A. Ong vàng ký sinh sâu non Bracon hispae
B. Ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichgrammatoidea sp.
- Các biện pháp phối hợp:
+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt cả dại trong và xung quanh ruộng. + Không cấy dày.
+ Quan sát đồng ruộng và nhặt bỏ thành trùng, ấu trùng và trứng trên lá lúa khi mật số sâu gai cịn ít.
+ Dùng dây thừng nhúng vào dầu lửa và nước, mỗi thứ một phần bằng nhau, 2 người kéo trên tán lá lúa dọc theo ruộng.
+ Bắt trưởng thành bằng nhiều cách (vợt, bắt tay, chao...) khi chúng xuất hiện đẻ trứng trên lúa xuân. Khi mật độ trứng cao, tổ chức việc ngắt phần ngọn lá lúa có trứng sâu.
+ Sử dụng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sherpa 25EC,... khi sâu phát sinh rộ.
3.3.14 Sâu keo hay sâu đàn
- Tên khoa học: Spodoptera mauritia - Họ: Ngài đêm Noctuidae
- Bộ: Bộ Cánh vảy Lepidoptera
3.3.14.1Đặc điểm hình thái
- Bướm có cơ thể dài từ 14-20mm, sải cách rộng từ 30-35mm, thân màu nâu xám. Cánh trước màu đen xám với nhiều đốm và vân khơng rõ nét, gần cạnh ngồi có một đường gợn sống đậm, đường vân phụ cạnh ngồi có màu trắng xám hình gợn sóng, bên trong cũng có một vân màu xám cũng chạy song song và giữa cánh có có một đốm đen to, dưới đốm có một đốm trắng nhỏ. Cánh màu màu trắng hơi nâu, cạnh ngoài màu nâu đậm. Bướm cái sống trung bình từ 7-12 ngày, đẻ từ 200-300 trứng thành từng ổ 50-100 cái ở mặt dưới lá.
- Trứng hình trịn hơi dẹp, rồng từ 0,4 - 0,6 mm, mới đẻ màu trắng sữa sắp nở màu trắng xám và sau cùng là xám đen, được đẻ thành từng ổ hình bầu dục, có lơng màu vàng xám bao phủ. Thời gian ủ trứng từ 7 – 12 ngày.
- Khi mới nở sau màu xanh lục, càng lớn chuyển sang màu nâu, phần bụng vó màu nhạt hơn phần lưng. Lớn đủ sức sâu dài 35 – 40 mm. Giữa thân có một sọc màu lợt, mỗi bên thân có 3 sọc màu nâu và màu xanh lục, phía trên 3 sọc có một hàng đốm đen hình bán nguyệt. Sâu có 5 tuổi và phát triển đến lớn hồn tồn từ 15- 24 ngày.
- Nhộng dài 12 – 14 mm, màu nâu đậm, có hai gai nhỏ ở cuối bụng. Thời gian nhộng từ 7 – 15 ngày.
- Vòng đời sâu kéo dài từ 30 – 55 ngày.
Hình 44 Vịng đời sâu đàn
Hình 45 Một số giai đoạn phát triển của sâu đàn
3.3.14.2Cách gây hại
- Bướm hoạt động về đêm, nhất là đầu đêm và bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm thường trốn ở mặt lá dưới lá hoặc trong cỏ ven bờ ruộng.
- Vì sâu tuổi nhỏ có màu xanh giống màu xanh của lá lúa và hay trốn trong lá non hay ở mặt dưới lá vào ban ngày nên khó phát hiện. Khi lớn sâu có màu đậm và vết đứt phiến lá rất rõ nên dễ thấy. Sâu có tập tính sống tập trung thành từng đàn, sức phá hại rất nhiều và ăn lá lúa rất mạnh. Lúc nhỏ sâu chỉ ăn khuyết phiến lá từ ngoài vào, khi lớn sâu ăn đứt cả phiến lá, do đó sâu thường bị thiếu thức ăn và phải di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác thành từng đàn lớn nên ta có “sâu đàn”. Sâu có tập tính cuộn trịn mình khi đụng đến.
- Sâu thường ăn lá lúa vào ban đêm, hay ban ngày nếu trời âm u, có mưa nhỏ, làm hư phiến lá, giảm khả năng quang hợp của cây. Cây lúa non bị tấn công nhiều sẽ trụi hết lá, phát triển không tốt và chết.
- Giai đoạn gây hại: lúa ở giai đoạn tăng trưởng .
Hình 46 Lúa bị sâu đàn tấn cơng
3.3.14.3Biện pháp phịng trừ
- Làm sạch cỏ quanh ruộng - Làm nương mạ xa nơi có cỏ.
- Sử dụng các bẫy làm bằng các bó rạ tẩm dấm mật và thuốc trừ sâu.
- Từ tháng 10 - 12 nếu có điều kiện cần tiến hành cuốc sạch hay phun thuốc trừ cỏ dại ở ruộng nhất là khu đồng trũng để diệt trứng, sâu non và nhộng
- Khi phát hiện có sâu non nhỏ tuổi quanh bờ ruộng hay trong ruộng sau khi ra rộ 4 - 5 ngày cần kịp thời tổ chức phun thuốc
- Trường hợp sâu tuổi lớn phát sinh thành dịch, di chuyển thành từng đàn, đặc biệt trên các chân ruộng mạ thì có thể đào mương ngăn sự di chuyển của sâu hoặc có thể đắp bờ tát nước ngập ngọn mạ, có thể nhỏ dầu hỏa lên mặt nước ruộng lúa rồi gạt sâu cho rơi xuống để diệt.
- Vì sâu có kích thước lớn và xuất hiện nên dễ bị chim, chuột, cá và các loại thiên địch khác tấn cơng nên tương đối dễ phịng trị. Nếu sâu xuất hiện với mật số cao có thể thả vịt con vào ruộng để ăn hoặc cho nước vào ngập lá lúa trong ruộng để sau bị bơi trơn.
- Trứng của loài này thường bị ký sinh bởi ong thuộc các họ Scelionidae, Trichogrammatidae.
- Ấu trùng bị ký sinh bởi ruồi họ Tachinidae, Ong braconidae và Chalcididae.
- Bướm thường bị nhện săn bắt.
- Biện pháp hóa học: Áp dụng thuốc hóa học khi sâu đạt mật độ cao như: Suco 5EC.
Hình 48 Thuốc trừ sâu suco 5EC
3.3.15 Bọ hung
Hình 49 Một số loài bọ hung thường gặp
- Tên khoa học: Scarabaeidae.
- Họ: Scarabaeoidea
- Bộ: Coleoptera
3.3.15.1Đặc điểm hình thái
- Có kích thước, màu sắc và tập quán sinh hoạt rất khác biệt tùy theo loài.
- Cơ thể thường cứng, nặng nề, đa số có hình bầu dục, lưng hơi vồng lên, râu đầu hình lá lợp hay hình quạt hơi cong hoặc phình to ở phía đầu, dạng gấp khúc, đầu gối có từ 8 - 11 đốt.
3.3.15.2Đặc điểm sinh học, sính thái
- Vịng đời: Bọ hung trưởng thành ít lơi cuốn bởi ánh sáng đèn, bị nhiều, ít bay, đầu mùa mưa vũ hóa. Sau khi vũ hóa sống quanh gốc lúa, ăn thêm 1 – 2 ngày thì đẻ trứng. - Cách gây hại và giai đoạn gây hại: Mức độ phát sinh gây hại của bọ hung đen có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh:
+ Thời tiết: những năm thời tiết tháng 3, tháng 4 ấm áp, có mưa sớm thì bọ trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng.
+ Thời vụ: lúa xuân thường ít bị hại hơn so với lúa vụ thu.
3.3.15.3Biện pháp phòng trừ
- Thiên địch: bọ hung trưởng thành có thể bị loại nấm Metarrinirum anisopliae ký sinh, hạn chế một phần sự phát sinh.
- Các biện pháp khác: + Trồng đúng thời vụ.
+ Làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng.
+ Có thể sử dụng biện pháp thủ công tập trung bắt bọ hung non và trưởng thành đem tiêu hủy. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả phòng trừ cao.
3.3.16 Nhện gié
- Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki.
- Họ: Arachnida
- Bộ: Trombidiformes
3.3.16.1Đặc điểm hình thái
- Nhện hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng.
- Trứng rất nhỏ màu trắng đục, đẻ rải rác trong một quần thể nhện phía trong bẹ lá. Nhện non cơ thể nhọn, dài, chỉ có 3 cặp chân.
- Nhện trưởng thành có 4 cặp chân, cơ thể không phân đốt rõ ràng.
Hình 50 Nhện gié
3.3.16.2Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: Vòng đời chúng kéo dài từ 10-12 ngày. Nhện sống tập trung trong bẹ lá phần trên mặt nước, khi mật độ cao mới bị lên bơng lúa. Một nhện trưởng thành cái đẻ khoảng 50 trứng, những trứng không thụ tinh trở thành con đực. Nhện phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khơ.
- Cách gây hại và giai đoạn gây hại: Nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bơng, cuống gié và vỏ bông lúa trước khi trỗ. Trên bẹ lá tạo thành những sọc thối đen kéo dài, làm bẹ lá có màu thâm nâu như bã trầu. Khi lúa có địng nhện hút nhựa địng làm bơng lúa trỗ ra có nhiều hạt lép hoặc lép cả bông. Hạt lúa bị nhện hại co xoắn lại và biến màu vàng nhạt. Khi mật độ cao nhện bị lên bơng lúa hút nhựa và tiếp tục gây lép một số hạt. Nhện thường mang theo bào tử nấm gây bệnh thối bẹ lúa. Giai đoạn gây hại là: trước khi trỗ, trên bẹ lá, khi mật độ nhện cao.
3.3.16.3Biện pháp phòng trừ
- Thiên địch: ong kí sinh, nấm, vi khuẩn. - Các biện pháp khác:
+ Bà con nên cày lật gốc rạ, không cho lúa chét, lúa rày mọc, làm sạch cỏ bờ. Sạ thưa, sạ hàng, giảm phân đạm.
+ Giữ nước trong ruộng đầy đủ nhằm hạn chế nhện phát triển vì nhện gié thích hợp trong điều kiện ruộng khơ. Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự gây hại của nhện gié, đặc biệt từ khi lúa làm đòng đến trổ (40 - 60 ngày sau sạ). Tét bẹ lá lúa ra để quan sát nhện ở bên trong bẹ đơi khi cũng có thể phát hiện nhện trên thân lúa.
+ Để tăng sức đề kháng với nhện gié, bà con nên phun Hợp Trí CaSi lúc 30-35 ngày sau sạ, giúp cây lúa cứng cây - đứng lá, tăng hàm lượng slic trong thân lá giúp cây lúa khỏe.
+ Không phun thuốc trừ nhện quá sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện phát triển nhóm thiên địch nhện gié như bù lạch đen, nhện bắt mồi phát triển.
+ Từ khi lúa đứng cái làm đòng, cần kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sớm nhện. Nếu có nhện, cần phun thuốc diệt trừ ngay từ khi mật số còn thấp với thuốc đặc trị nhện là Nil-Mite 550SC.
Hình 51 Triệu trứng nhện gié gây hại trên bơng
Hình 52 Triệu trứng vết hại nhện gié trên gân lá và bơng lúa trổ
Hình 53 Nhện đỏ
- Tên khoa học: Tetranychus urticae.
- Họ: Tetranychidae
- Bộ: Acarina
3.3.17.1Đặc điểm hình thái
Trưởng thành:
Có màu đỏ hồng hay đỏ nhạt, con cái thân hình gần trịn, con đực thân thn hơn, có 8 chân, thân dài khoảng 0,3 - 0,5 mm, bề ngang khoảng 0,2 - 0,4 mm.
Trứng:
Hình cầu dẹt, ở giữa có một lơng cong, lúc mới đẻ có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ tươi, lúc sắp nở màu đỏ nâu.
Nhện non:
Mới nở có 6 chân, kích thước thân khoảng 0,2 mm, nhện non lột xác lần 1 thành nhện tiền trưởng thành 1, có 8 chân, kích thước cơ thể khoảng 0,3 mm, lột xác lần 2 thành tiền trưởng thành 2, kích thước cơ thể khoảng 0,35 mm, lột xác lần thứ 3 thành nhện trưởng thành.
3.3.17.2Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: Trứng được đẻ dính vào sợi tơ mạng nhện và nở ra sau khoảng 3 ngày. Vòng đời là kết hợp của trứng, sâu non và 2 giai đoạn ấu trùng (protonymph và deutonymph) và trưởng thành. Thời gian từ trứng đến trưởng thành thay đổi phụ thuộc lớn vào nhiệt độ. Trong điều kiện phịng thí nghiệm (t=25-28 oC, 70% RH): trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trùng 1-2 ngày và ấu trùng 1-3 ngày. Thời gian từ trứng- trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gan sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm.
- Cách gây hại và giai đoạn gây hại: Nhện đỏ có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ.
- Nhện ăn làm cho lá chuyển màu vàng xám. Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị nặng. Khi nhện đỏ dời lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/phút. Q trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Sự rụng lá hồn tồn có thể xảy ra nếu nhện đỏ khơng được phịng trừ.
- Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.
3.3.17.3Biện pháp phịng trừ
- Thiên địch: Thiên địch của các loại nhện gây hại chè là các loại nhện ăn thịt như nhện Phytoseiulus, Amblyseius, Typhlodromus, Mexecheles.; loại bọ rùa đen nhỏ, bọ cánh ngắn đen nhỏ, nhện chăng lưới nhỏ, ấu trùng loài cánh gân.
- Các biện pháp khác:
+ Bảo vệ thiên địch bằng cách giảm phun thuốc BVTV và chọn các loại thuốc ít độc hại đối với thiên địch, thuốc có tính chọn lọc, thời gian cách li ngắn để phun.
+ Trồng và chăm sóc cây khoẻ mạnh, thăm đồng thường xuyên để có biện pháp phịng trừ hiệu quả.
3.3.18 Ốc bươu vàng
- Tên khoa học: Pomacea canaliculata.
- Họ: Ampullariidae
3.3.18.1Đặc điểm hình thái
- Vỏ ốc có dạng hình cầu, khơng bóng, màu thay đổi từ vàng đến nâu, có vân hoặc khơng có vân. Nắp ốc bươu vàng cái thì cong hẳn vào trong vỏ cịn nắp con đực thì dính vào bên ngồi vỏ.
- Thịt ốc ăn được có màu thay đổi từ kem vàng, vàng nâu đến đen nhạt.
- Ổ trứng ốc bươu vàng có hình trái xoan, khi mới đẻ trứng có màu hồng đậm và chuyển màu hồng nhạt khi sắp nở. Trứng được đẻ cách mặt nước 30-50 cm ở bất cứ giá thể nào xung quanh.
3.3.18.2Đặc điểm sinh học, sinh thái
Hình 54 Vịng đời ốc bươu vàng
+ Trứng nở sau khi đẻ 7-15 ngày. Tỷ lệ trứng nở rất cao (khoảng 80%). + Ốc non 15-25 ngày.
+ Ốc bươu vàng trưởng thành trong vòng 44-59 ngày và có khả năng sinh sản. Ốc bươu vàng là lồi sinh sản hữu tính có con đực và con cái riêng, chúng giao phối định kỳ khoảng mỗi tuần một lần. Sau khi giao phối 1-2 ngày ốc bắt đầu đẻ trứng. Ốc bươu vàng có thể sống đến 3 năm và đẻ hàng nghìn trứng tùy theo điều kiện sinh sống.
- Cách gây hại và giai đoạn gây hại: Ốc bươu vàng là loài ăn thực vật rất phàm, chúng ăn rất khoẻ, liên tục cả ngày đêm. Trên ruộng lúa, ốc thường ăn mất từng đám lúa, tập trung ở các ruộng trũng, các ruộng lúa mới cấy, các ruộng lúa gieo thẳng. Giai đoạn dễ bị hại nhất là hai tuần lễ đầu sau khi cấy hoặc 4 tuần lễ đầu sau khi gieo thẳng. Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao (trên 6 con/m2) nhiều ruộng bị hại mất trắng hoàn toàn chỉ một ngày đêm sau khi cấy. Ốc bươu vàng gây hại làm thiệt hại về giống, tốn công cấy dặm lại, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
3.3.18.3Biện pháp phòng trừ
- Thiên địch: Biện pháp sinh học
- Kết hợp cấy lúa và nuôi cá ở những nơi ruộng trũng - Thả vịt vào ruộng
- Sử dụng các loài thiên địch như chuột, kiến, nhện, vi khuẩn,… + Ưu điểm
Mơ hình lúa cá cho lợi ích kép Khơng ơ nhiễm mơi trường
Tạo được cân bằng sinh thái
+ Nhược điểm
Hiệu quả phịng trừ khơng cao - Các biện pháp khác:
+ Biện pháp canh tác
+ Cày bừa kỹ làm mặt ruộng bằng phẳng, tránh có chỗ trũng nước + Điều chỉnh mực nước ruộng thấp để hạn chế sự di chuyển của ốc + Luân canh lúa với cây trồng cạn (ngô, lạc, đậu tương,…)
+ Biện pháp thủ công
+ Cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng để diệt trừ ổ trứng + Bắt (ốc, trứng) bằng tay
+ Đặt lưới chắn ở đầu nguồn nước, ngăn không cho ốc bươu vàng theo nước chảy vào