Dùng trong trường hợp khi 2 phương án trên khơng đạt u cầu an tồn. Cơ cấu này có thể sử dụng cả ở mạng 3 pha cách điện đối với đất, lẫn ở mạng có trung tính nối đất.
1.Động cơ điện 2.Lò xo 3.Cầu dao 4.Lõi sắt 5.Cuộn dây
74 Nguyên lý làm việc của cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động như sau:
Khi trên vỏ động cơ khơng có điện áp, đóng cầu dao, lị xo bị kéo căng và lõi sắt giữ cầu dao ở tư thế đó, động có có điện làm việc.
Nếu cách điện của động cơ hỏng, 1 pha chạm vỏ động cơ thì điện áp xuất hiện, 1 dịng điện chạy trong cuộn dây rút lõi sắt xuống phía dưới, lị xo kéo cầu dao cắt điện nguồn cung cấp.
So với tiếp đất bảo vệ và nối dây trung tính thì cắt điện bảo vệ có những ưu điểm sau:
Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể quá điện áp quy định nên bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn.
Điện trở nối đất của cơ cấu khơng u cầu q nhỏ mà có thể tới 100-500. Do đó đễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu máy.
5.2.4 Nối đẳng thế
Khi dịng sét đi qua dây dẫn sét, có sự chênh lệch điện thế giữa dây dẫn này và cấu trúc kim loại đặt bên cạnh. Sự phóng điện nguy hiểm có thể xảy ra giữa dây dẫn sét và bộ phận kim loại này.
Tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa dây dẫn sét với những bộ phận kim loại nối đất khác mà việc nối đất đẳng thế có cần hay khơng cần thiết. Khoảng cách tối thiểu không xảy ra sự phóng điện nguy hiểm gọi là khoảng cách an toàn. Khoảng cách này phụ thuộc vào cấp bảo vệ, số dây dẫn sét, khoảng cách từ điểm nối đất đến bộ phận kim loại đó. Vì vậy việc tạp ra một mặt đẳng thế trong điều kiện lan truyền sét là yếu tố cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho thiết bị và con người.
CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Dịng điện có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người? 2. Các loại chấn thương do dòng điện gây nên?
3. Trị số dòng điện, thời gian, đường đi và tần số của dịng điện giật đối với cơ thể con người có ảnh hưởng như thế nào?
3. Trình bày quy định về điện áp cho phép đối với con người? 4. Khi gặp người bị điện giật cần phải làm gì?
5. Trình bày các phương pháp cấp cứu người bị điện giật? 6. Điện áp tiếp xúc là gì? Quy định về điện áp tiếp xúc?
75 7. Điện áp bước là gì? Cách tính điện áp bước?
8. Phân tích an tồn mạng điện ba pha có trung tính cách đất.
9. Phân tích an tồn mạng điện ba pha có trung tính trực tiếp nối đất. 10. Trình bày mục đích và ý nghĩa của việc nối đất?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung:
+ Về kiến thức:
- Trình bày các tiêu chuẩn về an toàn điện.
- Hiểu được Biện pháp an toàn điện cho người và thiết bị.. + Về kỹ năng:
- Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. - Xác định được các biện pháp phòng tránh tai nạn do điện.
+ Thái độ: Đánh giá phong cách, thái độ học tập - Chủ động, sáng tạo và an tồn trong q trình học tập. Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng làm bài tập thực hành. Mỗi sinh viên, hoặc mỗi nhóm học viên thực hiện cơng việc theo yêu cầu của giáo viên.Tiêu chí đánh giá theo các nội dung:
- Độ chính xác của cơng việc - Thời gian thực hiện công việc - Độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Trần Quang Khánh - Kỹ thuật an toàn điện và bảo hộ lao động , Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2008.
[2] Nguyễn Xuân Phú - Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB KHKT 1996.
[3] PGTS Quyền Huy Ánh - Giáo trình an tồn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007
[4] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1999.
[5] Phan Thị Thu Vân - Giáo trình an tồn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2002