Những chính sách kinh tế chứa đựng nhiều sai lầm của chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong

Một phần của tài liệu Phong trào nông dân trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam (Trang 27 - 44)

Đàng Ngoài và Đàng Trong

2.1.Chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đã tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát tình hình ruộng đất của cả hai Đàng

Chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đã không có những chính sách cụ thể để kiểm soát tình hình ruộng đất, không giải quyết được ruộng đất cho người nông dân.

Tình trạng tập trung ruộng đất là một hậu quả tất yếu cửa sự phát triển kinh tế địa chủ. Giai cấp địa chủ luôn tìm cách tập trung ruộng đất vào trong tay bằng đủ mọi hình thức, mọi thủ đoạn từ việc mua bán, xâm lấn đến những hành động lấn chiếm, cướp đoạt trắng trợn. Nhà nước phong kiến một mặt tuy có ngăn ngừa những hành động chấp chiếm ruộng đất trắng trợn để ổn định trật tự xã hội, nhưng mặt khác – là đại diện cho giai cấp địa chủ, nhà nước lại công nhận và tạo điều kiện xúc tiến quá trình tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ.

Cùng với sự khủng hoản của chế độ phong kiên và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tình hình tập trung ruộng đất vào thế kỷ XVIII càng trở nên nghiêm trọng. Chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ bé của người nông dân cá thể tỏ ra bấp bênh, lung lay trước sự uy hiếp của giai cấp địa chủ. Cùng với những năm hạn hán, mất mùa, thiên tai, đói kém, đặc biệt là lúc nhân dân bần cùng, lưu vong, là những cơ hội tốt cho giai cấp địa chủ mở rộng quá trình kiêm tính ruộng đất.

2.1.1.Ở Đàng Ngoài

Năm 1771, trong lệnh cấm thành lập các trang trại, Trịnh Cương đã phải công nhận rằng: “ các nhà quyền quý thế gia, các viên nhà và các hào phú không được thừa khi xã dân bần khổ, phiêu dạt, thác cớ mua ruộng đất để chiếm nhận làm của riêng, tự lập làm trang trại..” [5,129].

Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến đã đi sâu vào con đường khủn hoảng, thuế khóa liên tiếp đè nặng lên đầu nhân dân lao động, kinh tế nông nghiệp không được chăm sóc, bị thiên tai uy hiếp thường xuyên đẩy nông dân vào cuộc sống bần cùng nghèo khổ đến phiêu bạt, lưu tán. Lợi dụng tình trạng đó, giai cấp đại chủ càng tăng cường việc chiếm đoạt, tập trung ruộng đất: “những dân phiêu lưu ruộng đất phải bỏ hoang phần nhiều bị bọn thế gia và các làng lân cận chiếm cày, lập văn khế giả để làm bằng cứ. Thậm chí có ruộng đã cầy cấy hết mà vẫn khai là hoang phế. Dân lưu vong dù có muốn trở về cũng không có ruộng cầy cấy, mà kiện cáo cũng khổ nỗi không đủ sức” [7,188]. Thậm chí có kho ruộng đã cầy cấy hết mà vẫn khai là hoang phế.

Giai cấp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất làm cho kinh tế nông dân cá thể bị phá sản, thì ngược lại tình trạng bần cùng, phá sản của nông dân càng tạo điều kiện dễ dàng cho giai cấp địa chủ cướp đoạt ruộng đất. Kết quả của tình hình đó làm cho những mâu thuẫn xã hội mà đặc biệt là mâu thuẫn giữa

nông dân và địa chủ ngày càng gay gắt. Bất chấp lệnh chỉ của phủ chúa, giai cấp địa chủ phong kiến vẫn ra sức xâm chiêm ruộng đất của dân, đến nỗi vào năm 1728, chúa Trịnh Cương vẫn kêu lên: “ruộng đất rơi hết vào tay nhà hào phú, còn dân nghèo thì không có một miếng đất cắm dùi” [5,129].

Ruộng đất tư của nông dân không những bị địa chủ, hào cường chấp chiếm mà có khi còn bị Nhà nước tước đoạt để xây dựng chùa chiền, cung điện. Trịnh Cương và Trịnh Giang là những tên chúa nổi tiếng xa xỉ, trụy lạc để xây dựng nhiều đền chùa và cung điện ở các nơi, xâm phạm đến nhiều ruộng đất của nhân dân địa phương. Vì vậy, trước sự phản kháng của nhân dân, năm 1740 Trịnh Doanh lên nối nghiệp chúa đã phải ra lệnh đình bại các công trình dinh tạo và lấy ruộng đất trả lại cho dân.

Thời kỳ này, ruộng đất còn rơi vào tay quân lính rất nhiều, đó là do chính sách ưu tiên và đãi ngộ binh lính, đặc biệt là quân túc vệ (cấm quân) của các chúa Trịnh. “Lúc ấy, trong nước, nhiều việc nguy cấp, ưu binh phải đi đánh dẹp luôn, triều đình dùng quan tước để thưởng công, từ chức thập trưởng trở lên đều ban cho sắc lệnh. Vì thế uu binh càng kiêu ngạo...Ưu binh kiêu ngạo, hung hãn đã thành thói quen, chung quy không thể nào kiềm chế được’’ [1,544]. Ruộng đất công của làng xã với phép quân điền đã mất hết tác dụng của nó và không còn đủ khả năng duy trì một số ruộng đất khẩu phần tối thiểu cho nông dân cùng khổ. Theo Phan Huy Chú, lúc bấy giờ “Nước ta chỉ còn lại xứ Sơn Nam Hạ là còn nhiều ruộng đất và bãi đất công, còn các xứ khác thì chỉ đủ cung cấp cho lính và ngụ lộc” [2,70].

Sự phát triển của chế độ sở hữu lớn tư nhân về ruộng đất đã tác động làm rung chuyển cơ sở kinh tế - chính trị của nhà nước Lê – Trinh. Vấn đề ruộng đất đã trở thành đầu mối của các cuộc kiện cáo phức tạp trong xã hội. trước thực trạng đó, chúa Trịnh Doanh đã có ý định giải quyết vấn đề ruộng đất theo chiều hướng mở rộng sở hữu ruộng đất của Nhà nước để tăng cường

thu thuế và giữ nông dân ở lại làng xã. Năm 1740, Phủ chúa quyết định thực hiện phép Tĩnh điền thời nhà Chu (Trung Quốc) đem ruộng đất công chia cho người dân cày và nộp thuế cho nhà nước. Phan Huy Chú có chép lại “Minh Vương khi còn ở phủ riêng, biết rõ việc làm ruộng khó nhọc nên rất hâm mộ phéo Tĩnh điền, muốn san đều giàu nghèo, cân bằng phú dịch” [2,252]. Với với chúa Trịnh, đây chỉ là một ý nghĩa không tưởng, bởi vì “Những lời định nghị cho rằng, từ thời Tam đại về sau, điền chế hư hỏng, không còn bản đồ sổ sách để làm bằng chứng khảo xét. Các đời quốc triều ta, không có đời nào làm cả. Huống chi nay số đinh điền trong nước có chỗ lên chỗ xuống, các quận huyện thì trộm cướp chưa yên, lại có việc đòi bắt quân lính bất thần, nếu sai đi khám đạc lại ruộng đất thì chỉ tổ thêm sự phiền nhiễu, kẻ nghèo cũng chưa chắc đã chiêu tập về được mà kẻ giàu thì dần dần sinh ra nghi ngại ngăn trở” [2,252]. Đây chỉ là một ý nghĩ không tưởng trong lúc tình thế nguy cấp, phản ánh tính chất trầm trọng của vấn đề ruộng đất trong bước đường khủng hoảng của chế độ phong kiến. Ý nghĩ ấy gặp phải sự phản kháng của toàn thể nhân dân. Điều đó chứng tỏ, giai cấp địa chủ phong kiến quan lại bấy giờ không muốn đụng chạm đến vấn đề ruộng đất mà chỉ muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi mà chúng đã chiếm giữ được.

Ở các ngoại trấn, các vùng dân tộc thiểu số, chế độ tư hữu ruộng đất có những đặc điểm riêng nhưng tình hình kiêm tính cũng làm cho vấn đề ruộng đất trở nên gay gắt. Trấn Lạng Sơn gồm 7 châu, theo Ngô Thì Sỹ thì diện tích ruộng đất trong thế kỷ XVIII có 65.715 phong tương đương với trên 13.143 mẫu ở vùng xuôi [7,189]. Ở đây, người Thổ sống chủ yếu bằng nghề cầy cấy, trồng trọt, còn người Nùng thì vừa khai mỏ diêm tiêu trong trấ, vừa cầy cấy. Những thuế khóa, phục dịch nặng nề làm cho “sức người, sức của không được nghỉ ngơi” [7,189] rồi bọn quyền thế “làm khế giả để chiếm ruộng nên dân muốn cầy cấy mà không có đất” [7,189]. Kết quả là

“dân phải hái rau quả để ăn, mà cũng không thể sống được. Họ dắt díu nhau đi đầy đường, thay đói chết chồng chất” [7,189]. Ruộng đất ở trấn Lạng Sơn thì “một nửa bị bọn ngoan giảo cướp đoạt, bọn cường hào kiêm tính, một nửa bỏ hoang” [7,189] và phần ruộng đất bị bỏ hoang vì nhân dân phiêu tán ấy phần lớn cũng bị bọn giàu có, quyền thế làm văn khế giả để chiếm đoạt.

Tình hình chấp chiếm, kiêm tính ruộng đất của giai cấp địa chủ đã làm cho vấn đề ruộng đất trở nên gay go và do đó làm cho những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội phong kiến trở nên gay gắt. Vấn đề ruộng đất ấy là đầu mối của vô số những cuộc tranh kiện, kiện cáo phức tạp lúc bấy giờ. Bọn quan lại, nha môn còn lợi dụng kiện cáo để thông đồng chiếm đoạt ruộng đất còn lại của nhân dân. Tệ kiêm tính đất đai ngày một nghiêm trọng.

Vào cuối thế kỷ XVIII, sau khi đàn áp xong những cuộc khởi nghĩa của nông dân, họ Trịnh có giảm nhẹ một vài khoản tô thuế và chiêu tập những nông dân lưu vong trở về sản xuất để mong ổn định lại trật tự xã hội. Nhưng trong lúc nhân dân bần cùng, phái sản phiêu bạt đi khắp nơi, thì ruộng đất đã bị bọn địa chủ, hào cường địa phương chiếm đoạt, tự ý lập văn khế giả mạo bằng chứng. Vì vậy, “dân lưu vong dù có có trở về cũng không có ruộng cầy cấy, mà kiện cáo thì khổ về nỗi không đủ sức”. Muốn phục hồi kinh tế nông nghiệp thì công việc đầu tiên và trước hết là đưa nông dân lưu vong trở về với sản xuất nông nghiệp, phải tạo điều kiện cho nông dân lưu vong có ruộng đất cày cấy, phải phục hồi lại nền kinh tế tiểu nông đã bị phá hoại nghiêm trọng. Họ Trịnh tỏ ra bất lực không thể giải quyết được những yêu cầu kinh tế cấp thiết đó. Vì vậy, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, tình hình kiêm tính ruộng đất của địa chủ, tình hình bần cùng hóa của nông dân ở Đàng Ngoài vẫn cứ tiếp diễn trầm trọng.

Sau phong trào nông dân khởi nghĩa, họ Trịnh có giảm nhẹ một vài điều khoảnh tô thuế để mong hòa hoãn khí thế đấu tranh của nhân dân,

nhưng chẳng bao lâu, gánh nặng thuế ấy lại tiếp tục tăng lên. Năm 1754, Trịnh Doanh bãi bỏ tiền gia tô, thì đến cuối năm 1764 lại ra lệnh trưng thu một nửa tiền gia tô, bắt làm lại sổ đinh, điền, tra xét, đốc thúc rất phiền nhiễu. Về tô thuế ruộng đất, bọn quan lại các nơi cũng truy thu, lùng bắt rất gắt gao. Ngoài tô thuế, nhân dân còn phải phục dịch vất vả để phục vụ cho những công trình đền chùa thưởng ngoạn của chúa Trịnh.

Địa tô, thuế khóa và lao dịch không hề giảm bớt mà vẫn liên tiếp tăng cường, đè nặng lên đầu người dân lao động. Nạn kiêm tính ruộng đất cùng với chế độ áp bức bóc lột nặng nề là nguyên nhân chủ yếu làm cho sức sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ. Tình trạng đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, nhân dân bần cùng lưu tán vẫn kéo dài nghiêm trọng cho đến cuối thế kỷ XVIII.

2.1.2.Ở Đàng Trong

Việc chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ nằm trong quy luật phát triển của kinh tế địa chủ do quy luật địa tô quy định. Để mở rộng nguồn bóc lột địa tô, giai cấp địa chủ phải tập trung ruộng đất, phải mở rộng quyền sở hữu ruộng đất vì địa tô là hình thái kinh tế thực hiện quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.

Từ đầu thế kỷ XVII, tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ đã phát triển rất mạnh. Các chúa Nguyễn đã từng vạch lệ đo đạc lại ruộng đất để ngăn chặn và làm giảm bớt tệ chiếm đoạt. Tuy nhiên, chỉ mấy chục năm sau, tình trạng kiêm tính ruộng đất lại trở nên nghiêm trọng, giai cấp địa chủ không những cướp đoạt ruộng đất của nông dân nghèo khổ, mà còn ẩn lậu không chịu đóng thuế cho Nhà nước. Sang thế kỷ XVIII, tình hình kiêm tính ruộng đất của giai cấp địa chủ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Ở Thuận Hóa, diện tích ruộng đất tương đối ít, mà phần lớn lại là công điền. Ở đây, giai cấp địa chủ đã cướp đoạt ruộng đất tư của nông dân và tìm mọi cách lấn ruộng công của thôn xã. Đối với ruộng đất tư của nông dân, chúng lợi dụng mọi thủ đoạn và quyền lực để chấp chiếm, ví như “có kẻ moi móc văn khế của một người đàn bà đã bán đứt ruộng từ 40 năm trước bảo là công điền của công xã mà đem ra tranh kiện, có kẻ chỉ văn khế của một người bán đứt vườn riêng từ hơn 10 năm trước bảo là ruộng hương hỏa của bản tộc mà đi thưa kiện…”[7,250]. Đối với ruộng đất công của thôn xã, chúng thường lợi dụng chiêu bài đền bù tô thuế cho nhà nước đem một số ruộng công bán hay cầm cho nhau rồi nhân đó chấp chiếm làm ruộng tư. Vì vậy, đến cuối thế kỷ XVIII, có nhiều xã thôn ruộng đất công bị cầm bán gần hết, “đến nỗi dân không có ruộng mà sinh sống” [7,250]. Năm 1776, sau khi chiếm được Thuận Hóa, họ Trịnh có đề ra một số chinh sách nhằm khôi phục lại đất công của thôn xã để mong ổn định lại trật tự xã hội. Nội dung của những chính sách ấy như sau:

1.Ruộng đất công của thôn xã được Nhà nước phê chuẩn cho bán đứt làm tư điền nhất thiết cho thôn xã chuộc lại đem phân chia cho người trong xã cấy cầy và từ đó về sau cấm bán đứt công điền.

2.Ruộng đất công của thôn xã đã đem cầm hay bán đợ đều phải chuộc lại, nếu số ruộng ấy trên 10 mẫu thì dù chưa đến hạn cũng được chuộc lại một nửa. Họ Trịnh định thời hạn cầm cố hay cho thuê ruộng đất công chỉ được từ 1 năm rưỡi đến 2 năm mà thôi.

3. Chỉ trừ ruộng đất công của thôn xã đã bán đứt cho người khác và đã lập vườn, trồng cây, làm nhà thì không được chuộc lại.

Những chính sách ấy phản ánh phần nào tình trạng kiêm tính ruộng đất của giai cấp địa chủ và tình trạng ruộng đất công bị lấn chiếm, bị chấp chiếm biến thành ruộng tư.

Vì thiếu ruộng nên một số nông dân Thuận Hóa phải chuyển sang làm các nghề thủ công và sống bằng lúa gạo từ Gia Định chở ra. Lúc bấy giờ, lúa Gia Định do các thương nhân chở ra Thuận Hóa bán 10 thăng giá 3 tiền đủ lương thực cho một người ăn trong một tháng. Vì vậy, “khi ấy dân chưa cần về sự làm ruộng lắm” [7,251].

Khi Tây Sơn chiếm được Quảng Nam, cắt đứt đường buôn bán gạo từ Gia Định ra Thuận Hóa thì giá lúa gạo ở Thuận Hóa cao vọt và vấn đề ruộng đất ngày càng trở nên gay gắt. Lợi dụng cơ hội này, địa chủ càng đầu cơ lúa gạo và địa tô, tăng giá tiền thuế thuê ruộng lên rất cao. Chẳng hạn như giá thuê ruộng công ở Lệ Thủy, Khang Lộc đã từ 3 – 4 quan lên đến 6 quan tiền đồng mỗi mẫu ruộng, ở Minh Linh giá thuê ruộng đất cong lên đến từ 12 đến 20 quan tiền đồng mỗi mẫu. Cùng với giá lúa gạo và tô ruộng tăng lên, giá trâu bò cũng trở nên cao vọt, ở Minh Linh giá một con trâu to đến 120 quan tiền kẽm tương đương với 40 quan tiền đồng. 1 con trâu nhỏ cũng phải 80 quan tiền kẽm tương đương 27 quan tiền đồng. Ở đấy nhân dân thường có thói quen trâu đực to khỏe thì cày 1 trâu, trâu cái thì cày đôi. Ở các huyện khác giá trâu cũng như vậy [7,251]. Tình hình tập trung ruộng đất bào tay địa chủ là nguyên nhân sâu sa làm cho những mâu thuẫn kinh tế và xã hội trở nên gay gắt. Nông dân bị mất ruộng đất tất nhiên phải thuê ruộng, phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ với những điều kiện khắt khe hơn, bị bóc lột nặng nề hơn.

Ở Gia Định là một cánh đồng bằng rộng lớn mới được khai khẩn nên vấn đề ruộng đất ở đây không gay gắt bằng Thuận Hóa. Nhưng tình hình tập trung ruộng đất ở Gia Định rất cao với một tầng lớp đại địa chủ to lớn. Những địa chủ này được Nhà nước phong kiến họ Nguyễn cho tự do chiêu tập nông dân lưu vong khai khẩn ruộng đất và được quyền chiếm hữu những

Một phần của tài liệu Phong trào nông dân trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam (Trang 27 - 44)