1.4. Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị thị trường
1.4.2. Chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp
Myron Gordon, David Durand và John Lintner lập luận rằng giá trị cổ phần thực sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Họ cho rằng một khi không tồn tại những giả định hạn chế trong mơ hình của Miller và Modigliani, chính sách cổ tức của một doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn vì nó có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp.
- Khơng thích rủi ro. Một cách cụ thể Gordon khẳng định rằng các cổ đơng khơng thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong
tương lai, vì cổ tức là những thu nhập thường xuyên, chắc chắn trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn. Theo Gordon, cổ tức làm giảm tính bất trắc của các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, việc không chi trả cổ tức làm gia tăng tính bất trắc của các cổ đơng, làm tăng suất chiết khấu và giảm giá cổ phần.
- Chi phí giao dịch. Trong thế giới Miller và Modigliani cho dù các cổ đông nhận được mức cổ tức thấp hay thậm chí khơng có cổ tức họ vẫn có thể bán bớt một số cổ phần đang nắm giữ để nhận về số tiền đáp ứng nhu cầu lợi nhuận hiện tại của mình. Tuy nhiên trên thực tế việc tồn tại chi phí giao dịch khiến cho các nhà đầu tư phải quan tâm tới việc họ được nhận cổ tức bằng tiền mặt hay lãi vốn. Các khoản chi phí mơi giới và chênh lệch lơ lẻ (số chứng khốn bán ra ít, khơng đủ để tạo thành đơn vị mua bán trên thị trường nên khó bán và giá thấp) làm cho việc bán cổ phần này tốn kém và không thể thay thế một các hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên.
- Thuế. Việc bỏ giả định khơng có thuế cũng sẽ có tác động đến cổ đơng, vì lãi vốn không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần. Trong nghiên cứu về chính sách cổ tức từ 1920 đến 1960, John A. Britain nhận thấy rằng thuế suất tăng làm giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đơng.
- Các chi phí phát hành. Sự hiện của chi phí phát hành khi bán cổ phần mới thường có khuynh hướng làm cho doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn. Với một chính sách đầu tư của một doanh nghiệp, vừa phải chi trả cổ tức và vừa cần cho đầu tư bắt buộc doanh nghiệp phải huy động vốn cổ phần từ bên ngồi. Tuy nhiên, khi có cơ hội đầu tư nếu huy động vốn từ bên ngoài sẽ phát sinh thêm chi phí phát hành, làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí của việc bán các phát hành nhỏ cổ phần nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư thường quá cao cho hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp có đủ các cơ hội đầu tư để có thể sử dụng vốn giữ lại của mình một cách có lợi thường có khuynh hướng thích giữ lại lợi nhuận hơn.
- Chi phí đại diện.Việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổ phần) trong các thị trường vốn làm cho doanh nghiệp phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan điều phối như - ủy ban chứng khoán và thị trường và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng giám sát thành quả của ban điều hành.
Do đó, những nhà lập luận thực hành tin rằng cổ tức rất quan trọng, cả vì nội dung hàm chứa thơng tin của doanh nghiệp và vì việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài tốn kém hơn vốn cổ phần giữ lại. Như vậy khi xác lập một chính sách cổ tức tối ưu, một doanh nghiệp nên xem xét ưu tiên của các cổ đông cùng với các cơ hội đầu tư và các chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần huy động từ bên ngoài.