Về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 63 - 66)

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo kết quả kiểm định thực nghiệm thì rủi ro tín dụng được đo lường thơng qua tỷ số giữa dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có tác động ngược chiều lên ROA và ROE. Rủi ro tín dụng tăng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm tỷ suất sinh lợi ngân hàng, vì vậy để tăng được tỷ suất lợi nhuận các ngân hàng cần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Để tăng chất lượng của các khoản cho vay và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các ngân hàng cần phải tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng như siết chặt kiểm soát hoạt động cho vay, đặc biệt là quy trình thẩm định tín dụng của khách hàng, xét duyệt cho vay. Một khi hoạt động cho vay được kiểm sốt chặt chẽ thì nguy cơ phát sinh nợ xấu sẽ ít, do đó góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Với mức nợ xấu tồn đọng của các năm trước, các ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu thơng qua dự phịng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định của pháp luật. Một trong những phương án phù hợp là ngân hàng có thể chuyển các khoản vốn cho vay khó có khả năng (hoặc chậm) thu hồi thành vốn chủ sở hữu để trở thành cổ đông của bên đi vay. Đây là bước cần thiết để ngân hàng có thể tham gia vào hội đồng quản trị của các doanh nghiệp, qua đó tham gia cải tiến bộ máy tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn trong tương lai. Khi đó, ngân hàng có thể có những khoản thu nhập cao hơn.

57

Dưới đây xin nêu những phương thức quản lý tổng quát về đảm bảo an toàn cũng như các kỹ thuật thu nhập và xử lý thơng tin có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận:

- Nâng cao chất lượng tín dụng: có khá nhiều giai đoạn cần thực hiện, tuy nhiên, phương pháp này được thực hiện chủ yếu thơng qua việc phân tích thẩm định kỹ lưỡng các thơng tin tài chính và phi tài chính của người nhận nợ. Đồng thời áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi nhằm phân loại khoản vay và khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần thường xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng của hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng tín dụng nội bộ cho phù hợp với tình hình và sự phát triển của thị trường tín dụng.

- Trích lập dự phịng rủi ro: tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng nhằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có. Cụ thể, các ngân hàng thương mại cần thực hiện việc trích lập dự phịng này theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sắp tới đây Quyết định này sẽ được thay thế bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

- Bảo hiểm rủi ro tín dụng: NHTM cần phải yêu cầu các khách hàng vay thanh tốn một khoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi được một phần khoản cho vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả. Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp, khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các ngân hàng sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn. Như vậy có thể thấy rằng

58

với các khách hàng có chất lượng tín dụng càng cao thì chi phí đi vay của họ sẽ càng thấp.

- Phân tán rủi ro: việc này được thực hiện bằng cách phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay. Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép ngân hàng giảm sự thay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó làm giảm khả năng ngân hàng đó sẽ bị thiệt hại.

- Sử dụng thị trường bán nợ: sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, ngân hàng cần tập hợp các tài sản có rủi ro, sau đó bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc sử dụng thị trường này giúp cho ngân hàng có thể chuyển dịch rủi ro sang các nhà đầu tư, góp phần giảm thiểu được chi phí trích lập dự phịng cho vay. Hiện nay với tình hình nợ xấu tăng cao và làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, do đó, Cơng ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được Chính phủ thành lập nhằm mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, đây cũng là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể sử dụng các phương thức như nâng cao tín dụng, trích lập dự phịng rủi ro, bảo hiểm, phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tài sản khác và bán các phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngồi. Những phương thức như vậy có thể làm giảm rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư và những rủi ro tín dụng này có thể được chia sẻ cho nhiều người sở hữu mới. Tuy nhiên việc sử dụng các cơng cụ này có những hạn chế, cụ thể:

+ Việc áp dụng những thủ tục cấp tín dụng quá chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng làm người vay trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốn tín dụng, điều này sẽ làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư.

59

+ Việc trích lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Trong khi bảo hiểm rủi ro tín dụng lại đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với người nhận nợ. Do vậy, cả hai phương thức hoặc làm giảm khả năng cân đối và điều hành vốn khả năng của tổ chức tín dụng hoặc làm tăng chi phí vay vốn của người vay, dẫn đến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và khơng thực hiện được chính sách khách hàng.

- Phương thức quản lý rủi to tín dụng bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng: dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sự chuyển dịch bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Nhưng hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)