Chứng từ kế toán sử dụng:

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương pdf (Trang 25 - 37)

- Bảng thanh toán lương. - Bảng thanh toán BHXH.

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH và một số hoá đơn chứng từ liên quan.

1.5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng:

- TK 338: Phải trả phải nộp khác – Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trị giá tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản vay mượn, giữ hộ…

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 26 - TK 338 1: Tài sản thừa chờ xử lý.

- TK 338 2: Kinh phí công đoàn. - TK 338 3: BHXH.

- TK 338 4: BHYT. - TK 338 9: BHTN.

- TK 338 8: Phải trả phải nộp khác.

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 138, TK 333.

1.5.2.3. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương:

- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí SXKD ( 16% tiền lương cơ bản vào BHXH, 3% tiền lương cơ bản vào BHYT, 2% tiền lương thực tế vào KPCĐ, 1% tiền lương cơ bản vào BHTN), kế toán ghi:

Nợ TK 622 – CP NCTT Nợ TK 627 – CP SXC

Nợ TK 641 ( 641 1) – CP bán hàng Nợ TK 642 – CP quản lí doanh nghiệp Nợ TK 241 – CP SXCB dở dang

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

- BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của người lao động(8,5% lương cơ bản), kế toán ghi:

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 27 Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 338 9– BHTN phải nộp ( 1% lương cơ bản) Có TK 338 3 – BHXH phải nộp ( 6% lương cơ bản) Có TH 338 4 – BHYT phải nộp ( 1,5% lương cơ bản)

- Phản ánh trợ cấp BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 338 3 – BHXH

Có TK 334 - Phải trả CNV

- Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan theo chế độ:

Nợ TK 338 ( 338 2- KPCĐ, 338 3- BHXH, 338 4- BHYT, 338 9- BHTN) – Phải trả phải nộp khác

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương

TK 334 TK338 TK 622, 627, 641, 642

BHXH phải trả trực tiếp Trích KPCĐ, BHXH

cho người LĐ BHYT, BHTN tính vào cpkd

TK 111, 112... TK 334

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 28

BHXH, BHTN BHYT, KPCĐ trừ vào thu nhập lao động

TK 111, 112... Chỉ tiêu KPCĐ Số BHXH, KPCĐ

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 29

PHẦN II

NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Nhận xét chung:

Hạch toán tiền lương là một hệ thống thông tin kiểm tra các hoạt động của tài sản và các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối trao đổi và tiêu dùng.

Kế toán tiền lương là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung nó được tách ra do nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

 Ở Việt Nam và cả những nước phát triển trên thế giới, kế toán tiền lương ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng vì tiền lương là giai đoạn hạch toán gắn liền với lợi ích kinh tế của người lao động và tổ chức kinh tế. Phương pháp hạch toán chỉ được giải quyết khi nó xuất phát từ người lao động và tổ chức kinh tế. Bất kỳ một DN nào hoạt động trong cơ chế thị trường ở thời đại mở cửa đều phải quán triệt các nguyên tắc kế toán trên và phải nhận thức rõ tầm quan trọng của lao động.

 Về cơ bản, ở nước ta hiện nay hầu hết các DN đều thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo qui định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo phù hợp với hoạt động của mỗi DN. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được với yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo DN.

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 30

 Đa số các DN đã đầu tư trang thiết bị hiện đại cho bộ phận kế toán và áp dụng chế độ kế toán máy làm cho công tác kế toán trở nên thuận lợi hơn. Đội ngũ kế toán mỗi DN thường có trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

2.1.1. M t tích c c:

 Về tổ chức bộ máy kế toán:

Em thấy rằng tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương hiện hành của nước ta nói chung có nhiều ưu điểm. Các DN hiện nay đã năng động trong việc đặt ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo lợi nhuận để nâng cao mức lương của lao động trong DN hơn. Sản phẩm của các DN ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và cả TG, qua đó chứng minh được sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý của lãnh đạo nói chung và bộ phận kế toán nói riêng.

 Về hình thức kế toán:

Các DN thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ sách, hợp với quy định của chế độ kế toán do nhà nước ban hanh và đảm bảo phù hợp với hoạt động của mỗi DN. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời. DN áp dụng chế độ kế toán máy làm cho công tác kế toán trở nên thuận tiện, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao.

 Việc theo dõi BHXH, BHYT, BHTN giúp cho người lao động thực sự tin tưởng vào sự quan tâm của DN đến sức khoẻ nguời lao động, của bản thân và gia đình họ, trích lập các quỹ đảm bảo cho nhu cầu khuyến khích sản xuất , thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với hiện tại và tương lai của nguời lao động.

 Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo yêu cầu: “làm theo năng lực,

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 31 hưởng theo năng lực”của một xã hội hiện đại. Bên cạnh lương sản phẩm, họ còn được hưởng lương thưởng trên lương, các khoản phụ cấp là hoàn toàn phù hợp với sức lao động đã bỏ ra của người lao động.

 Đối với bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất, bộ phận quản lý thì việc tính lương theo sản phẩm bình quân ngày và theo hệ số qui định cho từng người là một cách gián tiếp khuyến khích gắn chặt vai trò gián tiếp phục vụ sản xuất của họ, đòi hỏi quan tâm, phục vụ tốt nhất cho công tác sản xuất của DN.

2.1.2. Mặt tồn tại:

 Về việc thanh toán tiền lương:

Đa số các DN vừa kinh doanh vừa sản xuất nên việc trả lương cho công nhân các phân xưởng sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ hoàn thành và số lượng đơn đặt hàng. Vì thế lương người lao động tại các DN thường chậm so với qui định của Nhà nước.

 Về việc trích tiền lương nghỉ phép:

DN cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ, tiền nghỉ phép sẽ được tính theo lương cấp bậc nhưng việc không trích trước tiền lương nghỉ phép là chưa được hợp lý vì chỉ dựa vào thực tế của những năm trước nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi đó sản phẩm làm ra lại giảm đi đáng kể và số tiền lương này phân bổ vào giá thành sản phẩm sẽ làm giá thành sản phẩm tăng lên.

 Về việc trích bảo hiểm thất nghiệp:

Chế độ trích bảo hiểm thất nghiệp đang còn mới mẻ nên trong quá trình kế toán một số doanh nghiệp vẫn đang còn cố tình vi phạm như không trích bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên, hoặc đồng ý trích nhưng kế toán vẫn ghi nợ. Điều này

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 32 làm ảnh hưởng tới tâm lý nhân viên, nhiều nhân viên vẫn lo ngại về quyền lợi của mình sau khi bị thôi việc vì nhiều lý do khách quan từ phía doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp thường gây trở ngại cho nhân viên trong quá trình kết sổ bảo hiểm.

 Về chế độ tiền thưởng:

Hiện nay chế độ thưởng phạt ở một số DN chưa đồng đều và nhất quán. Các hình thức thưởng thường xuyên, thi đua cuối năm… cho cán bộ công nhân viên trong một vài DN vẫn chưa được diễn ra, dẫn đến những hạn chế trong năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của mỗi DN.

2.2. M t s ki n ngh nh m hoàn thi n công tác k toán ti n l ng và

các kho n trích theo l ng Vi t Nam:

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế và phân tích về tiền lương ở một số DN, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện như sau:

Kiến nghị 1: Các DN nên trích trước lương phép đối với công nhân sản xuất trực tiếp:

Để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm DN nên áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước này cho thấy sự quan tâm của công ty đến đời sống của người lao động, khuyến khích họ làm việc hăng say và gắn bó lâu dài với DN. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép nên theo công thức sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của

CNSX

= Tiền lương chính thực tế

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 33 Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNSX Tỷ lệtrích trước = x 100% Tổng tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của CNSX trực tiếp sản xuất Cách hạch toán:

- Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 622:

Có TK 335:

- Tiền lương phép thực tế phải trả: Nợ TK 335:

Có TK 334:

- Cuối năm xử lý chênh lệch trên TK 335

- Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế thì ghi giảm chi phí: Nợ TK 335:

Có TK 622:

- Nếu trích trước nhỏ hơn số thực tế trích bổ sung: Nợ TK 622:

Có TK 335:

Kiến nghị 2: Về việc trảlương cho CBCNV

Đối với người lao động tiền lương là yếu tố quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ vì vậy một số DN nên xem xét để việc trả lương cho cán bộ

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 34 công nhân viên không còn chậm hơn so với qui định của Nhà nước để người lao động được thoải mái làm việc và thấy tin tưởng việc lãnh đạo của ban giám đốc DN. Quan trọng hơn là tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng hái hơn trong sản xuất cũng như sẽ gắn bó hơn với DN

Kiến nghị 3: Các DN cần xây dựng cơ chế tiền thưởng cho CNV.

Hiện nay chế độ tiền thưởng của một số DN chưa được tiến hành. Mặc dù cũng có một vài đợt khen thưởng nhỏ đã diễn ra nhưng còn mang tính tự phát nên nếu để khuyến khích người lao động hoàn thành tốt hơn, đạt năng suất lao động cao hơn, mỗi DN cần xây dựng tốt một cơ chế đầy đủ về khen thưởng cho cán bộ công nhân viên trong toàn DN.

Cụ thể như sau:

- Đối với CNSX: áp dụng thưởng nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi tính tiền thưởng phải trả cho CNSX kế toán ghi: Nợ TK 622:

Có TK 334:

- Cán bộ các phòng ban thưởng đảm bảo ngày công. khi tính thưởng phải trả cho cán bộ phòng ban kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642: Có TK 334:

- Ngoài ra công ty nên xây dựng chế độ tiền thưởng lấy từ quỹ khen thưởng để động viên cán bộ công nhân viên trong công ty

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 35 Khi tính thưởng phải trả cho cán bộ công nhân viên kế toán ghi:

Nợ TK 431:

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 36  Kiến nghị 4: Về việc trích bảo hiểm thất nghiệp cho CNV

Các doanh nghiệp nên nghiêm chỉnh chấp hành luật quy định về việc

trích bảo hiểm cho CNV vì hơn ai hết bản thân doanh nghiệp phải hiểu được

rằng chấp hành pháp luật là quyền lợi và là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối

với nhân viên của mình cũng như là nhà nước và xã hội. Từ đó giúp nhân

viên ổn định tư tưởng để an tâm công tác nhằm đem lại lợi ích lâu dài và thiết

SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 37

Kết luận

Lao động là một yếu tố quyết định trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc hạch toán về chi phí lao động là một bộ phận quan trọng và phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh.

Do đó nếu thực hiện tốt hạch toán chi phí tiền lương sẽ giúp cho giám đốc quản lý tốt chất lượng lao động góp phần tăng năng suất chất lượng công việc. Đồng thời đảm bảo một cách chính xác tiền lương sẽ tạo ra động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp.

Là sinh viên, trên cơ sở những kiến thức được học em đã mạnh dạn và cố gắng tìm hiểu nghiên cứu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, với mong muốn góp phần vào việc củng cố tăng cường công tác kế toán tiền lương nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh của các DN. Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế ít ỏi, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót, đặc biệt là những ý kiến riêng của bản thân. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa để đề án của em đạt chất lượng tốt hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo – Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giúp em hoàn thành đề án này.

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương pdf (Trang 25 - 37)