PHÍ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp Phát triển nghiệp vụ Bao Thanh Toán tại các NHTM Việt Nam ppt (Trang 29 - 85)

Khi sử dụng bất kỳ một nghiệp vụ nào đó thì giá cả luôn là vấn đềđược khách hàng cũng nhưđơn vị thực hiện quan tâm. Giá trong nghiệp vụ BTT là khoản chi phí để thực hiện nghiệp vụ này. So với phương thức đi vay, người bán ngoài khoản phí tài trợ vốn tương tự như lãi suất tín dụng còn phải chịu thêm phí dịch vụ.

Theo kết quả nghiên cứu một sốĐVBTT quốc tế, cơ cấu phí trong nghiệp vụ BTT thường bao gồm:

- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng (phí bảo hiểm rủi ro của đại lý BTT NK khoảng 0,3-0,9% giá trị hóa đơn).

- Phí hành chính (đại lý BTT XK thu 0,2%)

- Phí giao dịch tính trên số lượng hóa đơn/ giấy ghi có (khoảng 5-19EUR cho mỗi hóa đơn/ giấy ghi có).

- Phí ngân hàng: thường là các phí liên quan tới việc chuyển tiền thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.

- Một số loại phí khác: phí thanh toán sai địa chỉ, phí ghi chú, phí chấm dứt hợp đồng sớm.

Phí nghiệp vụ BTT trong nước thường do người bán chịu. Nếu là BTT quốc tế thì phí này thường do nhà XK chịu, phí này thường cao hơn phí nghiệp vụ BTT trong nước do tính chất phức tạp của nghiệp vụ: khối lượng công việc nhiều, chi phí hệ thống, chi phí xử lý nhiều hơn,…

Từ những tiện ích mà BTT có thể mang lại như: được ứng tiền trước, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu hồi các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng,…cho nên người bán không nên quá chú trọng về mức phí BTT phải bỏ ra mà cần cân nhắc lựa chọn phương thức nhận tài trợ sao cho mang lại hiệu quả nhất cho mình.

1.8. RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ BTT:

Đây là hình thức thanh toán không cần sử dụng đến hối phiếu hay L/C, hai bên mua và bán chỉ cần bàn bạc ký kết hợp đồng với nhau với điều khoản thanh toán thông qua tổ chức BTT hoặc NH với nghiệp vụ BTT. Bất kỳ một nghiệp vụ nào cũng có rủi ro của nó, BTT cũng thế nó cũng có những rủi ro tác nghiệp. Rủi ro trong nghiệp vụ này cho khách hàng chúng ta có thể nhận thấy được từ các bên như sau:

1.8.1. Rủi ro đối với khách hàng:

Trong hình thức tài trợ BTT này khách hàng có thể là người mua, người NK hoặc người bán, người XK. Vì thế rủi ro khách hàng là rủi ro phát sinh từ phía người mua và người bán.

1.8.1.1.Rủi ro đối với người bán:

Trong nghiệp vụ BTT miễn truy đòi, người bán (nhà XK) hầu như không chịu rủi ro phát sinh vì đã bán toàn bộ khoản nợ cho NH. Trong nghiệp vụ BTT có truy đòi thì bên XK vẫn còn chịu trách nhiệm hay chịu rủi ro từ phía nhà NK. Khi nhà NK mất khả năng thanh toán, bên XK có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã ứng trước cho tổ chức BTT.

1.8.1.2.Rủi ro đối với người mua:

Người mua sẽ chịu rủi ro từ phía người bán gây ra chẳng hạn như hàng hoá giao không đúng chất lượng, không đúng quy cách.

1.8.2. Rủi ro cho ngân hàng:

Trong nghiệp vụ BTT, NH là người chịu hoàn toàn rủi ro do đã mua lại các KPT từ người bán. Những rủi ro NH thường gặp có thể kểđến như sau:

1.8.2.1.Rủi ro từ người bán:

Người bán bán toàn bộ KPT cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ những rủi ro cho NH. Trong trường hợp NH chấp nhận BTT có quyền truy đòi người bán, NH phải nắm vững thông tin về phía người bán như tình hình tài chính, khả năng thu hồi khoản tài trợ. Nếu một DN không đủ khả năng đảm bảo cho khoản tài

trợ, rủi ro về phía NH sẽ rất lớn. Bởi vì, nếu NH không thu hồi được nợ từ người mua thì cũng sẽ khó khăn trong việc truy đòi người bán. Do đó, khi thực hiện BTT đối với người bán thì NH cần phải thẩm định người bán về tình hình tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh của DN, về hàng hoá được giao dịch hay nói cách khác là thẩm định KPT.

1.8.2.2.Rủi ro từ người mua:

Đây là rủi ro cao nhất có thể xảy ra khi NH cung cấp dịch vụ BTT bởi vì trách nhiệm trả nợ thuộc về người mua. Nếu đánh giá không đúng chất lượng KPT, có thể NH sẽ không thu hồi được nợ và chịu toàn bộ rủi ro cho khoản BTT. Vì thế, việc thẩm định người mua (nhà NK) là một việc làm cần thiết và đặc biệt được NH quan tâm. Khi NH quyết định BTT cho một KPT, NH tiến hành thẩm định khách hàng về khả năng thanh toán KPT khi đến hạn của người mua. Cụ thể là thẩm định chất lượng người mua như thẩm định về tình hình tài chính của DN, uy tín, quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Bởi vì, chất lượng người mua thấp sẽ gây ra khó khăn cho việc thu hồi các KPT.

Bên cạnh đó, tổ chức BTT cũng cần thẩm định khả năng thu hồi của KPT. Bởi vì, đây chính là yếu tố quyết định việc thu hồi nợ khi đến hạn. Chất lượng KPT có thể bao gồm các yếu tố sau: hàng hoá giao dịch có được thị trường chấp nhận hay không? và thị trường tiêu thụ của DN ra sao? Thời gian thu hồi nợ dài hay ngắn? Thời gian thu hồi nợ quá dài cũng sẽ gây khó khăn cho đơn vị BTT thu hồi nợ.

Tổ chức BTT sẽ không gánh chịu rủi ro về chính trị cũng như rủi ro do chủ quan của nhà XK như chủ trương quản lý ngoại tệ, chính sách phong toả kinh tế của chính phủ. Vì những lý do này nhà NK không thể thanh toán được hoặc không thể nhập hàng được. Để khắc phục rủi ro này, tổ chức BTT đòi hỏi nhà XK phải có bảo hiểm và để lại từ 10% đến 30% giá trị khoản BTT vào tài khoản khống chế. Đây là cơ sở an toàn cho nghiệp vụ BTT của tổ chức BTT.

BTT quốc tế thông thường được thực hiện giữa hai quốc gia khác nhau. Do đó, việc thẩm định khách hàng là người mua ở quốc gia khác là rất khó khăn cho đơn vị BTT. Vì thế, rủi ro mà NH gánh chịu từ nghiệp vụ này rất cao. Để khắc phục khó

khăn này tổ chức BTT trong nước phải thông qua một tổ chức BTT ở quốc gia người NK để tiến hành thẩm định. Các ĐVBTT vì vậy cần liên kết với nhau thành tổ chức FCI.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vi quá trình phát trin lâu dài vi nhng li ích ưu vit, nghip v bao thanh tóan tr thành mt sn phm quan trng trong lĩnh vc hot động ngân hàng. Nhn thc được tm quan trng và li ích tt yếu phi phát trin dch v bao thanh toán nên vic tìm hiu nhng khái nim, các loi hình nhip v bao thanh toán, quy trình thc hin, các li ích ca nghip v mang li cũng như nhng ri ro, hn chế ca nhip v bao thanh toán,…là cơ s giúp cho các t chc bao thanh toán có th xây dng quy trình, th tc áp dng nghip v bao thanh toán phù hp vi tình hình thc tin ca mi quc gia.

Chương tiếp theo ca đề tài s trình bày thc trng ca nghip v bao thanh toán trên thế gii và ti các ngân hàng Vit Nam cùng nhng khó khăn và tn ti ca nó trong vic áp dng nghip v bao thanh tóan ti các ngân hàng thương mi Vit Nam.

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TRÊN TH

GII VÀ TI VIT NAM

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BTT TRÊN THẾ GIỚI 2.1.1 Thực trạng hoạt động bao thanh tóan trên thế giới

Từ lâu, bao thanh toán đã là một khái niệm quen thuộc trong giới tài chính trên thế giới. Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị bao thanh toán đang hoạt động. Trong số đó, có 247 tổ chức bao thanh toán từ 66 quốc gia là thành viên của FCI. FCI đã công bố số liệu mới nhất, doanh số bao thanh toán trên toàn thế giới trong năm 2008 tăng hơn 1,81% so với năm 2007. Doanh số bao thanh toán trên toàn thế giới năm 2007 đạt 1.301.590 triệu EUR đến cuối năm 2008 đạt 1.325.111 triệu EUR

Bảng 1.1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới:

(ĐVT: Triệu EUR) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 BTT quốc tế 47.735 68.265 86.486 103.690 145.996 176.168 BTT nội địa 712.657 791.950 930.061 1.030.598 1.153.131 1.148.943 Tổng số 760.392 860.215 1.016.547 1.134.288 1.299.127 1.325.111 (Nguồn: www.factors-chain.com) Ta thấy doanh số bao thanh toán không ngừng gia tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ, các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích đáng kể mà dịch vụ này mang lại cho họ trong đó, tỉ trọng doanh thu của bao thanh toán quốc tế còn khá khiêm tốn so với doanh thu bao thanh toán nội địa. Tuy nhiên, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian. Cụ thể là năm 2003 tỉ lệ này là 6,28%, năm 2004 là 7,94%, đến năm 2005 là 8,51%, năm 2006 là 9,14%, và năm 2007 đạt 11,24%. Điều này nói lên sự phát triển khá mạnh của bao thanh toán quốc tế cũng như việc nhận ra tầm quan trọng của bao thanh toán đối với xuất nhập khẩu của cả người mua và người bán. Trong tương lai, khối lượng bao thanh toán quốc tế sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Ở những nước phát triển, dịch vụ bao thanh toán rất được ưa chuộng, các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới thường tập trung ởđây. (Xem bảng 1.2)

Bảng 1.2: Doanh số các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới

(ĐVT: Triệu EUR) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Anh 160.770 184.520 237.205 248.769 286.496 188.000 Pháp 73.200 81.600 89.020 100.009 121.660 135.000 Italy 132.510 121.000 111.175 120.435 122.800 128.200 Đức 35.082 45.000 55.110 72.000 89.000 106.000 Nhật 60.550 72.535 77.220 74.530 77.721 106.500 Mỹ 80.696 81.860 94.160 96.000 97.000 100.000 (Nguồn: www.factors-chain.com) Theo phạm vi khu vực địa lý, trong tổng doanh số bao thanh toán thế giới năm 2008, đứng đầu vẫn là châu Âu, với doanh số 888.533 triệu Euro, lớn hơn 3.7 lần khu vực đứng thứ 2. (Xem bảng 1.3)

Bảng 1.3: Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế giới

(ĐVT: Triệu EUR) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Châu Âu 546.935 612.504 715.486 806.983 932.269 888.533 Châu Mỹ 104.542 110.094 135.630 140.944 150.219 154.450 Châu Phi 5.840 7.586 6.237 8.513 10.705 13.263 Châu Á 89.096 111.614 135.814 149.995 174.617 235.619 Châu Úc 13.979 18.417 23.380 27.853 33.780 33.246 Tng s 760.392 860.215 1.016.547 1.134.288 1.301.590 1.325.111 (Nguồn: www.factors-chain.com) - Khu vc châu Á

Từ năm 2003 về trước, doanh số bao thanh toán khu vực này chỉ đứng thứ 3, xếp sau châu Âu và châu Mỹ. Nhưng với nhu cầu phát triển mạnh mẽ cộng với

những tiềm lực có sẵn đã làm cho châu lục này phát triển khá mạnh về dịch vụ này và doanh số đã tăng cao, vươn lên đứng hàng thứ 2, chỉ sau châu Âu. Châu Á được các chuyên gia đánh giá cao vì đây là một thị trường trẻ, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.

Dẫn đầu là Nhật Bản với doanh thu từ bao thanh toán là 106.500 triệu Euro, theo sau là Trung Quốc với 55.000 triệu Euro. Tỉ lệ tăng doanh thu (năm 2008 so với năm 2007) của khu vực châu Á là 34,93%, tỉ lệ này tăng cao hơn so với năm trước (tỉ lệ tăng doanh thu năm 2007 so với 2006 là 16,42%).

Tại châu Á, quốc gia có tỉ lệ phát triển bao thanh toán cao nhất phải kểđến là Việt Nam với mức tăng 97.67% so với năm 2007 đạt doanh số 85 triệu EUR

- Khu vc châu Âu

Châu Âu là nơi có nhiều quốc gia đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiệp vụ bao thanh toán, doanh số thực hiện dịch vụ này đều tăng qua các năm. Anh là quốc gia luôn giữ vị trí dẫn đầu thế giới về doanh số thực hiện. Mặc dù doanh số năm 2008 giảm hơn -34% so với năm 2007 tuy nhiên với mức doanh số 188.000triệu EUR thì Anh vẫn giữ vị trí đầu bảng. Pháp vượt qua Italy chiềm vị trí thứ 2 trên toàn thế giới về doanh số, đạt 135.000 triệu EUR (tăng 11%). Italy chiếm vị trí thứ 3 với doanh số đạt 128.200 triệu EUR.

- Khu vc châu M

Ở Châu Mỹ, Mỹ là nước có doanh số cao nhất với 100.000 triệu EUR, tiếp tới là Brazil 22.055 triệu EUR và Chi Lê 15.800 triệu EUR. Nổi bật là các nước nhỏ nhưng tăng trưởng cao so với năm 2007 như Peru tăng 35% đạt 875triệu EUR, Colombia đạt 2.100 triệu EUR.

- Khu vc châu Úc

Thị trường bao thanh toán ở châu Úc năm 2008 không tăng trưởng và giảm hơn so với năm 2007 là 1,58%. Doanh số bao thanh toán của châu Úc có được chủ yếu là do doanh số bao thanh toán của Úc (33.246 triệu Euro). Doanh thu bao thanh toán của New Zealand không đáng kể chỉ ở mức 700 triệu Euro.

Đây là châu lục có doanh số bao thanh toán thấp nhất trong 5 châu lục, tuy nhiên Châu Phi có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các châu lục khác, tỉ lệ tăng ở mức 23,90% so với năm 2007. Hiện nay, châu Phi chỉ có 4 nước thực hiện bao thanh toán và quốc gia có doanh thu bao thanh toán cao nhất, chiếm tỉ trọng nhiều nhất vẫn là Nam Phi đạt 12.110 triệu Euro.

Bảng 1.4: Doanh số BTT của các quốc gia hàng đầu Châu Á.

ĐVT: Triệu EUR) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhật Bản 60.550 72.535 77.220 74.530 77.721 106.500 Đài Loan 16.000 23.000 36.000 40.000 42.500 48.750 Trung Quốc 2.640 4.315 5.830 14.300 32.976 55.000 HongKong 3.250 4.800 7.700 9.710 7.700 8.500 Singapore 2.435 2.600 2.880 2.955 3.270 4.000 (Nguồn: www.factors-chain.com) Sản phẩm Bao thanh toán tại Châu Á đang rất phát triển, từ năm 2006 Châu Á đã vượt Châu Mỹ lên hàng thứ 2. Thị trường đang lên này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Bảng 1.5: Doanh số bao thanh toán ở các nước Asean

Đvt: triệu EUR 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Malaysia 718 730 532 480 468 550 Philipines 0 0 141 150 150 0 Singapore 2.435 2.600 2.880 2.955 3.270 4.000 Thái Lan 1.425 1.500 1.640 1.925 2.240 2.367 Việt Nam 0 0 2 16 43 85 (Nguồn: www.factors-chain.com)

Tại các nước Asean dịch vụ bao thanh toán phát triển còn thấp. Ngoại trừ Singapore và Thái Lan là các nước phát triển nghiệp vụ này sớm nhất thì các nước còn lại chủ yếu phát triển nghiệp vụ này vào năm 2006. Singapore là nước có doanh số BTT lớn nhất trong các nước và Việt Nam thấp nhất với doanh số 85 triệu EUR năm 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là cao và là thị trường còn nhiều hứa hẹn.

2.1.2. Kinh nghiệm phát triển BTT ở một số nước trên thế giới:

2.1.2.1 Kinh nghim ca M:

Để tồn tại và phát triển, phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, do đó nghiều công ty BTT của Mỹ cung cấp tất cả các dịch vụ bao gồm: BTT, bảo đảm tín dụng, kế toán các khoản phải thu, dịch vụ nhờ thu, tài trợ trên cơ sở các khoản phải thu và kho thành phẩm, khách hàng chọn lọc, quản lý các khoản phải thu, bán buôn các khoản phải thu, bao thanh toán xuất nhập khẩu, bảo đảm vốn lưu động xuất khẩu, tài trợ các đơn mua hàng, L/C.

2.1.2.2 Kinh nghim ca Pháp:

Các công ty BTT trực thuộc Ngân hàng có lợi thế hơn trên thị trường. Các công ty trực thuộc tập đoàn ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đang dần dần chiếm lĩnh thị phần. BTT ở Pháp chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và các công ty vừa và nhỏ trong kinh doanh với các nước Châu Âu khác. Trước đây BTT tập trung chủ yếu vào các công ty có nhân công từ 50 đến 200 người, nhưng bây giờ đã mở rộng áp dụng cho tất cả các phân đoạn khác của thị trường. Các công ty vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, đặc biệt là BTT trong nước và những công ty có khối lượng xuất khẩu lớn.

2.1.2.3 Kinh nghim ca Italia:

Sự thành công của nghiệp vụ BTT ở Italy nhờ vào nỗ lực của các công ty BTT trong việc làm hài lòng khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ của

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp Phát triển nghiệp vụ Bao Thanh Toán tại các NHTM Việt Nam ppt (Trang 29 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)