- Kiến trúc và điêu khắc: Có nhiều cơng trình lớn
và độc đáo, trình độ tinh vi, thanh thoát.
Tháp Báo Thiên tên đầy đủ là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp được xây
năm 1057 ở Chùa Báo Thiên, nay là khu đất mé tây hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (khu đất thuộc phố Nhà Chung, gần Nhà thờ Lớn). Tháp này cao đến 20 trượng, có tất cả 12 tầng. Tầng trên cùng bằng đồng, những
tầng dưới bằng đá và gạch.
Tháp được xếp vào một trong
An Nam tứ đại khí, bốn vật báu của đất
nước, mà ba vật quý giá khác là tượng
Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh và
Chuông Quy Điền.
Sử ghi tháp cao 20 trượng chia thành 12 tầng. Đỉnh tháp bằng đồng. Thân tháp được xây bằng những hòn gạch hoa khắc những chữ Lý gia đệ tam đế, Long thụy
Thái Bình [1054-1058], tứ niên tạo tức là
"Đúc năm thứ tư niên hiệu Long thụy Thái Bình đời vua thứ ba triều nhà Lý".
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu) – Phúc lành dài lâu,
được xây năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, khi vua về già chưa có con trai nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm, vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước phía tây thành Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ đức Phật Quan Âm. Chùa được đặt trên 1 cột đá cao giống như ngó sen. Bên trên cột là ngơi chùa giống như bông Sen mọc trên mặt nước. Chùa có cấu tạo hình vng, mỗi bên 3m, mái cong, cột đá có đường kính 1,2m, cao 4m. Gồm 2 trụ đá ghép lại với nhau rất khéo, thoạt nhìn như một khối liền. Tầng trên hoàn toàn bằng gỗ, có một hệ thống mộng giằng chéo từ cột lớn đến sàn, không chỉ tạo thế vững chắc mà còn đem lại nét lượn đẹp như những cánh sen.
Chuông chùa Trùng Quang
Gạch thời Lý có khắc chữ Hán “Lý gia đệ tứ Long
Phù Nguyên Hòa ngũ niên tạo”, cho thấy gạch được sản xuất trước khi xây tháp Chương Sơn 3 năm (tháp được khởi dựng năm 1108 hoàn thành vào năm 1117)