: Thông tin về chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch ở từng trung tâm, thông tin nguyên nhân gây ra sự biến động của từng loại chi phí ở từng trung tâm.
- Đối với trung tâm doanh thu: nhà quản trị cần các thông tin để đánh giá trách nhiệm và kết quả thực hiện về kế hoạch doanh thu trong kỳ của các trung tâm. Tuy nhiên, thực tế doanh thu bị chi phối bởi các yếu tố nhƣ tình hình thị trƣờng chứng khoán, mức phí giao dịch của công ty, chất lƣợng dịch vụ,…Vì vậy ngoài yêu cầu thông tin về doanh thu, nhà quản trị còn quan tâm đến thông tin phân tích về ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động doanh thu.
- Đối với trung tâm lợi nhuận: nhà quản trị cần các thông tin để đánh giá trách nhiệm và kết quả thực hiện về kế hoạch lợi nhuận trong kỳ của các bộ phận. Cụ thể: thông tin về lợi nhuận thực tế phát sinh so với kế hoạch ở từng trung tâm.
- Đối với trung tâm đầu tư: nhà quản trị cần các thông tin nhƣ tỷ suất vốn đầu tƣ, lãi thặng dƣ của công ty để đánh giá trách nhiệm quản trị của trung tâm đầu tƣ, đồng thời qua đó giúp nhà quản trị có cơ sở để đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị của các chỉ tiêu, tối đa hoá lợi ích của cổ đông tổng công ty.
3.2.3.2 Về việc thực hiện các báo cáo trách nhiệm
Báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán trách nhiệm, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp. Mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ có các báo cáo riêng mang tính chất đặc thù, trong đó
nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu, nhằm đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm. Trong lý thuyết, có rất nhiều mẫu báo cáo trách nhiệm cho từng trung tâm. Tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu thông tin của nhà quản trị cũng nhƣ đặc điểm của từng công ty mà chúng ta có thể lựa chọn mẫu báo cáo cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý thì các báo cáo đánh giá Thực hiện kế hoạch định kỳ của các trung tâm trách nhiệm cũng phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu về thông tin để đánh giá trách nhiệm quản trị của các trung tâm chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Chỉ riêng các báo cáo liên quan đến trung tâm đầu tƣ còn nhiều hạn chế, chƣa cung đầy đủ thông tin để giúp ban quản trị đánh giá hiệu quả quản trị của trung tâm này.
Hơn nữa, vì công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội nên trung tâm đầu tƣ phải lập các báo cáo liên quan đến các chỉ số cổ phiếu, để thấy đƣợc trách nhiệm của trung tâm này trong việc sử dụng vốn đầu tƣ nhằm làm tối đa hoá giá trị cổ đông trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ báo cáo tình hình thực hiện thu nhập của cổ phiếu, báo cáo phân tích các chỉ số cổ phiếu.
Do đó, đối với trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ kế toán quản trị cần lập thêm một số báo cáo sau:
Công ty: Đơn vị:
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM ĐẦU TƢ
Tháng, quý, năm…
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến
động
10. Doanh số 11. Biến phí
- Sản xuất
- Lƣu thông và quản lý 12. Số dƣ đảm phí (= 1 – 2)
13. Định phí trực tiếp (kiểm soát đƣợc) 14. Số dƣ bộ phận kiểm soát đƣợc ( = 3 – 4) 15. Định phí không kiểm soát đƣợc
16. Số dƣ bộ phận ( = 5 -6)
17. Chi phí chung của công ty phân bổ 18. Lợi nhuận trƣớc thuế (= 7 – 8)
Công ty: Đơn vị:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ
Thời gian:(năm, quý, tháng)
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Lợi tức bộ phận
3. Vốn đầu tƣ bộ phận
4. Lợi tức trên doanh thu
5. Hệ số quay vòng vốn đầu tƣ
6. Lợi tức trên vốn đầu tƣ (ROI) [ (4) x (5)]
7. Lợi tức yêu cầu tối thiểu (Vốn đầu tƣ x Tỷ suất chi phí vốn)
Công ty: Đơn vị:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH DUPONT
Thời gian:(năm, quý, tháng)
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Đánh
giá
1 2 3 4 = 3 - 2 5
1.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [(1) x (2)]
(1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(2) Số vòng quay tài sản
2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu [(3) x (4) x (5)]
(3) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(4) Số vòng quay tài sản
(5) Tỷ lệ vốn sở hữu
Công ty: Đơn vị:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỔ PHIẾU
Thời gian:(năm, quý, tháng)
Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Đánh giá 1 2 3 4 = 3 - 2 5
1. Thu nhập mỗi cổ phiếu thƣờng
2. Thu nhập mỗi cổ phiếu thƣờng trƣớc thay đổi bất thƣờng
3. Thu nhập mỗi cổ phiếu thƣờng sau thay đổi bất thƣờng
4. Cổ tức của mỗi cổ phiếu thƣờng
5. Tỷ suất trả cổ tức của mỗi cổ phiếu
6. Tỷ suất sinh lãi cổ phiếu
Tóm lại, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cao cấp nhất của hệ thống kế toán trách nhiệm. Các trung tâm trách nhiệm có nhiệm vụ thực hiện các báo cáo trách nhiệm của mình. Hệ thống báo cáo này chủ yếu ghi nhận việc thực hiện mục tiêu, và so sánh với mục tiêu dự toán đƣợc phân cấp của mỗi bộ phận trong công ty theo từng trung tâm trách nhiệm. Sự khác biệt giữa thông tin thực hiện với mục tiêu dự toán sẽ giúp nhà quản lý đánh giá trách nhiệm quản trị, cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của từng cấp quản trị bộ phận.
3.2.4 Về việc thiết kế danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm trách nhiệm
Có thể nói hệ thống tài khoản kế toán cũng đóng vai trò quan trọng trong kế toán quản trị cụ thể là trong việc thu thập các số liệu phục vụ cho công tác phân tích và lập các báo cáo quản trị. Do đó, để tạo điều kiện cho công tác kế toán quản trị đặc biệt là kế toán trách nhiệm, kế toán cần thiết kế danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm. Cụ thể:
* Hiện tại, tài khoản kế toán tại công ty gồm 8 ký tự: 12345678 (ví dụ: TK 63712100 – TK chi phí lƣơng kinh doanh) + Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 3 chữ số từ 111 đến 999.
+ Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 4 chữ số, ba chữ số đầu (kể từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II.
+ Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 5 chữ số, 4 chữ số đầu là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 5 là số tài khoản cấp III. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp cơ bản Bộ Tài chính quy định dùng làm cơ sở hạch toán và báo cáo kế toán thống nhất trong tất cả các Công ty Chứng khoán.
+ Tài khoản cấp IV, V, VI là những tài khoản do Giám đốc Công ty quy định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ của Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội
* Các trung tâm trách nhiệm đã đƣợc đặt một mã số nhất định: + Đối với các Trung tâm chi phí:
Ban giám đốc: “01”
Phòng kế toán tài chính: “08” Phòng công nghệ thông tin: “06”
Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng: “04” Phòng nhân sự và đào tạo: “15”
Phòng hành chính “02” Phòng phân tích “09”
Phòng kiểm soát nội bộ “13” Văn phòng Hội đồng quản trị: “12” + Đối với các Trung tâm doanh thu:
Phòng môi giới “07” Phòng tƣ vấn “05” Phòng nguồn vốn “10” Phòng tự doanh “03”
* Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết xuất dữ liệu theo từng trung tâm trách nhiệm, công ty nên thiết lập Hệ thống tài khoản kế toán gồm 10 ký tự bằng cách kết hợp 8 ký tự đầu theo nhƣ hệ thống tài khoản hiện tại của công ty đang sử dụng với 02 ký tự là Mã số của từng trung tâm trách nhiệm.
Ví dụ: TK 6371210007 – Tài khoản chi phí lƣơng kinh doanh của Phòng Môi giới. Với sự kết hợp trên, sẽ tạo ra hệ thống tài khoản gồm 10 ký tự. Với cách thiết kế danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập các số liệu phục vụ cho công tác kế toán trách nhiệm.
3.2.5 Về việc phân bổ doanh thu, chi phí
Nhƣ luận văn đã trình bày ở chƣơng 2, hiện tại có một số khoản doanh thu, chi phí chƣa đƣợc phân bổ và ghi nhận đúng cho các trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí. Do đó để việc thu thập, xử lý số liệu đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm này đƣợc chính xác, kế toán cần xây dựng các tiêu thức phân bổ doanh thu, chi phí phù hợp với các trung tâm trách nhiệm. Cụ thể:
Nguyên tắc chung:
Phòng nguồn vốn là phòng quản lý vốn của công ty, tiếp nhận và thực hiện các nhu cầu điều chuyển vốn của các phòng ban kinh doanh, các Chi nhánh.
Các phòng ban sử dụng tiền dùng cho các sản phẩm dịch vụ của phòng ban mình phải chịu chi phí sử dụng vốn.
gửi sẽ đƣợc phòng nguồn vốn trả doanh thu gửi vốn.
Chi phí sử dụng vốn/ doanh thu gửi vốn đƣợc tính trên cơ sở số dƣ sử dụng/ gửi vốn bình quân tháng và lãi suất điều chuyển vốn hàng tháng. Lãi suất điều chuyển vốn hàng tháng do phòng nguồn vốn qui định trình TGĐ phê duyệt.
Doanh thu tiền gửi và chi phí lãi vay hạch toán cho phòng nguồn vốn.
Tiền thu từ Sản phẩm dịch vụ của phòng ban nào đƣợc hạch toán vào doanh thu cho phòng ban đó.
Chi phí phòng ban nào sử dụng trực tiếp đƣợc hạch toán vào chi phí cho phòng ban đó.