Cơ sở can thiệp của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học ngoài công lập (Trang 28 - 29)

GDĐH là một dịch vụ tư thuần túy. Về mặt lý thuyết kinh tế học, nếu là những hàng hóa, dịch vụ tư, mà thị trường tự do có thể hồn tồn cung cấp thì nền kinh tế sẽ tìm thấy điểm cân bằng tối ưu tại giao điểm cung và cầu, khi đó nhà nước khơng nhất thiết phải can thiệp bởi vì hiệu quả kinh tế là thế mạnh của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, theo những phân tích ở chương 3, thị trường GDĐH tư thục đang đối mặt với nhiều vấn đề mà nếu để cho thị trường tự điều tiết sẽ làm cho các trường ĐHTT lâm vào tình trạng trầm trọng hơn, và đi đến việc tan rã. Đây được xem là thất bại của thị trường cung ứng dịch vụ GDĐH. Chính Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng NCL đã đệ đơn yêu cầu sự can thiệp của nhà nước đối với các trường này, và cho rằng khơng có sự can thiệp thì các trường này sẽ khơng thể tiếp tục duy trì hoạt động. Nhà nước có cơ sở can thiệp khi các thiết chế tự điều chỉnh khác đã trở nên bất lực hoặc lệch lạc gây bất công và không ổn định (Phạm Duy Nghĩa, 2011). Như đã đề cập, GDĐH có vai trị to lớn trong sự phát triển chung của đất nước, là nền tảng tạo nên giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, và giáo dục đại học tạo ra ngoại tác tích cực cho xã hội. Những thất bại trên gây ra thiệt hại không nhỏ cho hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, đưa các trường ĐHTT đến nguy cơ tan rã, giảm vị thế cạnh tranh của các trường tư thục, nâng cao địa vị độc quyền của các trường công lập. Điều quan trọng hơn, GDĐH tác động trực tiếp đến chất lượng lao động và nhận thức xã hội, ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập trong nền kinh tế, góp phần quan trọng để nâng cao vị thế của đất nước. Do đó, nhà nước hồn tồn có cơ sở và có trách nhiệm để can thiệp vào thị trường này nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những thất bại mà thị trường gây ra. Trong trường hợp này, can thiệp của nhà nước thể hiện bằng phương thức duy trì thẩm quyền, thơng qua các văn bản pháp luật: Luật, quy định, quyết định, thông tư nhằm định hướng thị trường theo mục tiêu của nhà nước.

Để khắc phục tình trạng tuyển sinh ồ ạt trước đây của các trường ĐHTT, và góp phần giảm bớt tỉ số sinh viên/giảng viên, nhà nước đã ban hành Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT (TT 57) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến

sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp” để giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

Nhằm nâng cao chất lượng của trong giáo dục, nhà nước ban hành Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT (TT 09) ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Về vấn đề sở hữu tại các trường ĐHTT, nhà nước ban hành Quyết định số 61/2009/QĐ- TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT và Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11//2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 61.

Tuy nhiên, để đánh giá chính sách một cách khoa học và chính xác, cần nghiên cứu đánh giá dựa theo một tiêu chuẩn chung được công nhận một cách rộng rãi. Nhận thấy rõ sự thất bại của thị trường, nhà nước can thiệp vào hoạt động của thị trường bằng cách ban hành một hệ thống văn bản pháp luật như đã liệt kê. Nhiều tiêu chí được sử dụng hiện nay để đánh giá chính sách là tốt hay chưa tốt, trong đó OECD đã phát triển và cơng bố bộ tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản pháp luật. Trong nghiên cứu này, bộ tiêu chí của OECD có thể được xem là thích hợp nhất để đánh giá chính sách của nhà nước bằng các văn bản pháp luật đối với các trường đại học NCL nhằm đánh giá chính sách về truyền đạt mục tiêu, lợi ích của cải cách đối với công chúng, xác định rõ trách nhiệm, thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả, đáng tin cậy và nâng cao chất lượng của chính sách qua việc phân bổ nguồn lực hợp lý (OECD, 1995, trích trong OECD, 2005).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học ngoài công lập (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)