Định hướng phát triển họat động cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam (Trang 74 - 77)

Trang 74

Thời gian qua hoạt động cho thuê tài chính đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy vậy, để có thể tiếp tục duy trì và phát triển hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp này cho tương xứng với tiềm năng thì cần phải hoạch định một chiến lược đúng đắn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Trên cơ sở đó Nhà nước, các ban ngành liên quan và chính bản thân các cơng ty cho th tài chính sẽ đưa ra những giải pháp thích hợp để từng bước khắc phục những bất cập, tồn tại hiện có và xây dựng được một kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho mục tiên phát triển kinh tế xã hội.

Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2006-2010 là phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước vượt nhanh ra khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp; phát triển mạnh nguồn lực con người, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao một bước về chất trình độ cơng nghệ trong nền kinh tế quốc dân; chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tạo ra bước phát triển mới trên con đường cơng nghiệp hố rút ngắn theo hướng hiện đại.

Từ đó, chiến lược phát triển ngành tài chính của nước ta cần tập trung vào những định hướng chủ yếu sau:

- Tích cực đổi mới và hồn thiện hệ thống chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, động viên hợp lý và phân phối có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

- Tạo lập mơi trường tài chính lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, thu hút các nguồn vốn từ bên ngồi, đa dạng hố các cơng cụ và hình thức tổ

Trang 75

chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế.

- Bảo đảm sự phát triển an tồn, lành mạnh của thị trường tài chính trong tồn bộ nền kinh tế, ưu tiên nguồn tài chính cho những dự án hiệu quả cao nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư , giúp đỡ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá.

- Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý theo các thiết chế và chuẩn mực quốc tế nhằm tạo môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tài chính, đa dạng hố các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích tài chính đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hệ thống tài chính như vậy, mỗi năm chúng ta cần một lượng vốn lớn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị và cơng nghệ tiên tiến. Do đó, bên cạnh các nguồn vốn ngoại sinh như ODA, FDI, JBIC, một trong những nguồn vốn nội sinh quan trọng nhất là nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng trong nước đang ngày càng phát huy ưu thế và tiềm lực của mình, do đó ngành cho th tài chính cần phải có những định hướng phát triển cụ thể nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cả nước:

- Phát triển hoạt động cho th tài chính thành một loại hình tài trợ vốn phổ biến và có hiệu quả, thay thế dần việc mua trả góp trong đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, góp phần chống lại sự tụt hậu về kỹ thuật công nghệ.

- Phấn đấu đến năm 2010, mạng lưới hoạt động cho thuê tài chính được mở rộng đến khắp các địa phương trong cả nước, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thuê tài sản của khách hàng.

Trang 76

- Mở rộng đối tượng cho thuê đến mọi chủ thể có nhu cầu trang bị, đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh bằng hình thức cho th tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp trong những ngành có triển vọng phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật hoặc khó tiếp cận các nguồn tài trợ vốn khác như: nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ thơng tin, tự động hố sản xuất, lắp ráp và chế tạo máy móc thiết bị……

Việt Nam sẽ là khu vực kinh tế năng động, là trung tâm tài chính – tiền tệ và hoạt động ngân hàng lớn của khu vực. Hiện nay nhu cầu vốn hợp lý và an toàn của các thành phần kinh tế trên địa bàn cả nước cho tăng trưởng kinh tế và theo mục tiêu chung của đất nước mà Chính phủ đề ra đang tăng lên rất lớn, do đó để góp phần khai thác thế mạnh và hiệu quả hoạt động của loại hình cho th tài chính, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)