2.2.2.1. Rủi ro hệ thống
2.2.2.1.1Rủi ro từ thông tin thị trường
Rủi ro thông tin là một trong những rủi ro lớn mà NĐT phải đối mặt. Đó là
rủi ro do thông tin không chính xác, không kịp thời. Một điển hình là vụ việc của
DVD, chủ nợ là ngân hàng ANZ, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ tháng 5/2011 đối với DVD và đến ngày 5/8/2011 tòa án nhân dân TPHCM đã chấp thuận. Nhưng đến tận 25/08, SGDCK TPHCM mới nhận được thông báo từ ANZ và công bố thông tin này cho nhà đầu tư. Cơ hội được chia tài sản khi công ty tuyên bố phá
sản rất thấp. NĐT thực sự hoang mang khi SGDCKTPHCM công bố vào ngày 30/8/2011 về thông báo hủy niêm yết cổ phiếu DVD vào ngày 05/9/2011 vì vi phạm công bố thông tin định kỳ theo quy định. Như vậy, hủy niêm yết, nhiều NĐT
sẽ phải trắng tay nếu nắm giữ cổ phiếu DVD. Theo các chuyên gia, sự bất ổn của
DVD đã thể hiện trong BCTC quý IV/2010. Trong báo cáo này, khoản phải trả cho người bán lên tới 613 tỷ đồng, cao đột biến so với 135 tỷ đồng đầu năm 2010. Điều
này nghi vấn về khả năng DVD chuyển tiền cho công ty sân sau để tạo doanh thu, lợi nhuận ảo. Và dù công bố lợi nhuận, nhưng dòng tiền của DVD liên tục âm, với
mức âm năm sau cao hơn năm trước,năm 2009 âm 86 tỷ đồng và năm 2010 âm 274
tỷ đồng. Ngày càng nhiều bất ổn khi DVD hoàn toàn không công bố thông tin kể từ
cuối tháng 4/2011 và không nộp hàng loạt báo cáo như báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010, báo cáo thường niên năm 2010, báo cáo tài chính quý I và II/2011….. Tuy nhiên, với 93% tài sản ngắn hạn là khoản phải thu, trong đó hơn 200 tỷ đồng là khoản phải thu khác, kiểm toán đã có lưu ý về khoản phải thu. Kết quả, khoản phải thu không đòi được trở thành lý do khiến DVD không có cách nào xoay xở được
định dấu hiệu cựu chủ tịch DVD, Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng khác thao
túng và làm giá cổ phiếu DVD. Họ đã lập ra nhiều công ty chủ yếu mua bán tạo
doanh thu ảo, cung cấp thông tin không đúng thực tế, tạo doanh thu cho DVD…
nhằm chào bán DVD và hỗ trợ niêm yết DVD. Tóm lại, vụ việc cổ phiếu DVD đã khiến NĐT tiếp tục mù thông tin vì cho phép phát hành, tạm dừng, cho phép, rồi lại đình chỉ có thời hạn, tiến đến hủy phát hành, hủy niêm yết… cứ nối tiếp nhau và gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
2.2.2.1.2.Rủi ro về biến động giá
Rủi ro biến động giá là rủi ro rất nhạy cảm mà NĐT không thể lường trước được, có thể hôm nay họ là tỷ phú nhưng sau một đêm thức giấc lại trắng tay. Khi giá chứng khoán tăng thì lợi nhuận của NĐT tăng và ngược lại khi giá giảm thì lợi
nhuận giảm hay nhà đầu tư bị tổn thất. Đó là rủi ro do biến động giá mà NĐT phải đối mặt.
Như phân tích chỉ số giá chứng khoán của SGDCK TPHCM và SGDCKHN tại biểu đồ 2.2 và 2.3 ( phần 2.1.2.4) và biểu đồ 2.5 và 2.6 ( phần 2.1.3.4) ta thấy giá
chứng khoán biến động qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, thị trường không nhiều biến động do chưa thu hút được nhiều NĐT. Nhưng từ năm 2006 đến 2007, thị trường bùng nổ, đặc biệt là những tháng đầu năm 2007 thị trường tăng trưởng mạnh, đạt đỉnh điểm 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Lúc này thị trường rất nóng, lợi nhuận NĐT thu được rất cao đồng nghĩa với rủi ro càng cao. Từ năm 2008 thị trường bắt đầu giảm điểm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá chứng khoán giảm mạnh, mặc dù có những đợt phục hồi nhưng đến nay thị trường vô cùng ảm đạm, giá chứng khoán đã giảm quá sâu, nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường.
2.2.2.1.3.Rủi ro về khả năng thanh khoản.
Tính thanh khoản của chứng khoán là thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Một giá trị của thị trường tập trung là tạo
nên tính thanh khoản cao, hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch và chủ động trước các quyết định mua hoặc bán. Tuy nhiên, có những phiên giao dịch, cột dư mua trống ngay từ đầu phiên, chủ động bán giá sàn nhưng vẫn khó thành công. Đó là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm chứng khoán trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp. Điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Thanh khoản với khối lượng và giá trị giao dịch hàng ngày cũng phản ánh
mối quan tâm của NĐT tới thị trường. Khi tâm lý tốt, triển vọng tăng trưởng lợi
nhuận cao hơn rủi ro, nhà đầu tư có khuynh hướng bỏ nhiều tiền hơn vào mua, quy
mô giao dịch và số lần khớp lệnh nhiều khiến thanh khoản cao. Ngược lại, khi nhận
thấy mức độ rủi ro cao hơn lợi nhuận, NĐT sẽ thiên về xu hướng giữ tiền mặt và hạn chế giao dịch khiến thanh khoản sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, giá trị
khớp lệnh hai sàn xấp xỉ bình quân 1.000 tỷ đồng/phiên, nhưng từ đầu tháng 7 trở đi, quy mô đã giảm xuống chỉ còn hơn 470 tỷ đồng/phiên. Đến ngày 25/7/2011, thanh khoản chứng khoán ghi nhận kỷ lục đáy trong 3 năm qua với giá trị khớp lệnh
hai sàn chỉ đạt 305,8 tỷ đồng so với kỷ lục gần nhất vào ngày 9/3/2009 là 235,9 tỷ đồng. Thanh khoản giảm thường được xem là do người bán ít bán rẻ. Tuy nhiên từ
số liệu dư mua liên tục từ đầu tháng 7 đến nay đều rất cao, cho thấy dòng vốn đặt
mua hàng ngày không thực sự muốn mua bằng được. Thống kê tại SGDCK
TPHCM, tỉ trọng khối lượng dư mua chiếm bình quân 53% tổng khối lượng đặt mua. Trong khi đó, từ nửa cuối tháng 5 đến nửa đầu tháng 6, lượng dư mua giảm
xuống chỉ còn chiếm khoảng 42%. Như vậy trong sóng lên, tỉ lệ người mua muốn
mua bằng được luôn- cao và ngược lại. Người mua đa số duy trì chiến lược mua
thấp và hạ giá dần theo chiều giảm. Nếu xuất hiện phiên sụt giảm mạnh, thanh
mua. Nếu thị trường duy trì trạng thái đi ngang, cả người mua lẫn người bán đều
treo lệnh là chủ yếu, không quan tâm nhiều đến cơ hội khớp thành công. Điều này góp phần giải thích vì sao thanh khoản từ đầu tháng 7 trở đi giảm rất mạnh.
2.2.2.1.4.Rủi ro về cơ chế chính sách.
Rủi ro này ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của nhà đầu tư và khiến NĐT không thể lường trước được. Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, chưa
bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn
bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản
pháp luật khác,… Tóm lại, luật chứng khoán cũng như các văn bản pháp luật liên
quan đến chứng khoán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Rủi ro về cơ chế chính sách là yếu tố quan trọng đẩy TTCK giảm với nghị quyết 11
của chính phủ (24/2) về những giả pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát; chỉ thị 01 của
NHNN (1/3) thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hang nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thông tư 226 của Bộ tài chính (31/12/2010) quy
định chỉ tiêu an toàn tài chính ( tỉ lệ vốn khả dụng tối thiếu 180%) và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Tuy nhiên, chính sách được kỳ vọng nhất, đó là thông tư số 74/2011/TT- BTC được áp dụng vào ngày 1/8/2011, cho phép mở nhiều tài khoản, giao dịch
cùng phiên và margin. Nhìn chung, chính sách này ra đời là phù hợp và từng bước đưa thị trường tiếp cận với các thông lệ quốc tế và vẫn đảm bảo khả năng quản lý,
giám sát thị trường. Tuy nhiên, việc cho phép T+2 thì vẫn còn chậm chễ. Trong
thông tư quy định ủy quyền phải công chứng góp phần hạn chế rủi ro cho NĐT,
nhưng đối với NĐT thì quy định này thật sự rắc rối, mất thời gian.
Đối với giao dịch ký quỹ, trước khi Thông tư 74 được ban hành thì không
có văn bản pháp quy nào quy định và hướng dẫn thực hiện và đã có một số công ty
chứng khoán vận dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để đưa ra sản phẩm hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhưng bản chất là giao dịch ký quỹ. Điều này rất khó
chấp nhận, bởi vì thị trường chứng khoán là lĩnh vực tài chính rất mới, phức tạp,
lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành rất cao đòi hỏi phải có văn bản pháp luật hướng
dẫn chi tiết, nhà đầu tư không thể nói là được phép làm những gì mà pháp luật
chứng khoán không cấm. Mặt khác, hợp đồng hợp tác đầu tư giữa công ty chứng
khoán và NĐT cũng không đúng nếu xét theo bản chất của hợp đồng hợp tác, vì về
mặt nguyên tắc, nếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty chứng khoán và
nhà đầu tư cùng góp vốn để đầu tư thì nếu sinh lời, hai bên đều hưởng theo tỷ lệ
vốn góp hoặc nếu thua lỗ thì hai bên cùng phải chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn. Tuy
nhiên, thực tế hầu như NĐT phải chịu mọi rủi ro trong mọi trường hợp, CTCK gần như không có rủi ro. Khi thị trường sụt giảm, nhiều tranh chấp đã xảy ra. Vì vậy, NĐT có lẽ kỳ vọng nhiều nhất là các quy định về giao dịch ký quỹ. Bước đầu loại
chứng khoán ký quỹ và tỷ lệ ký quỹ được quy định chặt chẽ để đảm bảo ổn định thị trường, theo tỷ lệ 60:40 tức là ký quỹ 60% và cho vay 40%, sau này khi đi vào ổn định thì UBCKNN có thể xem xét nới lỏng thêm tỷ lệ vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng nới lỏng hơn về tỷ lệ ký quỹ. Trước đây, các CTCK
thường đưa ra tỉ lệ ký quỹ 50:50, thậm chí do cạnh tranh, để lôi kéo khách hàng, nhiều công ty đưa ra mức ký quỹ như 40: 60, thậm chí với tỉ lệ rất cao là 20: 80. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thái quá khiến thị trường tăng trưởng quá nóng và sụt giảm thì quá mạnh do áp lực phải giải chấp. Hiện nay dịch vụ giao dịch ký quỹ
vẫn còn nhiều bất cập. Theo quy định, khách hàng muốn thực hiện giao dịch ký quỹ
phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với CTCK nơi khách hàng có tài
khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ phải được quản lý tách biệt với tài khoản giao dịch thông thường. Và cũng theo thông tư
này, mỗi nhà đầu tư cũng chỉ được mở một tài khoản tại một CTCK. Thêm vào đó,
theo quy chế quy định, CTCK được phép thỏa thuận lãi suất khi thực hiện margin
với khách hàng. Như vậy, CTCK có được cho vay lãi suất cao quá 150% lãi suất cơ
bản như quy định hiện nay. Tóm lại, quy chế về giao dịch ký quỹ còn nhiều yếu tố
Tóm lại, mặc dù được thị trường kỳ vọng rất nhiều và như một phần của các
giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ, hỗ trợ thị trường, thực ra thông tư 74 khó mang lại
một sự tăng trưởng đột biến cho thị trường, như giá cổ phiếu tăng, hoặc thanh
khoản tăng mạnh....
2.2.2.1.5.Rủi ro về các quy định chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch
Trong kinh doanh chứng khoán, NĐT phải thông qua các tổ chức trung gian
môi giới vì vậy họ chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ
cũng như chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian. Trước tiên là rủi ro liên
quan đến việc tổ chức khớp lệnh. Trong phiên khớp lệnh định kỳ lúc mở cửa, rủi ro là nhà đầu tư không được hủy lệnh trước khi kết thúc phiên. Vì vậy, theo tình hình thị trường, họ muốn sửa hay hủy để mua hay bán giá khác không được và lệnh của
họ có thể khớp với mức giá họ không mong muốn. Điều đó gây tổn thất cho NĐT.
Thêm vào đó, khớp lệnh định kỳ dễ gây tình trạng cung và cầu ảo trên thị trường,
tình trạng nghẽn mạch, quá tải hay phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi NĐT nhỏ ở các
sàn giao dịch. Vì vậy, nó góp phần tạo ra rủi ro cho các NĐT.
Bên cạnh đó, khớp lệnh liên tục dù là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các
lệnh mua và bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch,
không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Vì vậy, nó cũng
có thể gây ra rủi ro cho NĐT. Nguyên tắc của khớp lệnh liên tục là ưu tiên về giá
rồi mới đến ưu tiên về thời gian. Do đó, quyền ưu tiên sẽ giành cho lệnh mua với
mức giá mua cao nhất và lệnh bán với mức giá thấp nhất. Khi lệnh mua và bán
đồng mức giá thì rủi ro đối với NĐT đó là lệnh của họ nhập vào hệ thống chậm hơn
so với NĐT khác có lệnh tương tự.
Vì đặc thù của kinh doanh chứng khoán là thông qua các tổ chức trung gian,
các công ty chứng khoán. Vì vậy, chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NĐT. Một CTCK chất lượng kém sẽ
gây nhiều tổn thất cho NĐT và ngược lại, chẳng hạn chương trình công nghệ không
lỗi, bị nghẽn,... thì lệnh của NĐT bị chậm lại, giao dịch trì hoãn,.... Xét về cơ sở vật
chất, hệ thống bảng điện mờ, vị trí của CTCK đặt ở tầng cao, thường xuyên mất điện dẫn đến NĐT thường phải đi thang bộ, giao dịch bất tiện.... Còn về chất lượng
nhân sự cũng rất quan trọng. Đội ngũ cán bộ nhân viên thiếu chuyên nghiệp, không
am hiểu nghiệp vụ sẽ không đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu của NĐT, gây rủi ro
và tổn thất không chỉ NĐT mà cả bản thân CTCK đó.
Ngoài ra, hoạt động tự doanh của các CTCK có thể lấn lướt, gây sự cạnh
tranh không bình đẳng trong cuộc chạy đua lợi nhuận trên thị trường vì các CTCK có lợi thế hơn về thông tin, hiểu rõ những qui định của luật, kiểm soát thời gian đặt
lệnh của NĐT, trong khi không ai kiểm soát công ty,... Vì vậy, điều này cũng góp
phần gây ra rủi ro với các NĐT, đặc biệt là các NĐT nhỏ lẻ.
2.2.2.1.6. Rủi ro lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng nhưng không quyết định đến TTCK và lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là LSCK . Khi LSCK gia tăng, hiệu ứng
tổng thể là nó sẽ làm giảm lượng cung tiền, làm cho việc vay tiền của các cá nhân
và DN trở nên đắt hơn, tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh, gia tăng chi phí cho các DN, khiến cho thu nhập thấp hơn và có khuynh hướng làm cho TTCK đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm. NĐT sẽ
nhận thấy đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với đầu tư vào các
lĩnh vực khác. Khi NHNN công bố tăng LSCK thường sẽ kèm theo là các chứng
khoán chính phủ mới được phát hành như TPCP, được xem là cơ hội đầu tư an toàn
Nguồn Bloomberg
Biểu đồ 2.7: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN
Đến nửa đầu năm 2007, lãi suất cơ bản là 8.25%/năm, CSTT và CSTK nới
lỏng, TTCKVN đã tăng trưởng mạnh, VN-Index vượt ngưỡng 1.100 điểm, đạt đỉnh