Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 44)

2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

2.1.2. Những mặt còn tồn tại

So với tiềm năng phát triển và nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tề cũng như kinh nghiệm phát triển TTCK ở các nước trong khu vực, TTCK Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, hàng hóa trên TTCK chưa đa dạng về chủng loại nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

Tính đến tháng 8/2008, tại SGDCK chỉ có 156 cổ phiếu được niêm yết trên

tổng số hơn 400 công ty đủ điều kiện niêm yết. Mặt khác, hầu hết các công ty đã được niêm yết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư. Đối với chứng khoán nợ, chủ yếu là trái phiếu chính phủ tham gia

TTCK; thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhỏ so với tiềm năng, con số này mới là 11% thị trường trái phiếu và 2% GDP, chủ yếu là trái phiếu NHTM và quỹ đầu tư.

Năm 2006 Nghị định số 52/NĐ- CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên sôi động hơn với trái phiếu của Tổng công ty điện lực EVN, Sông Đà, Vinashin…Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn thiếu các công cụ hỗ trợ phát hành như tư vấn, bão lãnh

phát hành, định mức tín nhiệm…Vì vậy, mặc dù các doanh nghiêp rất thiếu vốn song việc tận dụng kênh huy động vốn này chưa mặn mà với các điều kiện phát hành cao theo Luật Chứng khoán. Đặc biệt là chưa có các cơng cụ tài chính khác để đa dạng

hố các loại hàng hóa giao dịch.

Thứ hai, số lượng nhà đầu tư chứng khốn cịn hạn chế.

Số tài khoản của nhà đầu tư tính đến tháng 8/2008 là 349.402 tài khoản, trong

đó số tài khoản cá nhân trong nước là 339.678 tài khoản chiếm 97,22% bình quân hơn

260 người dân mới có một người tham gia chứng khoán. Số lượng là đầu tư tổ chức cả trong và ngoài nước là 1.586 tài khoản, chỉ chiếm 0,45%. Như vậy, với số lượng nhà

đầu tư cá nhân trong nước tham gia thị trường là chủ yếu và với quy mô vốn nhỏ, kiến

thức hạn chế, thông tin không được tiếp cận đầy đủ nên dễ bị chi phối tâm lý trong

giao dịch, khiến thị trường có những diễn biến bất thường, khó dự đốn. Ngồi ra, con số tài khoản thường xuyên giao dịch trên thị trường là rất ít. Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký và thanh toán bù trừ thì con số này tại thời điểm hiện nay là khoảng 5% số tài khoản trong tổng số tài khoản thường xuyên giao dịch.

Thứ ba, hệ thống pháp lý cịn thiếu và chưa đồng bộ.

Mặc dù đã có Luật chứng khoán, song nhiều nghiệp vụ hiện đại chưa được quy

định như giao dịch bán khống, giao dịch các chứng khốn phái sinh. Ngồi ra, một số

nghiệp vụ đã quy định nhưng cịn thiếu những thơng tư hướng dẫn thi hành như cho vay cầm cố chứng khốn, giao dịch ký quỹ. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thị trường thiếu đống bộ và vẫn còn nhiều bất cập như chính sách ưu đãi thuế cho cơng ty niêm yết, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi,vv… Nhìn chung các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ, nhiều chính sách, chế độ như tham gia của bên nước ngồi, chính sách thuế đối với cơng ty niêm yết, chế độ kế tốn đối với cơng ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư ban hành chưa rõ ràng cịn sơ sài, chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn những hạn chế bất cập nhất định.

Thứ tư, công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán chưa

được quan tâm đúng mức.

Đào tạo và phổ cập kiến thức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị

trường. Do đó, nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý đầu tư mua bán theo phong trào. Điều này được minh chứng bởi hiện nay, mặc dù thị trường đã điều chỉnh rất sâu,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)