Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng thương mạicổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 33 - 38)

d. Mơhình hồi quyLogit.

2.1.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng thương mạicổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

Trong những năm qua hoạt động tín dụng của BIDV Bến Tre nhìn chung đã đáp ứng tốt mọi nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Nhằm cạnh tranh với các hệ thống ngân hàng khác trong tỉnh,BIDV Bến Tre đã đa dạnghóa các hình thức cấp tín dụng: cho vay tín chấp, cho vay dự án, cấp hạn mứcthấu chi, … Nếu như trước đây BIDV Bến Tre chỉ cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng những năm gần đây, hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn vốn chứa dựng rất nhiều rủi ro, khả năng mất vốn cao, vì thế cho nên BIDV Bến Tre đã tăng cường cho vay ngắn hạn giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hơn nữa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Namcó sựchuyển đổi mơ hình tồn bộ hệ thống từ ngân hàng bán buôn sang định hướng mới là

tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Với mục tiêu đến năm 2015: “Phát triển hoạt động NHBL có hiệu quả và chất lượng, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ”. Nhằm đạt được mục tiêu trên, hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre cũng có những bước chuyển đổi cơ cấu tín dụng phải theo xu hướng chung của hệ thống. BIDV Bến Tre đã tận dụng nguồn lực để phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ.

Như đã đề cập ở trên hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, trong định hướng hoạtđộng của mình BIDV Bến Tre ln chú trọng đến cơng tác tín dụng, tuy vậy việc phát triển hoạt động tín dụng địi hỏi phải cả về lượng và chất. Theo báo cáo về dư nợ cuối kỳ năm 2012 thì BIDV Bến Tre đứng hàng thứ hai trong hệ thống ngân hàng tỉnh Bến Tre chỉ sau Agribank, từ đó ta thấy vị thế của BIDV trong hệ thống ngân hàng tỉnh Bến Tre. Sau đây là kết quả cơng tác tín dụng của BIDV Bến Tre đạt được từ năm 2009 đến năm 2012.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng từ năm 2009 đến năm 2012

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

Doanh số cho vay 3.808 3.943 5.037 5.867

Theo thời gian Ngắn hạn 3.561 3.643 4.868 5.112 Trung - dài hạn 247 309 169 755

Theo đối tượng Cá nhân 1.078 1.143 1.526 1.598 Doanh nghiệp 2.73 2.8 3.511 4.269

Doanh số thu nợ 3.638 3.635 4.849 5.245

Theo thời gian: Ngắn hạn 3.502 3.361 4.666 4.935 Trung - dài hạn 136 274 184 310

Theo đối tượng Cá nhân 1.03 1.054 1.469 1.429 Doanh nghiệp 2.608 2.581 3.38 3.816

Dư nợ 1.337 1.645 1.832 2.434

Theo thời gian Ngắn hạn 896 1.17 1.372 1.582 Trung - dài hạn 440 475 460 852

Theo đối tượng Cá nhân 378,5 477 555 663 Doanh nghiệp 959 1.168 1.277 1.771

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

+ Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay của BIDV Bến Tre diễn ra khá thuận lợi, doanh số cho vay không ngừng tăng qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình của Ban Giám đốc BIDV Bến Tre cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn ngày càng đơn giản hóa, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ ngày càng chuyên nghiệp hơn. Cụ thể năm 2010 đạt 3.943 tỷ đồng tăng 135 tỷ đồng, tức tăng 3,55% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 con số này tăng lên đáng kể, doanh số cho vay đạt gần 5.037 tỷ đồng tăng 1.094 tỷ đồng với tốc độ tăng là 27,74% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 5.867 tỷ đồng, tăng 803 tỷ đồng so với năm 2011. Qua các năm thì DSCV ngắn hạn và cho vay doanh nghiệp có tỷ trọng cao trong tổng DSCV. Có được sự tăng trưởng như vậy là nhờBIDV Bến Tre mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng như: mở rộng thị trường, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới; chủ động tiếp thị, biết lựa chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, DNTN, tăng cường phát triển kinh tế cá thể, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu…tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay vốn.

+ Doanh số thu nợ (DSTN):

Dựa vào số liệu trong bảng 2.2, ta thấy tình hình thu nợ của BIDV Bến Tre diễn ra khá tốt. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu

nợ cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2009, DSTN đạt gần 3.638 tỷ đồng, sang năm 2010 mặc dù BIDV Bến Tre tăng dư nợ cho vay trong năm thêm 135 tỷ đồng so với năm 2009, nhưng DSTN lại giảm đi 3 tỷ đồng xuống còn 3.635 tỷ đồng tức giảm 0,08%. Nguyên nhân là do trong 3 quý đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại lớn diễn ra khá tốt, do được NHNN hỗ trợ thanh khoản thông qua thị trường mở, lãi suất cho vay tính đến cuối quý III ở mức 12,5% - 15%/năm tùy theo các đối tượng doanh nghiệp và chính sách ưu đãi cụ thể. Tuy nhiên do các ngân hàng được chính thức áp dụng mức lãi suất thỏa thuận theo sự chỉ đạo của Chính phủ trong khi nền kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm, điều đó dẫn đến cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động do các ngân hàng thương mại nhỏ và mới thành lập thiếu thanh khoản. Từ đó đẩy lãi suất cho vay lên rất cao 17-21%/năm. Các doanh nghiệp phải đối phó với việc vay lãi suất cao trong khi cuối năm lại là thời điểm sản xuất kinh doanh, nên đã khiến cho khơng ít các doanh nghiệp khơng ngần ngại vay vốn đầu tư vào các dự án đầy rủi ro, khả năng thu hồi nợ giảm mạnh từ chính các doanh nghiệp đó. Ngồi ra cịn do các doanh nghiệp vì thiếu vốn kinh doanh nên đã tập trung vốn để sản xuất kinh doanh nên việc hoàn trả nợ vay có phần chậm chạp.

Đến năm 2011, tình hình thu nợ đã có dấu hiệu khả quan, DSTN đạt xấp xỉ 4.849 tỷ đồng tăng 1.214 tỷ đồng, tốc độ tăng là 33,40% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho DSTN tăng trưởng tương đối cao và ổn định như vậy là do cán bộ ngân hàng tích cực trong cơng tác quản lý món nợ vay như: tăng cường kiểm tra chặt chẽ hoạt động tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng, xét duyệt cho vay, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay đến khi tất tốn khoản vay. Mặt khác, BIDV Bến Tre cịn áp dụng chính sách lựa chọn khách hàng, dự án đầu tư theo định hướng của ngành và của địa phương, điều đó giúp loại bỏ những khách hàng có khả năng trả nợ kém cho ngân hàng. Các khách hàng

chậm trả trong năm 2010 đã tranh thủ tất tốn các khoản nợ trong năm 2011 để có thể tái tục vay mới. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng nên họ có ý thức trợ nợ đúng hạn để giữ uy tín và nhằm duy trì quan hệ lâu dài với BIDV Bến Tre.

Trong năm 2012, doanh số thu nợ vẫn duy trì cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng khá tốt, trong đó doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn tăng gần 68,48% so với năm 2011.

Nhìn chung, cơng tác thu hồi nợ của BIDV Bến Tretừ năm 2009 đến năm 2012đều tăng qua các năm cho thấy nỗ lực của tất cả cán bộ nhân viên BIDV Bến Tre cũng như công tác thẩm định của BIDV Bến Tre đang được thực hiện một cách chặt chẽ góp phần đưa hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre ngày càng hiệu quả.

+ Dư nợ:

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được tại một thời điểm nhất định. Dư nợ tín dụng phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng và dư nợ được tích luỹ hàng năm bao gồm số nợ tồn đọng của năm trước cộng với số nợ đã vay trong năm. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tình hình dư nợ của BIDV Bến Tre có xu hướng gia tăng qua các năm cả về dư nợ ngắn hạn lẫn dài hạn. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt gần 1.645 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng hay tăng 23,04% so với năm 2009. Sang năm 2011 con số này tiếp tục tăng lên mức 1.832 tỷ đồng, tăng 11,37% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cuối kỳ 2.434 tỷ đồng, tăng 602 tỷ đồng so với năm 2011. Dư nợ tín dụng năm 2013 đạt 2991 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2012.Năm 2010, tình hình kinh tế khó khăn ngân hàng xiết chặt tín dụng vào cuối năm, các doanh nghiệp khát vốn sản xuất kinh doanh, tận dụng mọi nguồn vốn khả dụng để đầu tư sản xuất, dẫn đến chậm trả nợ vay cho

ngân hàng. Sang năm 2011, BIDV Bến Tre siết chặt cơng tác tín dụng, tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ, kéo giảm các khoản nợ chưa thu hồi được trong năm xuống thấp. Năm 2012, là năm có tốc độ tăng trưởng khá cao nguyên nhân do lãi suất vay đã được điều chỉnh giảm, tăng cường tiếp thị khách hàng bán lẻ với nhiều sản phẩm tín dụng khá linh hoạt và đa dạng.

Đánh giá một cách khách quan, tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Bến Tre là khá tốt, ban lãnh đạo BIDV Bến Tre luôn sát sao theo dõi các khoản vay, từ đó đưa ra những chính sách kịp thời nhằm kéo giảm các khoản nợ chưa thu hồi được xuống mức thấp nhất.

Qua phân tích, ta thấy rằng những giải pháp tín dụng của BIDV Bến Trelà đúng đắn, kịp thời và ngày càng phát huy hiệu quả. Với sức ép cạnh tranh như hiện nay, địi hỏi BIDV Bến Tre phải ln chú trọng đến từng khâu, từng đối tượng khách hàng để hoạt động tín dụng diễn ra một cách bình thường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng và sử dụng nguồn vốn huy động ngày càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)