Quy trình hoạt động bao thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ppt (Trang 45 - 85)

NHNN:

1. Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau: a. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu;

b. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng.

c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.

d. Bên hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán ơn vị bao thanh toán;

đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán

giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh;

e. Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Nếu tài liệu nêu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh;

g. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán;

h. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng.

i. Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán.

k. Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác.

2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất - nhập khẩu: quy trình nghiệp vụ bao thanh toán có thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 nêu trên hoặc được thực hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất - nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho bên nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu.

Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thỏa thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BTT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM: 2.3.1. Một số thành quả bước đầu :

Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động bao thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (sau này, gọi là Quy chế 1096). Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Và mãi đến đầu năm 2005, bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…

Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải (MSB)… Trong số này, có 4 ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên hiện nay các ngân hàng chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy đòi.

Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2008 là 85 triệu Euro. Tuy rằng con số này còn rất nhỏ so với nhiều nước trong khu vực, nhưng nó cũng thể hiện bước chuyển biến tích cực của thị trường bao thanh toán ở Việt Nam. Từ năm 2004 trở về trước, doanh số bao thanh toán của Việt Nam chỉ là con số 0, nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2 triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu Euro, đến năm 2007 được 43 triệu Euro. (Xem biểu đồ 1)

Doanh thu BTT 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu BTT

Biu đồ 1: Doanh s bao thanh toán ti Vit Nam (Đơn v: Triu Euro)

(Nguồn: www.factors-chain.com) Ta thấy doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2008 tăng 168,75% so với năm 2006. Tuy nhiên, doanh số bao thanh toán xuất khẩu vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán nội địa. (Xem biểu đồ 2)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2006 2007 2008 BTT Quốc tế BTT Nội địa Tổng cộng

Biu đồ 2: Doanh s bao thanh toán ni địa và quc tế

(Đơn vị: Triệu Euro)

(Nguồn: www.factors-chain.com) Năm 2006, doanh số bao thanh toán nội địa (15 triệu Euro) gấp 15 lần doanh số bao thanh toán quốc tế (1 triệu Euro). Đến năm 2007, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam tăng 168,75% nhưng doanh số bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể. Doanh số bao thanh toán nội địa tăng đạt 42 triệu Euro, doanh số bao thanh toán quốc tế chỉ đạt 2 triệu Euro. Và năm 2008, doanh số bao thanh toán nội địa đạt 80 triệu Euro và doanh số bao thanh toán quốc tế là 5 triệu Euro.

Hiện nay trong số các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ BTT thì Ngân hàng ACB dẫn đầu về doanh số bao thanh tóan qua các năm, tiếp đến là Techcombank, Vietcombank,….Dưới đây là tỷ trọng doanh thu BTT của ACB so với cả nước :

Bảng 1.6: Tỷ trọng doanh số BTT của ACB so với cả nước:

ĐVT: tỷđồng

2005 2006 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

ACB 21.5 57.49% 135.2 40.05% 795 77.03%

Ngân hàng khác 15.9 42.51% 202.4 59.95% 237 22.97%

Việt Nam 37.4 100% 337.6 100% 1032 100%

(Nguồn: www.factors-chain.com) Tỷ trọng đóng góp doanh số BTT của ACB vào doanh số BTT cả nước luôn ở mức khá cao với mức doanh số tăng liên tục qua các năm với tốc độ cao. Nếu như doanh số năm 2005 chỉ đạt ở mức 21.5 tỷ đồng thì sang đến năm 2006 đã tăng lên 135.2 tỷ (tăng gấp 6 lần) và năm 2007 cũng giữ vững tốc độ tăng trưởng gần 500% đạt 795 tỷ. Năm 2008 vừa qua dù những khó khăn chung của cả nước và thế giới nhưng doanh số BTT của ACB vẫn tăng trưởng với mức 30% so với năm 2007 đạt 1053 tỷ.

Bảng 1.7: Chi tiết doanh số BTT tại ACB:

ĐVT: tỷđồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh số BTT 21.5 135.2 795 1053 Số tiền ứng trước 16.3 1078 593.1 770.3 Dư nợứng trước 3.5 22.8 85.6 88.6 Phí 0.085 0.37 1.07 1.96 Lãi 0.117 0.95 6.83 12.27 Tổng số khách hàng 7 53 133 176

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động BTT ACB các năm 2005-2008) Hiệu quả hoạt động BTT tại ACB được thể hiện thông qua thu nhập từ phí cung cấp dịh vụ và lãi ứng trước. Qua kết quả thu được từ bảng chi tiết doanh số BTT ta thấy ACB luôn thu được kết quả khá quan từ sản phẩm này. Phí và lãi tăng

mạnh từ năm 2005 đến năm 2007. Bên cạnh đó, sự gia tăng số lượng khách hàng tại ACB cho thấy nhu cầu sử dụng bao thanh toán ngày càng nhiều hơn.

2.3.2. Nguyên nhân và tồn tại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam:

Qua một thời gian triển khai hoạt động, mặc dù có những dấu hiệu tích cực nhưng tình hình bao thanh toán ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và chưa thể hiện hết những ưu điểm vốn có của nó. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía Nhà nước với những bất cập môi trường pháp lý, từ chính bản thân các đơn vị thực hiện bao thanh toán và thái độ của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể:

2.3.2.1 Khung pháp lý

Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN đã quy định những vấn đề cơ bản trong hoạt động bao thanh toán. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính vẫn chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi hoạt động này.

- Theo Quy chế này, bao thanh toán được định nghĩa “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”.

+ Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã khiến toàn bộ nội dung quy chế này lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường.

+ Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán là “hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Điều này đã

tạo sự nhập nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau.

- Theo định nghĩa, bao thanh toán chỉ là hình thức cấp tín dụng, nên khoản ứng trước chỉ đơn thuần là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của người bán. Chính sự không chính xác trong định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị bao thanh toán. Pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này.

- Cũng theo Quy chế 1096, chỉ các tổ chức tín dụng mới được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Quy định trên không hợp lý vì nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về tài chính và thẩm định khách hàng muốn cung cấp dịch vụ này.

- Đặc điểm của bao thanh toán là không dùng hối phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Hợp đồng bao thanh toán cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽđược xem như là cơ sở pháp lý để khi có tranh chấp, sẽ đưa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí hiệu lực quyết định của trọng tài kinh tế hay phán quyết của tòa thương mại vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trường hợp bên vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án, xem thường pháp luật. Nói tóm lại, một nguyên nhân khiến bao thanh toán chậm được triển khai ở Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm.

- Mặt khác, trên lý thuyết, khởi kiện tại tòa án được xem là cứu cánh cuối cùng và hiệu quả nhất của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ cố tình lẫn tránh nghĩa vụ khi đến hạn. Nhưng thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn quá phức tạp, kéo dài thời gian, chi phí kiện tụng tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập… Sau một chặng đường dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trước nguy cơ không thu hồi được khoản

nợ. Điều này xuất phát từ thủ tục tố tụng thương mại và dân sự ở Việt Nam gần giống nhau. Trước pháp đình, nguyên đơn phải chứng minh được là mình bị thiệt hại do bị đơn không thực hiện nhĩa vụ, đây là điều không dễ thực hiện. Và khi bị đơn kháng án, việc thi hành án sẽ lập tức bịđình chỉ vô thời hạn.

2.3.2.2 Khái nim bao thanh toán còn khá mi

Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, nên các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu biết hạn chế về bao thanh toán. Một số doanh nghiệp lớn có đôi chút am hiểu về sản phẩm bao thanh toán do được các ngân hàng tiếp thị hoặc thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế còn đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mơ hồ khi nghe nhắc đến nghiệp vụ bao thanh toán. Từ đó, họ không có khái niệm sử dụng dịch vụ cũng như lựa chọn dịch vụ phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.

2.3.2.3 Chi phí cao gây e ngi cho các doanh nghip

Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy, dịch vụ bao thanh toán có chi phí tương đối cao, trung bình khoảng 3 - 5% doanh thu. Chi phí cao bởi vì ngoài việc bù đắp rủi ro, còn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán vì tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam thực sự chưa cao.

2.3.2.4 Sn phm bao thanh toán chưa có sc hp dn đối vi khách hàng

Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng. Nhưng thực tếở Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận được nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, tài sản đảm bảo không những được các ngân hàng Việt Nam mà còn được các ngân hàng nước ngoài xem trọng. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì, đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, chưa cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp

chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính với độ chính xác tin cậy chưa cao. Chính việc ngân hàng đòi hỏi bên bán phải có tài sản đảm bảo đã làm giảm đi ưu thế của dịch vụ bao thanh toán, đồng thời cũng đã làm mất đi bản chất của dịch vụ này.

Mặt khác, dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thường chỉ chú trọng tới

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ppt (Trang 45 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)