Khai báo mẫu cắt ngang

Một phần của tài liệu BaiGiang_AndDesign potx (Trang 72 - 110)

Thực hiện việc khai các điểm:

• Thêm điểm đỉnh cống:

o Tên điểm: DinhCong (chọn từ danh sách)..

o Điểm gốc: MEP_TRAI

o Delta Y: 5.0

o  Băt buộc nhập Y.

• Thêm điểm đỉnh lòng trong cống:

o Tên điểm: DinhLTCong (chọn từ danh sách)..

o Điểm gốc: DinhCong

o Delta Y: 4.5

o  Băt buộc nhập Y.

• Thêm điểm đáy lòng trong cống:

o Tên điểm: DayLTCong (chọn từ danh sách)..

o Điểm gốc: DinhLTCong

o Delta Y: 3.5

o  Băt buộc nhập Y.

• Thêm điểm đáy cống:

o Tên điểm: DayCong (chọn từ danh sách)..

o Điểm gốc: DayLTCong o Delta Y: 3.0 o  Băt buộc nhập Y. 10.2. Tạo lập bản vẽ thiết kế 10.2.1. Thiết kế cống dọc a. Thiết kế trắc dọc cống

Trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã có sẵn thực hiện kẻ đường đỏ trắc dọc cống trái bằng việc thực hiện lệnh TKC hoặc Menu->Thiết kế->Thiết kế cống dọc->Tạo đường thiết kế

cống dọc sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 10 -69. Với các lựa chọn trong quá trình thực

Hình 10-69. Thiết kế cống dọc

b. Thể hiện mặt cắt cống dọc trên trắc ngang

Thực hiện:

• Lệnh CDTTN hoặc Menu->Thiết kế->Thiết kế cống dọc->Thể hiện mặt cắt cống dọc trên trắc ngang

• Khai báo khối ký hiệu cắt ngang cống dọc theo các đường kính cống cho phù hợp.

Hình 10-70. Khai báo khối ký hiệu cắt ngang cống dọc theo các đường kính cống.

10.2.2. Thiết kế giếng thu

a. Bố trí giếng thu trên tuyến

Trên mặt bằng tuyến giếng thu có thể được bố trí hoặc không dọc theo một đường trên tuyến. Nếu có thì cần phải tạo đường đó trên tuyến. Đối với khai báo cống trái như ở trên ta cần tạo đường MEP_TRAI trên tuyến bằng cách Hiệu chỉnh đối tượng AND->Chọn tuyến-

>Tạo đường trên tuyến.

Thực hiện:

• Lệnh BTGT hoặc Menu->Thiết kế->Thiết kế giếng thu->Bố trí giếng thu trên

tuyến

• Chọn đường bố trí giếng thu trên tuyến MEP_TRAI

Hình 10-71. Lựa chọn bố trí giếng thu.

b. Tạo mặt cắt giếng thu trên trắc dọc

Thực hiện:

• Lệnh MCGT hoặc Menu->Thiết kế->Thiết kế giếng thu->Vẽ mặt cắt giếng thu

trên trắc dọc

• Chọn trắc dọc

• Lựa chọn các thông số cho phù hợp (Hình 10 -72).

Hình 10-72. Thông số thể hiện mặt cắt giếng thu.

Lưu ý: Sau khí bố trí mặt cắt giếng thu trên trắc dọc ta cần dùng lệnh VL để vẽ lại

trắc dọc thì lúc này cao độ tự nhiên, thiết kế, khoảng cách lẻ.... lấy theo vị trí giếng thu mới được thể hiện trên trăc dọc.

10.3. Nội dung ôn tập

• Hiệu chỉnh mẫu bảng trắc dọc theo đường tim cống dọc trái

• Khai báo cống dọc phải.

Bài 11. THIẾT KẾ NÚT GIAO

Mục đích: Cung cấp phương pháp khai báo mẫu mặt cắt và thiết kế nút giao đồng mức.

Yêu cầu: Có thể thực hiện được việc thiết kế ngã ba, ngã tư cũng như là vận dụng để thiết kế

các loại nút đồng mức khác.

11.1. Thiết kế mẫu mặt cắt nút

Bài 12. THIẾT KẾ TUYẾN NHIỀU TIM VÀ MÔ PHỎNG 3D

Mục đích: Cung cấp phương pháp thiết kế tuyến đường nhiều tim và mô phỏng hoạt cảnh

tuyến đường đó.

Yêu cầu: Nắm được phương pháp cơ bản thiết kế tuyến đường nhiều tim và cách mô phỏng

nó.

12.1. Thiết kế tuyến đường nhiều tim

12.1.1. Tạo tệp bản vẽ mới.

• Lệnh: NEW hoặc Menu->File->New.

12.1.2. Tạo tuyến nhiều tim

• Lệnh: T hoặc Menu->Tuyến->Tạo tuyến mới.

 Tệp mặt cắt chọn D:\AndDesign\MauMatCat.atp

 Chọn mẫu mặt cắt: Mặt cắt 3 tim.

 Chọn tệp dữ liệu..: C:\Program Files\AND Technology\Data\ Nam_cuong.and

 Tên tuyến: Tuyến đường 3 tim

 Chọn Chỉ điểm< để vẽ tuyến.

Hình 12-73. Tạo tuyến 3 tim.

• Lệnh: HKDTN hoặc Menu->Tuyến->Số liệu tự nhiên tuyến->Kéo dài số

liệu tự nhiên trắc ngang.

 Chọn tuyến vừa được tạo.

 Chọn chức năng Hiệu chỉnh tại giao diện Hiệu chỉnh.

 Đánh dấu vào  Kéo dài đường tự nhiên. (Mục đích: ngoại suy số liệu tự nhiên ở phía ngoài phòng trường hợp số liệu khảo sát không đủ) .

Hình 12-74. Kéo dài đường tự nhiên.

• Lệnh: TTP hoặc Menu->Thiết kế->Tạo đường TdnPolyline trên bình đồ

bằng offset.

 Chọn đường tim tuyến TimTuyen.

 Lựa chọn tạo đường Tim2 như trên Hình 12 -75.

Khoảng cách offset: -19.25.

 Lựa chọn Đồng dạng đỉnh.

Hình 12-75. Chọn đường cần tạo trên tuyến.

• Lệnh: TTP hoặc Menu-> Thiết kế->Tạo đường TdnPolyline trên bình đồ bằng offset.

 Chọn đường tim tuyến TimTuyen.

 Lựa chọn tạo đường Tim3 như trên Hình 12 -75.

Khoảng cách offset: 19.25.

 Lựa chọn Đồng dạng đỉnh.

• Lệnh: PL

 Vẽ các đường LWPOLYLINE để nắn các đường tim đường gom Tim2 và Tim3.

• Lệnh: TPTP hoặc Menu->Công cụ->Hiệu chỉnh TdnPolyline->Chỉnh

đường TdnPolyline theo đường Polyline.

 Chọn đường Tim2.

 Chọn đường Polyline vừa vẽ.

• Lệnh: CN hoặc Menu->Thiết kế->Yếu tố cong và siêu cao, mở rộng->Hiệu chỉnh đường cong nằm.

 Chọn đường Tim2.

 Tiến hành hiệu chỉnh yếu tố cong của các đỉnh.

• Lệnh: BTSC hoặc Menu-> Thiết kế->Yếu tố cong và siêu cao, mở rộng-> Bố trí siêu cao và mở rộng.

 Chọn đường Tim2.

• Lệnh TD hoặc Menu->Mặt cắt->Tạo trắc dọc

 Chọn tuyến.

 Chỉ điểm vẽ trắc dọc.

• Lệnh: TDTTN hoặc Menu->Mặt cắt ->Cập nhật cao độ trắc dọc theo

đường trắc ngang

Chọn TdnPolyline: chọn một đường bất kỳ trên trắc dọc.

 Chọn đường tự nhiên theo tim 2: TN_Tim2 cập nhật theo đường

TuNhien của trắc ngang ra một khoảng ứng với Dọc theo đường

tuyến là Tim2 như trên Hình 12 -76.

Hình 12-76. Tạo trắc dọc tự nhiên của các đường tim.

• Lệnh: TDTTN hoặc Menu->Mặt cắt ->Cập nhật cao độ trắc dọc theo

đường trắc ngang

Chọn TdnPolyline: chọn một đường bất kỳ trên trắc dọc.

 Chọn đường tự nhiên theo tim 2: TN_Tim3 cập nhật theo đường

TuNhien của trắc ngang ra một khoảng ứng với Dọc theo đường

tuyến là Tim3.

• Lệnh: SAVE hoặc Menu->File->Save

 File name: D:\AndDesign\Tuyen3Tim

 Chọn Save.

12.1.3. Thiết kế đường đỏ cho các tim

• Lệnh: TK hoặc Menu->Thiết kế->Tạo đường đỏ trắc dọc.

o Chọn trắc dọc.

o Thực hiện kẻ đường đỏ cho các đường DD_TimTuyen, DD_Tim2, DD_Tim3.

12.1.4. Thể hiện trắc dọc theo các đường tim Tim2 và Tim3

• Lệnh TD hoặc Menu->Mặt cắt->Tạo trắc dọc

o Chọn tuyến.

o Chỉ điểm vẽ trắc dọc.

• Lệnh: HCA hoặc Menu->Công cụ->Hiệu chỉnh đối tượng AND.

o Chọn trắc dọc.

o Chọn đường trục: Tim2.

o Mẫu bảng: Bảng TD tim 2.

o Chọn Update để cập nhật.

• Lệnh TD hoặc Menu->Mặt cắt->Tạo trắc dọc

o Chọn tuyến.

o Chỉ điểm vẽ trắc dọc.

o Chọn trắc dọc.

o Chọn đường trục: Tim3.

o Mẫu bảng: Bảng TD tim 3.

o Chọn Update để cập nhật.

12.2. Mô phỏng 3D tuyến thiết kế

Để có thể mô phỏng 3D tuyến cần thực hiện các bước sau:

12.2.1. Chuẩn bị

• Mở tệp bản vẽ thiết kế: C:\Program Files\AND Technology\ Vidu\KetXuat3D.dwg.

12.2.2. Tạo 3DFace mô hình thiết kế

• Lệnh: B3D hoặc Menu->Thiết kế->Tạo dựng 3D->Tạo 3DPoly biên ngoài của vùng 3D

o Chọn tuyến thiết kế.

o Kết quả gồm các đường biên ngoài 3DPoly của phần thiết kế tuyến. Chúng được dùng để đục thủng phần 3D của mô hình địa hình tự nhiên.

• Lệnh: HCA hoặc Menu->Công cụ->Hiệu chỉnh đối tượng AND

o Chọn mô hình địa hình tự nhiên.

o Chọn chức năng Thêm lỗ thủng cho mô hình địa hình tự nhiên vừa chọn đó là đường 3DPoly vừa được tạo ra bằng lệnh B3D.

o Đánh dấu chọn Lỗ thủng chỉ để dựng 3D

• Lệnh: T3D hoặc Menu->Thiết kế->Tạo dựng 3D->Tạo 3DFaces các đối

tượng thiết kế

o Chọn tuyến thiết kế và mô hình địa hình tự nhiên.

o Khoảng cách offset các đối tượng 3DFace<500.0000>:1000

o Kết quả các 3DFace được tạo xa cách tuyến 1000 theo phương trục Y.

12.2.3. Tạo dải phân cách mềm

• Lệnh: D3D hoặc Menu-> Thiết kế->Tạo dựng 3D->Tạo đường 3D dọc

tuyến

o Lựa chọn các thông số tạo đường 3d dọc tuyến như trên Hình 12 -77.

o Kết quả sẽ được đường 3DPolyline cách tuyến 1000 theo phương Y.

Hình 12-77. Tạo đường 3D dọc tuyến.

• Lệnh: D3D hoặc Menu->Thiết kế->Tạo dựng 3D->Tạo đường 3D dọc

tuyến

o Thay đổi khoảng Lệch tim: 9.

o Chọn đường 3D dọc tuyến ngoài cùng so với tim tuyến.

o Chọn thông số tạo vạch sơn như trên Hình 12 -78 để tạo vạch sơn liền.

Hình 12-78. Thông số tạo vạch sơn.

• Lệnh: VVS hoặc Menu-> Thiết kế->Tạo dựng 3D->Vẽ vạch sơn

o Chọn một đường 3D dọc tuyến còn lại.

o Dài vạch sơn: 3.0 (để tạo vạch đứt).

12.2.4. Tạo đường quĩ đạo xe chạy

• Lệnh: D3D hoặc Menu->Thiết kế->Tạo dựng 3D->Tạo đường 3D dọc

tuyến

o Khoảng Lệch tim: 2.75.

12.2.5. Kết xuất dữ liệu hoạt cảnh 3D

• Lệnh: DL3D hoặc Menu->Công cụ->Xuất dữ liệu hoạt cảnh 3D

o Chọn các đối tượng 3D Face: chọn các 3DFace vừa được tạo.

o Chọn các đường hướng tuyến: Chọn đường 3DPolyline vừa tạo cuối

cùng nhằm mục đích xác định quĩ đạo xe chay.

o Tên tệp: D:\AndDesign\3DTuyen.v3d

12.2.6. Mô phỏng 3D tuyến thiết kế

• Kích hoạt môđun mô phỏng ANDSimulation từ biểu tượng chương trình ngoài destop.

• Mở têp: D:\AndDesign\3DTuyen.v3d

• Menu->Mô phỏng->Xe chạy dọc tuyến.

Bài 13. LẬP HỒ SƠ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Mục đích: Cung cấp phương pháp tạo lập hồ sơ khảo sát trong AndDesign. Yêu cầu: Tạo lập được hồ sơ khảo sát địa chất.

13.1. Khai báo mẫu mặt cắt

Tham khảo tệp mẫu mặt cắt ...\ANDTechnology\Template\MatCatDiaChat.atp.

13.1.1. Khai báo mẫu bảng trắc dọc

Lệnh: MMC 

Thực hiện:

KBMMC->Tệp->Mở tệp chọn tệp D:\AndDesign\MauMatCat.atp

• Phím phải chuột tại AndDesign->Bảng trắc dọc->Bảng khảo sát và chọn Chèn.

• Sửa tại ô grid 1 như Hình 13 -79:

Hình 13-79. Khai báo chung mẫu bảng trắc dọc địa chất.

13.1.2. Khai báo các hàng của mẫu bảng trắc dọc

a. Vẽ đường dóng tự nhiên

• Kích con trỏ chuột vào hàng 1 của ô grid 2 để đặt hàng 1 (vẽ đường dóng) là ô khai báo hiện thời cho ô grid 3.

• Khai báo tại ô grid 3:

 Nhóm đường: Mau8  Theo đỉnh, cọc hoặc giếng thu: Theo cọc

b. Cao độ tự nhiên

• Ấn phím phải chuột vào ô grid 2 chọn Thêm mới mục khai báo hàng trắc dọc.

• Tại hàng 2 ô gird 2:

 Tít hàng: Cao độ mặt đất

 Kiểu: Độ cao

 Đường thể hiện: TuNhien

• Khai báo tại ô grid 3:

 Cao hàng : 10

 Nhóm đường: Mau3

 Nhóm chữ: Mau3

 Xoay đứng hoặc điền tên cọc so le: 

c. Khoảng cách lẻ

• Ấn phím phải chuột vào ô grid 2 chọn Thêm mới mục khai báo hàng trắc dọc.

• Tại hàng 3 ô gird 2:

 Tít hàng: Khoảng cách(m)

 Kiểu: Khoảng cách lẻ

 Đường thể hiện: TuNhien

• Khai báo tại ô grid 3:

 Cao hàng : 10

 Nhóm đường: Mau3

 Nhóm chữ: Mau3

 Theo đỉnh, cọc hoặc giếng thu: Theo cọc

d. Tên hố khoan

• Ấn phím phải chuột vào ô grid 2 chọn Thêm mới mục khai báo hàng trắc dọc.

• Tại hàng 4 ô gird 2:

 Tít hàng: Tên hố khoan

 Kiểu: Lỗ khoan và hố đào

• Khai báo tại ô grid 3:

 Cao hàng : 10

 Nhóm đường: Mau3

 Nhóm chữ: Mau5

 Theo đỉnh, cọc hoặc giếng thu: Theo cọc

 Các lựa chọn khác: Tên lỗ khoan hoặc hố đào

e. Độ sâu và ký hiệu lỗ khoan

• Ấn phím phải chuột vào ô grid 2 chọn Thêm mới mục khai báo hàng trắc dọc.

• Tại hàng 5 ô gird 2:

 Tít hàng: Độ sâu-Ký hiệu

 Kiểu: Lỗ khoan và hố đào

• Khai báo tại ô grid 3:

 Cao hàng : 10

 Nhóm đường: Mau3

 Nhóm chữ: Mau3

 Theo đỉnh, cọc hoặc giếng thu: Theo cọc

 Các lựa chọn khác: Ký hiệu và chiều sâu LK và HĐ

13.2. Nhập số liệu lỗ khoan và hố đào

13.2.1. Lập bảng mã các lớp địa chất

Hình 13-80. Bảng mã các lớp địa chất. Lệnh: BMDC 

Thực hiện: Tiến hành nhập các thông số bảng mã các lớp địa chất. Có thể tham khảo tệp

...\ANDTechnology\Template\Mcat_DC_QuangChau.cs (Hình 13 -80).

13.2.2. Nhập số liệu lỗ khoan hoặc hố đào

Lệnh: NSLK 

Thực hiện:

Tiến hành nhập chiều dày các lớp địa chất của lỗ khoan hoặc hố đào và dữ liệu biểu đồ SPT như tại Hình 13 -81.

Lưu ý: Trước khi nhập cần phải chọn tệp bảng mã các lớp địa chất.

Hình 13-81. Nhập lỗ khoan và hố đào

• Ghi tệp: Tệp->Ghi với tên tệp D:\AndDesign\SLLoKhoan.brg.

13.3. Tạo tuyến và gán lỗ khoan theo tuyến

13.3.1. Tạo tuyến mới

Lệnh: T

Menu: Tuyến->Tạo tuyến mới

• Chọn tệp mẫu mặt cắt: D:\AndDesign\MauMatCat.atp

Hình 13-82. Tạo tuyến khảo sát địa chất.

13.3.2. Tạo lỗ khoan theo tuyến

Lệnh: LKTT

Menu: Địa chất->Tạo lỗ khoan theo tuyến

• Chọn tệp số liệu lỗ khoan: D:\AndDesign\SLLoKhoan.brg

13.3.3. Cập nhật cao độ lỗ khoan theo sô liệu tuyến

Lệnh: CNLKTT

Menu: Địa chất->Cập nhật cao độ lỗ khoan theo số liệu tuyến

Thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo rằng cao độ miệng lỗ khoan trùng với cao độ tự nhiên trắc dọc hoặc trắc ngang.

13.4. Tạo mặt cắt dọc địa chất của tuyến

13.4.1. Tạo trắc dọc

Hình 13-83. Tạo mặt cắt trắc dọc tuyến. Lệnh: TD

Menu: Mặt cắt->Tạo trắc dọc

• Chọn mẫu bảng: Bảng Khảo sát địa chất

13.4.2. Tạo mặt cắt lỗ khoan trên trắc dọc-trắc ngang

Lệnh: MCLK

Menu: Địa chất->Tạo mặt cắt lỗ khoan trên trắc dọc-trắc ngang

Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang: Chọn trắc dọc vừa tạo và nhập các thông số vẽ mặt

Hình 13-84. Tạo mặt cắt trắc dọc tuyến.

13.4.3. Nhập chiều dầy các lớp địa chất trên mặt cắt dọc

Lệnh: LDC

Menu: Mặt cắt->Các lớp địa chất->Nhập các lớp địa chất trên mặt cắt

Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang: Chọn trắc dọc

Chỉ điểm: Chỉ điểm bắt đầu. Nếu điểm chỉ nằm giữa mặt cắt lỗ khoan thì chiều dầy

các lớp địa chất sẽ lấy theo số liệu lỗ khoan, nếu không cần phải nhập các giá trị chiều dầy vào.

Hình 13-85. Chiều dầy các lớp địa chất tự động lấy theo lỗ khoan.

Sau khi nhập xong chiều dày các lớp địa chất, để hiệu chỉnh có thể sử dụng chức năng grip của AutoCAD để chỉnh các lớp (lưu ý chức năng Bật/tắt grips trong các đối tượng AND

phải được Bật), hoặc có thể sử dụng chức năng Chỉnh các đường TdnPolyline theo Polyline- TPTP để chỉnh.

Trong qua trình hiệu chỉnh nếu vị trí các đường địa chất vượt lên trên đường tự nhiên sử dụng chức năng Mặt cắt/Các lớp địa chất/Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên-SDC để chỉnh.

13.4.4. Tô mặt cắt địa chất trên trắc dọc

Lệnh: TMCDC 

Menu: Địa chất-> Tô mặt cắt địa chất trên trắc dọc-trắc ngang

Hệ số nhân tỉ lệ điền mẫu tô các lớp địa chất <0.50>:10 (cần chọn hệ số cho

phù hợp với tỉ lệ thể hiện các kiểu tô đã được khai báo trong Bảng mã các lớp địa chất đi theo số liệu lỗ khoan)

13.4.5. Điền số hiệu địa chất trên mặt cắt

Lệnh: DSHDC

Menu: Địa chất-> Điền số hiệu địa chất trên mặt cắt

Chọn các mặt cắt: Chọn trắc dọc

Chỉ điểm: chỉ vị trí tọa độ X điền số hiệu các lớp địa chất trên mặt cắt.

13.4.6. Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang

Lệnh: NDCTN 

Menu: Mặt cắt->Các lớp địa chất->Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang

Một phần của tài liệu BaiGiang_AndDesign potx (Trang 72 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w