Thống kê về thành phần khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ thiết kế phần mềm của công ty giải pháp phần mềm việt hà (Trang 45 - 46)

Thành phần Tỷ lệ Số lượng Nhóm xây dựng 19.64% 22 Nhóm bán hàng 41.96% 47 Nhóm sản xuất 20.54% 23 Nhóm dịch vụ giao nhận 17.86% 20 Tổng cộng 100% 112

Trong số 112 công ty khách hàng được khảo sát đang kinh doanh trong 4 nhóm ngành nghề chính gồm: xây dựng, dịch vụ bán hàng, sản xuất và nhóm dịch vụ giao nhận.

4.2. Đánh giá các thang đo

Như đã trình bày trong chương 3, thang đo các yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng trong việc mua phần mềm tại công ty giải pháp phần mềm Việt Hà bao gồm 12 thành phần: giá cả, chức năng phần mềm, khả năng song ngữ của phần mềm, vị trí của cơng ty phần mềm, chất lượng phần mềm, sự truyền thông, hiểu khách hàng, sự tin tưởng, mối quan hệ, dịch vụ, sự chuyên nghiệp, chuyên môn nhân viên.

Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai cơng cụ chính:

 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.

 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không phù hợp, các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Bernstein, 1994).

Tiếp theo phương pháp phân tích khám phá EFA được sử dụng. Khi tiến hành phân tích nhân tố, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. (Anderson và Gerbing, 1988)

- Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1. (Anderson và Gerbing, 1988) - Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân

tố ≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

4.2.1 Đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thấy các thang đo của các thành phần Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thấy các thang đo của các thành phần giá trị cảm nhận của khách hàng của công ty phần mềm đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Bronbach’s alpha. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4-3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ thiết kế phần mềm của công ty giải pháp phần mềm việt hà (Trang 45 - 46)