Chương 3 : Định hướng chiến lược phát triển ngành In Thành phố đến 2010
3.1 Căn cứ để định hướng chiến lược phát triển ngành In Thành pho
3.1.2 Căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hoạt động xuất bản là hoạt động văn hóa, tư tưởng . Các đơn vị hoạt động xuất bản là những binh chủng trong đội quân văn hóa, tư tưởng, hoạt động đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cho nên nó khơng thể tách khỏi đời sống kinh tế xã hội.
Đất nước ta sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội . Nhiệm vụ đề ra cho chặn đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà mục tiêu là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với hoạt động phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững mạnh, dân giàu, nước mạnh xã hội công
bằng văn minh. Để đạt được mục tiêu to lớn trên ngành in phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
Thứ 1 : Cơng nghệ, khoa học kỹ thuật đạt trình độ tương đối hiện đại,
phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản được thực hiện trong tồn ngành . Ngoài ra ngành in cần nắm bắt và áp dụng được những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn có thể làm cơ sở cho việc xây dựng hình thái ý thức xã hội. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng chỉ đề ra u cầu lớn về xuất bản phẩm mà còn đòi hỏi phải đổi mới tổ chức ngành xuất bản, ngành In, đào tạo đội ngũ cán bộ, xuất bản, đổi mới kỹ thuật và công nghệ xuất bản và In cho ngang tầm yêu cầu của đất nước và theo kịp hoạt động phát triển của thế giới. Khoa học và cơng nghệ là động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đối với ngành xuất bản-In-phát hành. Kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại ở những khâu quyết định và ở những lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chủ yếu hoặc sản phẩm xuất khẩu. Nắm được tính đặc thù của nghề in để kết hợp phát triển kinh tế với ổn định chính trị, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng nhanh năng lực thông tin của đất nước.
Thứ 2 : Quan hệ sản xuất sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của ngành . Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể, kinh tế tư bản nhà nước tồn tại phổ biến, phát huy nội lực, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định chiến lược phát triển, lựa chọn đầu tư và đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành In là sự nghiệp của toàn ngành, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vai trị của các cơ quan chủ quản của và cơ quan chức năng ở các cấp giữ một vai trò quan trọng. Đối với các cơ sở in mới, ưu tiên quy mô vừa, nhỏ, công nghệ tiên tiến, thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều việc làm. Đồng thời phải tập trung vốn xây dựng một số
trung tâm xuất bản In đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu xuất bản, In trọng yếu của xã hội. Chú ý tới quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo vùng và đặc điểm sản phẩm theo chuyên ngành đê xác định các trọng điểm xuất bản, In và phát hanh hợp lý. Tiến tới xây dựng một hành lang pháp lý để để hoạt động xuất bản có thể hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời thay nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có.
Thứ 3 : Về đời sống vật chất và văn hóa , nhân dân có cuộc sống no đủ,
có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá . Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc. Gắn tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống về mọi mặt cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và chú trọng bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn cơng nghệ tiên tiến nhưng ít tác động tiêu cực vào mơi trường. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động xuất bản, tăng nhanh số lượng các xuất bản phẩm có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, tăng cường các biện pháp và phối hợp lực lượng của toàn xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ văn hóa độc hại và các tệ nạn xã hội.
Đến năm 2000, theo dự tính, Việt Nam sẽ có khoảng 76.3 triệu dân, trong đó số người đến tuổi lao động là 54 triệu, năm 2000 tất cả những người ở lứa tuổi 15 – 35 đã biết đọc, biết viết, đã phổ cập giáo dục tiểu học và đến năm 2010 phổ cập giáo dục trung học cơ sở và năm 2020 phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Theo số liệu thống kê mới đây, số học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các trường trung học ngày càng tăng trưởng.
Bảng 3.1 Số giáo viên, cán bộ giảng dạy trên toàn quốc. Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 94/95 95/96 96/97 97/98 98/99 Tiểu học 288,2 298,9 311,0 333,1 336,3 Trung học cơ sở 142,2 154,4 167,0 184,2 195,1 P.T trung học 37,1 39,4 42,5 48,3 55,8 Trung học CN 9,6 9,4 9,3 9,8 - CĐ, Đại học 21,7 22,8 23,5 23,5 -
(Nguồn tư liệu của Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo Dục và đào tạo).
Bảng 3.2 Số giáo viên, cán bộ giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 97/98 98/99 99/2000 Tiểu học 12,630 12,873 13,089 Trung học cơ sở 10,281 11,062 11,435 P.T trung học 4,088 4,517 5,090 Trung học CN 1,236 1,047 0,826 CĐ, Đại học 4,955 5,546 5,914
Đến năm 2000 số người lao động được đào tạo chiếm 22 – 25% tổng số lao động. Tỷ lệ cán bộ khoa học – kỹ thuật trên số dân hiện nay là 70 người/ vạn dân, tốc độ đổi mới công nghệ là 15 – 20% năm, đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 4% GDP. Chúng ta phấn đấu đến năm 2000 đạt trình độ cơng nghệ trung bình trong khu vực ở những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu. Đến năm 2020 đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm. Trong những năm qua và cả những năm tới thu nhập quốc dân không ngừng tăng lên (trong thời kỳ 1995-2000 mức tăng bình quân là 7%, 2000-2010 là 9%; mức tăng dân số 2000– 2005 là 1,6% và 2005 – 2010 là 1,5%). Vì vậy ngành xuất bản, ngành In và phát hành sách phải cung cấp đủ sách và văn hóa phẩm cho số dân tăng lên, số người biết đọc, biết viết, số cán bộ khoa học kỹ thuật tăng lên, nhất là khi thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống được cải thiện thì nhu cầu về sách phải tăng lên.
Bảng 3.3 Số học sinh, sinh viên toàn quốc.
Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 94/95 95/96 96/97 97/98 98/99 Tiểu học 10.029,0 10.228,8 10.352,7 10.383,6 10.247,6 Trung học cơ sở 3.657,6 4.312,9 4.839,7 5.024,6 5.577,7 PTTH 843,2 1.019,5 1.155,6 1.382,0 1.653,0 Trung học CN 155,6 170,5 172,4 164,1 178,3 CĐ, Đại học 203,3 297,9 509,3 662,8 641,2
(Nguồn tư liệu của Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo Dục và đào tạo)
Bảng 3.4 Số học sinh, sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 96/97 97/98 98/99 99/2000 Tiểu học 421,281 428,072 422,359 423,502 Trung học cơ sở 299,315 286,156 287,463 286,565 PTTH 94,604 108,611 117,371 137,123 Trung học CN 32,569 29,811 39,743 41,558 CĐ, Đại học 195,761 221,791 241,452 261,149
( Nguồn số liệu của Niên Giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ) So với thế giới, dân số Việt Nam tăng với tốc độ nhanh và phân bổ không đồng đều giữa các vùng, miền, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn. Do vậy việc định hình nhu cầu xuất bản phẩm cho các vùng, miền, các lĩnh vực có vị trí rất quan trọng. Đầu thế kỷ tới, ngồi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dân số từ 6 – 9 triệu, cịn có hơn 1000 thị xã, thị trấn và trung tâm kinh tế rải ra khắp các miền đất nước, đặc biệt có những trung tâm lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng chỉ đề ra u cầu lớn về xuất bản phẩm mà còn đòi hởi phải đổi mới tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ, đổi mới kỹ thuật và công nghệ xuất bản, công nghệ in và phát hành cho ngang tầm yêu cầu của đất nước và theo kịp trình độ phát triển của thế giới.
Đó là những căn cứ kể xác định những mục tiêu cơ bản và định hướng cho phát triển của ngành In thành phố trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .