Những vấn đề tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 60 - 62)

- Góp phần đẩy mạnh việc đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy phát triển cho thị trường bất động sản.

2.3.2. Những vấn đề tồn tạ

2.3.2.1. Chính sách thuế, phí, lệ phí

- Hệ thống thuế trong lĩnh vực bất động sản chưa thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý, kiểm soát đối với việc nắm giữ và chuyển dịch bất động sản. Điều này

có thể được nhìn thấy thơng qua thị trường giao dịch “ngầm” về bất động sản vẫn rầm rộ dẫn đến việc thất thu thuế là không tránh khỏi, ước tính hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Việc thất thu thuế làm kéo theo việc kiểm soát đất đai và thị trường bất động sản bị hạn chế. Do việc kiểm soát đất đai kém, nên việc chiếm dụng bất hợp pháp đất đai không đủ giấy tờ xảy ra rất phổ biến, nhiều diện tích đất đang được sử dụng nhưng không phải tốn bất kỳ chi phí gì, nhiều trường hợp cũng muốn đóng thuế nhưng chính quyền địa phương khơng biết phải thu thuế gì trên diện tích khơng giấy tờ đó. Khi thị trường sơi động, đất đai khơng có giấy tờ hợp pháp lại được tung vào thị trường nhưng không thể giao dịch chính thức được, và thị trường bất động sản phi chính thức lại tiếp tục nhộn nhịp, tác động xấu đến thị trường bất động sản mà Nhà nước khơng thể kiểm sốt nổi như trong thời gian qua.

- Cách tính thuế của hệ thống thuế liên quan bất động sản còn nhiều bất cập như việc áp thuế suất thuế sử dụng đất nông nghiệp bằng giá thóc và quy giá thóc thành tiền để thu thuế, vừa phức tạp vừa không hợp lý; thuế nhà đất lại dựa trên cơ sở thuế nông nghiệp nên cũng kéo theo nhiều hạn chế không phù hợp thực tế; thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định cịn nhiều thiếu sót, nhiều đối tượng phải nộp thuế nhưng lại khơng phải đóng thuế; việc xác định hạng đất để tính thuế chưa có cơ sở khoa học thuyết phục.

- Hệ thống thuế chưa thật sự là cơng cụ góp phần vào việc sử dụng đất có hiệu quả, chống đầu cơ đất và bình ổn thị trường. Nhìn chung, mức thu thuế cịn thấp so với người có thu nhập khá trở lên nên chưa khuyến khích người dân sử dụng đất có hiệu quả; Nhà nước chưa có những điều khoản thuế điều tiết thu nhập trong trường hợp giá tăng do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, điều này vừa làm thất thu thuế vừa không điều tiết được thị trường; Nhà nước vẫn chưa có chính sách thuế phù hợp làm hạn chế chênh lệch quá lớn (lên đến hàng trăm lần) giữa số tiền đền bù đất nông nghiệp so với tiền bán đất đó sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất đó của các nhà kinh doanh bất động sản. Từ những tồn tại trên của hệ thống thuế, có thể thấy hệ thống thuế nước ta quá cũ, quá lạc hậu so với chính sách đất đai và sự đổi mới hệ thống thuế quá chậm chạp nên khơng có sự đồng bộ với chính sách phát triển đất đai. Vì thế, chính

sách thuế ln tồn tại những bất cập, khơng khuyến khích được đầu tư vào bất động sản, khơng chống lại q trình găm giữ đất trong khi người khác rất có nhu cầu đất để đầu tư, gây lãng phí đất đai, tăng đầu cơ lũng đoạn thị trường, những biểu hiện “nóng”, “lạnh” thất thường của thị trường bất động sản trong từng giai đoạn vừa qua đã phần nào chứng minh điều đó, từ đó góp phần khơng nhỏ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)