c. Định dạng trường phân xử và điều khiển của mạng CAN mở rộng (Extended CAN)
2.3. Một số hệ thống bus tiêu biểu sử dụng trong hệ DCS
2.3.1. PROFIBUS
PROFIBUS (Process Field Bus) là một hệ thống bus trường được xây dựng bởi dự án hợp tác nghiên cứu của 13 công ty và 5 viện nghiên cứu do Bộ công nghệ và nghiên cứu CHLB Đức chủ trì từ năm 1987. Mục tiêu của dự án là phát triển một mạng truyền thông kỹ thuật số để thay thế cho truyền thông tương tự (analog) 4- 20mA trong điều khiển q trình cơng nghiệp. PROFIBUS định nghĩa các đặc tính của một hệ thống bus cho phép kết nối nhiều thiết bị khác nhau, từ các thiết bị trường cho tới vào/ra phân tán, các thiết bị điều khiển và giám sát.
PROFIBUS sử dụng phương pháp điều khiển truy nhập bus bằng thẻ bài (Token-Passing) và Master-Slave. PROFIBUS sử dụng môi trường truyền dẫn là cáp xoắn hoặc cáp quang, có thể kết nối 124 nút mạng trong một phân đoạn mạng, tốc độ tối đa có thể đạt được là 12Mbps. PROFIBUS có nhiều phiên bản như
PROFIBUS –PA, PROFIBUS-FMS, PROFInet và PROFIBUS-DP nhưng phiên bản sử dụng trong điều khiển phổ biến là PROFIBUS-DP.
Hình 2-7. Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS
Khi Sử dụng kết hợp hai phương pháp truy nhập bus như hình 2-7, nhiều
trạm tích cực có thể tham gia giữ Token. Một trạm tích cực nhận được Token sẽ đóng vai trị là chủ để kiểm sốt việc giao tiếp với các trạm tớ (slave), nó có thể quản lý hoặc có thể tự do giao tiếp với các trạm tích cực khác trong mạng.
Chính vì nhiều trạm tích cực có thể đóng vai trị là chủ, cấu hình truy nhập bus kết hợp giữa Token-Passing và Master/Slave còn được gọi là nhiều chủ (Multi- Master). Thời gian vòng lặp tối đa để một trạm tích cực lại nhận được Token có thể chỉnh được bằng tham số. Khoảng thời gian này chính là cơ sở cho việc tính tốn chu kỳ thời gian của cả hệ thống.