Nộp ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng potx (Trang 25 - 38)

III. Kết quả của Công ty sau cổ phần hoá

5.Nộp ngân sách

Kể từ khi cổ phần hoá, Công ty luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và vượt mức kế hoạch được giao. Số liệu trên cho thấy năm 2004 là 378.151nghìn đồng, năm 2003 là 131.562 nghìn đồng. Năm

2004 tăng so với năm 2002 là 246.589 nghìn đồng chiếm 187%. Đến năm 2005 chỉ tiêu nộp ngân sách càng tăng hơn so với năm 2004, tăng từ 378.151 nghìn đồng lên 455.504 nghìn đồng tăng 77,352% chiếm 20,4% cho thấy hoạt động sản xuất của Công ty ngày một phát triển. Do vậy Công ty thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước.

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Hoµng ViÖt H­ng

PHẦN III

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC CỔ PHẦN HOÁ

TẠI CÔNG TY Ô TÔ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HẢI HƯNG

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Từ khi Công ty cổ phần đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao.

Nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã bổ sung thêm một số chính sách cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị kinh doanh.

1. Về vận tải

Củng cố chất lượng vận tải hiện có, giữ vững các hoạt động vận tải nhằm ổn định mặt bằng chung của Công ty. Việc đầu tư thêm phương tiện mới để nâng cao năng lực vận tải phải được cân nhắc, lựa chọn chi tiết, xét đến năng lực cung và cầu, mức thấp nhất và tổn thất khi xảy ra mất an toàn kỹ thuật, mất an toàn giao thông.

Phải mở rộng, tăng cường công tác phục vụ khác hàng, khai thác vận chuyển hàng hoá, gây dựng thương hiệu bằng phương tiện vận tải và chất lượng phục vụ, makerting trực tiếp với khách hàng tạo lợi thế cạnh tranh, làm tăng thêm thị phần.

2. Về sửa chữa và bảo dưỡng

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh phải tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị sản xuất:

Sắp xếp, tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý từ xí nghiệp đến tổ thợ, nâng cao trình độ nhân thức của từng thành viên về chuyên môn kỹ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thêm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, xe gia đình, xe chuyên dùng cho tập thể và cá nhân, mở các đại lý phụ tùng của ngành vận tải phục vụ tại khu vực.

- Nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng xưởng sửa chữa, huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên lái xe và ngoài doanh nghiệp.

Nâng cao tay nghề các lớp thợ lâu năm, về đạo tạo lớp thợ chưa có kinh nghiệm, đảm bảo có một lực lượng thợ tay nghề cao phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới, đại tu xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi; tổ chức điều hành tập trung thống nhất, từng bước đưa cán bộ công nhân viên đi vào nề nếp.

3. Kinh doanh thương mại và các dịch vụ

Trong điều kiện sản xuất vận tải, hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng có nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng cao. Ban lãnh đạo Công ty đã xác định được: kinh doanh thương mại và dịch vụ là ngành mũi nhọn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển Công ty. Mà trọng tâm là các dịch vụ:

- Cho thuê nhà

- Nhà kho, bến bãi (do Công ty chưa tận dụng hết)

- Mở rộng liên doanh liên kết, mở tuyến cho các xe tư nhân. - Dịch vụ thuê mua tài chính, mua bán xe cho người tiêu dùng. - Đào tạo các thấy giáo dạy lái xe cho Sở Giao thông vận tải.

II. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Về phía Công ty

Sau khi cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng có hiệu quả rõ rệt hơn, Công ty đã chủ động hơn trong các chính sách về kinh doanh, thu nhập cả cán bộ công nhân viên tăng cao, doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Qua đó cho thấy một số bài học:

Cần nắm bắt kịp thời gian quán triệt nghiêm túc và đầy đủ các nghị quyết nghị định của Đảng và Nhà nước.

- Thời gian vừa qua một cán bộ trong công ty chưa thực sự quyết tâm trong thực hiện cổ phần hoá vẫ còn ý kiến cho rằng: Cổ phần hoá là can thiệp vào công việc sản xuất kinh doanh chứ không phải là giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn, nhiều lao động không có năng lực thực sự, dựa vào nhà nước, "làm giả ăn thật". Khi cổ phần hoá thì không còn nạn

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Hoµng ViÖt H­ng

"quan niêu bao cấp nữa" nên không hăng hái trong việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Một thực tế gặp phải ở nhiều Công ty khi cổ phần thì người lao động chưa thực sự hiểu biết được về cổ phần hoá nên vẫn còn do dự trong việc mua cổ phần. Vì vậy muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần, cán bộ quản lý phải là người tiếp thu và hướng dẫn tổ chức các buổi nói chuyện về cổ phần hoá nhằm tuyên truyền sâu rộng mục tiêu cũng như vai trò của cổ phần hoá cho toàn bộ đội ngũ lao động trong Công ty để họ hăng hái thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty cũng nên chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Bộ GTVT và Cục đường bộ Việt Nam, nhanh chóng chuẩn bị thực hiện theo đúng công văn quyết định; xây dựng hoàn chỉnh phương án, điều lệ, kiểm kê tài sản, lập danh sách công nhân viên trong đơn vị cổ phần.

- Tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty trong lúc khó khăn, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty hay chính là cơ sở văn hoá trong kinh doanh.

- Phương châm cổ phần hoá khẩn trương nhưng thận trọng vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

2. Về phía Bộ, Cục đường bộ Việt Nam

Trong năm 2002, Ban đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Cục đường bộ Việt Nam đã có tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá, đề ra các giải pháp cho các Công ty còn khó khăn vướng mắc và những kiến nghị về chủ trương chính sách để tiếp tục thực hiện tiến trình cổ phần hoá đạt kết quả cao. Tuy nhiên để khắc phục những tâm lý gây cản trở tiến trình cơ hoá, Bộ và Cục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra Bộ GTVT cũng như Cục đường bộ Việt Nam cần xây dựng kế hoạch triển khai quá trình cổ phần hoá, trong đó xác định các bước chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các công việc cụ thể

trong từng bước, tiến độ thời gian và lực lượng thực hiện, xác định những việc cần quán xuyến trong toàn bộ quá trình cổ phần hoá, những công việc trọng tâm trong từng giai đoạn. Từ đó có kế hoạch bố trí lực lượng hợp lý đề cao trách nhiệm của Ban đổi mới doanh nghiệp, trong ngành ban này có chức năng đôn đốc và kiểm tra quá trình cổ phần hoá, giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài việc tuyên truyền phổ biến về cổ phần hoá tới tất cả người lao động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần:

2.1. Đổi mới quy trình cổ phần hoá

Theo sự hướng dẫn cấp trên, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá

Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần

Bước 3: Phê chuẩn và triển khai thực hiện phương án cổ phần Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên trong việc thực hiện từng công đoạn về tổ chức, các doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế, không nhất thiết phải trải qua các công đoạn nhưng phải chặt chẽ tích cực và khẩn trương.

2.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp cổ phần

Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, nghị định 64/2002 cổ phần hoá đã bổ xung và xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành tiến hành cổ phần hoá. (trước đây phương pháp này không được đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp ở vùng ngoại thành gặp rất nhiều khó khăn, khi tiến hành cổ phần hoá mà 2 doanh nghiệp đều có quy mô và loại hình giống nhau.

Với kinh doanh vận tải thì việc thanh lý xe hết đời nên trích không nên đưa vào giá trị doanh nghiệp nên giao cho Đảng uỷ, công đoàn tại doanh nghiệp để xây dựng phương án phân chia thông qua công nhân trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo công bằng, dân chủ. Ngoài ra số dư phòng mất việc làm và quỹ dự phòng tài chính cho phép doanh nghiệp không tính

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Hoµng ViÖt H­ng

vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, để sử dụng vào việc trợ cấp lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty cổ phần.

Vì vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT nên trọn hình thức xác định giá trị cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nhằm xúc tiến nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Song song với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước các doanh nghiệp trong ngành GTVT cũng cần phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn vướng mắc doanh nghiệp và công nhân viên gặp phải để cùng nhau giải quyết để đi đến cổ phần doanh nghiệp và hiện đại hoá đất nước.

2.3. Quản lý, giám sát việc bán cổ phần và xác định giá trị cổ phần hoá

Để có khả thi trong quá trình tiến hành định giá doanh nghiệp cổ phần thì Hội đồng giám định của Công ty và Hội đồng giám sát của Bộ phải cùng nhau tiến hành một lúc. Bên cạnh đó, chúng ta nên tổ chức theo một hình thức mới như đấu giá trực tiếp để xác định giá trị doanh nghiệp.

3. Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa về công ty cổ phần hoá

Trong thời gian qua từ nghị định 28, nghị định 44 cho tới nghị định 64 nhà nước đã có chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tuy một số quy định của pháp luật cổ phần hoá vẫn còn khá phức tạp chưa rõ ràng cần thông thoáng hơn cụ thể:

- Hiện nay việc xác định giá trị doanh nghiệp còn mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào sự đánh giá của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, chưa thực sự gắn với thị trường.

- Cách thức xây dựng đối tượng thực hiện cổ phần hoá linh hoạt và mềm dẻo hơn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp để tránh gò bó ép buộc cổ phần hoá dẫn đến phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng cổ phần chung.

- Đơn giản hoá quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp tránh sự rườm rà và có nhiều bước trùng lặp.

- Cần thiết phải cụ thể hoá một bước các luật pháp chính sách về cổ phần hoá, bằng các văn bản hướng dẫn mang tính đồng bộ thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành cổ phần hoá, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vưóng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hoá, góp phần đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tiến tới khống chế mức mua cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối, chuyển từ doanh nghiệp trực tiếp bán cổ phiếu sang cơ chế đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu thành lập các định chế trung gian làm công cụ để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá như: Công ty định giá tài sản, công ty mua bán nợ và hỗ trợ chuyển đổi sở hữu.

4. Giải pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho sự phát

triển cổ phần hoá ở Việt Nam

- Để đảm bảo cho sự tồn tại của các công ty sau cổ phần hoá nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp sao cổ phần miễn phí trước bạ, lệ phí lao động trong doanh nghiệp sở hữu cổ phần. Kết quả cho thấy tuy có những tác động tích cực của cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng có nhiều bất cập trong tiến trình này vị vậy thiết nghĩ:

Về chính sách ưu đãi tín dụng thuế đất nhà xưởng, kinh doanh sản xuất - Chính phủ, các bộ, các ngành không nên phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác. Hầu hế các doanh nghiệp nhà nước thì rất dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng và được vay theo hình thức tín chấp còn khi trở thành doanh nghiệp cổ phần chuyển sang thế chấp. Như vậy vô tình môi trường kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá đột ngột bị xấu đi do mất danh hiệu doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là rào cản của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và hạn chế của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Do đó nhà nước cần có sự đổ mới hệ thống cơ chế chính sách trong thời điểm hiện nay, chúng ta không thể ngay một lúc thay đổi toàn bộ hệ thống cơ chế

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Hoµng ViÖt H­ng

chính sách còn sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế thì chính phủ nên kiểm tra giám sát việc thực hiện của các bộ, ngành.

Khi xác định phần vốn nhà nước được bổ xung phần thuế thu nhập doanh nghiệp thì miễn giảm sau cổ phần hoá. Theo quy định của pháp luật (nghị định 44/ CP) thì doanh nghiệp được miễn giảm thuế trong một số năm nhất định để doanh nghiệp dùng phần thuế được giảm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên.

Cùng với việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nhà nước cũng nên cho phép thực hiện việc thanh toán trợ cấp cho người lao động đã làm việc cho khu vực nhà nước trước đây từ nguồn quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Nhìn chung với cơ chế cũ quan niêu bao cấp vẫn còn tồn tại vẫn giữ theo trình độ quản lý cũ 86%, giám đốc là 88%, Phó giám đốc là 90%, kế toán trưởng 90%, ít có sự thay đổi cho nên hoạt động của các công ty cổ phần hoá chưa thực sự phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trưòng luôn luôn biến động.

Vì vậy nhà nước cần có chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, vốn nước ngoài, vốn Việt Kiều vào doanh nghiệp đã đổi mới bộ máy quản lý nhất là khuyến khích hoạch định giỏi, tiếp xúc nhìn nhận sát thực nhất với thị trường để có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp truyền thống với bề dày lịch sử vẻ vang Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng đã nhanh chóng cổ phần hoá. Sau 3 năm hoạt động Công ty cổ phần đã thu nhiều kết quả đáng mừng không ít khó khăn vướng mắc mà Công ty đã đang phải đối mặt. Tuy vậy quá trình hoạt động của Công ty cổ phần đã để lại cho Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng cũng như Bộ GTVT, Cục đường bộ Việt Nam và các lĩnh vực hoạt động khác, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác cổ phần hoá của các doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng potx (Trang 25 - 38)